Thoát vị đĩa đệm nguy hiểm như thế nào? Nguyên nhân, biến chứng, cách phòng và điều trị bệnh.

Thoát vị đĩa đệm ngày càng trở nên phổ biến và có thể xảy ra ở nhiều lứa tuổi khác nhau. Do đó, thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không là câu hỏi của rất nhiều người bệnh. Hãy cùng tìm hiểu về nguyên nhân gốc rễ, biến chứng nguy hiểm, cách phòng ngừa bệnh qua bài viết này nhé.

Thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không?
Thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không?

1. Thoát vị đĩa đệm là gì? Các giai đoạn thoát vị đĩa đệm

Đĩa đệm là bộ phận nằm ở giữa các đốt sống có cấu tạo gồm 3 phần chính đó là nhân nhầy, mâm sụn và bao xơ. Trong đó, phần bao xơ là một lớp vỏ cứng bên ngoài có vai trò giúp bảo vệ cột sống, nhân nhầy nằm ở bên trong bao xơ, tồn tại ở dạng lỏng giúp cho đĩa đệm được co giãn.

Đĩa đệm có hình dạng thấu kính lồi 2 mặt, có vai trò co giãn để giúp đốt sống không bị va chạm trong quá trình di chuyển, đồng thời giúp cột sống không gặp phải những chấn động mạnh. 

Thoát vị đĩa đệm là tình trạng nhân nhầy bên trong phá vỡ bao xơ vượt ra ngoài, gây chèn ép lên rễ thần kinh, làm xuất hiện các cơn đau. Trong đó, phổ biến nhất là bệnh thoát vị đĩa đệm lưng và thoát vị đĩa đệm cổ. 

Các giai đoạn thoát vị đĩa đệm là gì?
Thoát vị đĩa đệm và các giai đoạn thoát vị đĩa đệm

Bệnh phát triển qua 4 giai đoạn như sau:

Giai đoạn 1: Thoái hóa đĩa đệm

Ở giai đoạn này bao xơ vẫn bình thường, tuy nhiên nhân nhầy đã xuất hiện tình trạng biến dạng. Bệnh nhân sẽ khó nhận biết được bệnh bởi những cơn đau xuất hiện không liên tục và rõ ràng, dễ nhầm lẫn với bệnh đau lưng, do đó thường chủ quan và bỏ qua ở khoảng thời gian này.

Giai đoạn 2: Phồng đĩa đệm

Trong giai đoạn thứ 2, phần nhân nhầy đã bắt đầu lồi ra ngoài, đặc biệt ở những vùng vòng xơ bị rách. Đĩa đệm phình to ra do bao xơ bị rách và phải chịu sức ép từ nhân nhầy.

Các triệu chứng lâm sàng thường thấy đó là đau thắt lưng cục bộ, đôi khi xuất hiện dấu hiệu kích thích thần kinh gây đau nhẹ hoặc tình trạng tê bì chân tay. Dù vậy, các biểu hiện vẫn chưa thực rõ ràng khiến người bệnh không chú ý nhiều.

Đây là giai đoạn bệnh tiến triển rất nhanh, nếu được chẩn đoán sớm sẽ giúp việc điều trị được nhanh chóng và hiệu quả.

Giai đoạn 3: Thoát vị đĩa đệm

Giai đoạn này phần bao xơ đã bị rách hẳn, nhân nhầy thoát ra ngoài khỏi khoang của đốt sống và hình thành nên khối thoát vị. Đây là giai đoạn bệnh đã tiến triển nặng. 

Các rễ thần kinh chịu sự chèn ép của nhân nhầy gây nên những cơn đau nhức dữ dội và kéo dài thường xuyên khiến người bệnh mệt mỏi, ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống

Thông thường ở giai đoạn này, người bệnh mới tìm đến bác sĩ để có biện pháp chữa trị.

Giai đoạn 4: Thoát vị đĩa đệm có mảnh rời

Đây là giai đoạn bệnh nặng nhất, gây nhiều đau đớn cho người bệnh. Lúc này, vòng sợi bị rách làm xẹp các đốt sống, khớp cột sống bị hỏng. Nhân nhầy thoát ra gây chèn ép vào tủy và rễ thần kinh trong một thời gian dài dẫn đến bị xơ hóa.

Các cơn đau xuất hiện rất dữ dội và dai dẳng. Người bệnh ở tư thế nào cũng cảm thấy vô cùng khó chịu. Sự chèn ép thần kinh khiến người bệnh có thể gặp phải tình trạng teo cơ, giảm vận động hay thậm chí là bại liệt.

Vậy thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không? Những biến chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm có ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe của người bệnh. Thêm khả năng mắc bệnh ngày càng cao, vậy nên có thể nói thoát vị đĩa đệm là một căn bệnh nguy hiểm.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, thoát vị đĩa đệm có thể điều trị dứt điểm nếu được phát hiện sớm và chữa trị kịp thời, đúng cách. Do đó, khi người bệnh xuất hiện những cơn đau trên sống lưng, nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám, giúp phát hiện sớm tình trạng bệnh và có phương pháp điều trị phù hợp.

Xem thêm: Thông tiết chi tiết về căn bệnh thoát vị đĩa đệm 

2. Triệu chứng và nguyên nhân của bệnh thoát vị đĩa đệm

2.1. Triệu chứng thoát vị đĩa đệm

Triệu chứng thoát vị đĩa đệm nguy hiểm như nào?
Triệu chứng thoát vị đĩa đệm là gì?

Đau nhức, tê mỏi: ở vùng vai gáy, thắt lưng sau khi ngồi, nằm lâu trong một tư thế. Đây có thể là dấu hiệu của thoát vị đĩa đệm lưng, cổ. 

Vận động bị hạn chế: khi thực hiện những động tác như xoay, trở mình, cúi gập phần cổ trở nên khó khăn. 

Tê bì, nhức mỏi: từ bắp tay xuống đến bàn tay rồi các ngón tay, hoặc từ vùng bắp đùi xuống dưới bàn chân đến các ngón chân. Tùy vào vị trí thoát vị mà vùng tê nhức sẽ khác. 

Rối loạn chức năng vệ sinh: Dấu hiệu này không quá phổ biến, nhưng một hoàn toàn có thể xảy ra phụ thuộc vào dây thần kinh bị chèn ép. 

Thông thường tình trạng đau sẽ có cường độ tăng dần theo tình trạng bệnh, từ đột ngột đau đến đau âm ỉ, kéo dài. Mức độ đau tăng lần khi vận động, và giảm dần khi được nghỉ ngơi. 

Xem thêm: Những triệu chứng thoát vị đĩa đệm cần biết 

2.2. Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm

Hiểu về nguyên nhân thoát vị đĩa đệm sẽ giúp chúng ta nhận biết được nguy cơ mắc bệnh, cũng như hiểu rõ gốc rễ của bệnh.

Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm lưng, cổ
Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm lưng, cổ

Quá trình lão hóa: Thoái hóa đĩa đệm là tình trạng không thể tránh khỏi với những người có tuổi. Tuổi tác làm cho chất lượng xương giảm mạnh, mất đi cấu trúc ban đầu, là nguyên nhân thoát vị đĩa đệm. 

Chấn thương do tai nạn: Một chấn động mạnh, đột ngột đến phần cột sống ảnh hưởng đến cấu trúc đĩa đệm, tăng khả năng làm nhân nhầy thoát ra khỏi đĩa đệm, chèn ép dây thần kinh, gây đau nhức, tê nhức. 

Đặc thù công việc: Với những người phải lao động nặng, hay ngồi nhiều trong một tư thế như dân văn phòng, lái xe, sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Việc ngồi nhiều làm giảm sự linh hoạt ở các khớp, dễ gây viêm khớp, giảm thiểu khả năng tuần hoàn máu và trao đổi chất đến đĩa đệm. 

Chế độ ăn uống: Một chế độ ăn không lành mạnh dẫn đến việc thiếu chất dinh dưỡng cần thiết để tái tạo và phục hồi cấu trúc đĩa đệm. Một số bệnh liên quan đến chế độ ăn như béo phì cũng là một nguyên nhân đẩy nhanh quá trình thoái hóa đĩa đệm. 

Ngoài ra, một số nguyên nhân gián tiếp ảnh hưởng đến cấu trúc cột sống như đi, đứng, nằm sai tư thế, yếu tố di truyền,…. 

Xem thêm: Nguyên nhân gây ra thoát vị đĩa đệm và cấu trúc của đĩa đệm

3. Những biến chứng thoát vị đĩa đệm? 

Không chỉ gây đau đớn và làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh, thoát vị đĩa đệm còn có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Những biến chứng phổ biến có thể gặp phải là:

Biến chứng thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không?
Biến chứng thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không?

Gây liệt, tàn phế: Gây liệt, tàn phế chính là biến chứng nguy hiểm nhất mà người bị thoát vị đĩa đệm có thể gặp phải. Lúc này toàn bộ hệ thống dây thần kinh vận động đã bị tổn thương nghiêm trọng khiến người bệnh bị liệt và phải nằm một chỗ. Biến chứng này làm ảnh hưởng đến thể chất cũng như tinh thần của người bệnh, đồng thời gây ra những gánh nặng cho gia đình và người thân.

Biến dạng, teo cơ: Thoát vị đĩa đệm gây nên những tổn thương cho vùng cột sống thắt lưng đồng thời có thể gây chèn ép khiến máu không lưu thông được đến các cơ. Chất dinh dưỡng không được chuyển đến, gây tình trạng teo cơ, dần dần khiến người bệnh mất đi khả năng lao động, sinh hoạt thường ngày trở nên khó khăn. 

Rối loạn vận động: Thoát vị đĩa đệm gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cột sống khiến cho khả năng vận động bị ảnh hưởng. Việc thực hiện các động tác đứng lên, ngồi xuống, xoay hay cúi người trở nên khó khăn. Các cơn đau xuất hiện âm ỉ dọc sống lưng và kéo xuống đùi và chân, khiến người bệnh cảm thấy khó chịu và việc di chuyển không còn thuận tiện như trước.

Hội chứng đau khập khễnh cách hồi: Khi di chuyển, người bệnh sẽ phải nghỉ một lúc mới có thể di chuyển tiếp. Các cơn đau xuất hiện bất chợt, đau nhiều lần, làm ảnh hưởng lớn đến đời sống thường ngày. Thông thường, bệnh nhân sẽ cảm thấy đau, nhưng sau một lúc lại thấy cơn đau thuyên giảm hoặc chấm dứt. Tình trạng đau sẽ lặp lại thêm, gọi là hội chứng đau khập khễnh cách hồi.

Hội chứng đuôi ngựa: Hội chứng đuôi ngựa xuất hiện theo các tầng thoát vị đĩa đệm khác nhau, ở những vị trí đốt sống khác nhau. Các biểu hiện thường gặp phải đó là rối loạn cảm giác, rối loạn cơ thắt ngoại vi và liệt vận động chi dưới.

Rối loạn thần kinh thực vật: Đĩa đệm bị thoát vị gây chèn ép vào các dây thần kinh thực vật khiến cho việc điều tiết các phản ứng của cơ thể chịu tác động từ bên ngoài mà không theo ý muốn của chủ thể. Các biểu hiện của rối loạn thần kinh thực vật bao gồm: nhịp tim tăng, rối loạn đại tiểu tiện, rối loạn nhu động ruột,….

Rối loạn đại tiểu tiện: Thoát vị đĩa đệm sẽ khiến khớp xương ở vùng cột sống bị lệch ra khỏi vị trí ban đầu, dây thần kinh ở vùng thắt lưng bị chèn ép làm xuất hiện tình trạng rối loạn cơ tròn, khiến người bệnh mắc phải chứng đại tiểu tiện không tự chủ. Lúc đầu, vùng xương cùng sẽ bị bí tiểu sau đó là người bệnh bị đái dầm và nước tiểu chảy ra một cách thụ động. 

Đau rễ dây thần kinh: Phần cột sống tập trung nhiều dây thần kinh, do đó việc bị thoát vị đĩa đệm sẽ dẫn đến tình trạng đau rễ thần kinh. Các cơn đau sẽ xuất hiện kéo dài và lan từ thắt lưng đến vùng chân, hoặc cổ xuống vai rồi đến tay.

4. Cách phòng ngừa và điều trị thoát vị đĩa đệm

Để giảm thiểu tối đa những biến chứng nguy hiểm của thoát vị đĩa đệm, thì phòng ngừa khi bệnh chưa phát tác, và lựa chọn phương pháp điều trị hiệu quả là điều rất quan trọng. 

4.1. Phòng ngừa thoát vị đĩa đệm

Cách phòng bệnh thoát vị đĩa đệm
Cách phòng bệnh thoát vị đĩa đệm

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh: Một chế độ ăn hợp lý, đủ chất, điều độ là điều cần thiết để duy trì một cấu trúc xương khớp khỏe mạnh. Phần nhân nhầy và bao xơ cần đủ những chất dinh dưỡng như canxi, protein, axit béo- omega 3, magie để có thể tự hồi phục tổn thương. Do đó, hãy thay đổi, bổ sung vào khẩu phần ăn của gia đình bạn những loại thực phẩm như cá, thịt, sữa, rau xanh, hoa quả.

Sử dụng dụng cụ hỗ trợ: Như đã đề cập ở trên, ngồi sai tư thế, chấn động mạnh từ tai nạn có thể làm lệch đĩa đệm, gây ra thoát vị đĩa đệm. Đai lưng kéo giãn cột sống hoàn toàn có thể phòng ngừa nguyên nhân gốc rễ này. Đai lưng sẽ cố định cột sống, hạn chế dịch chuyển, cũng như hỗ trợ các đốt sống trong việc nâng đỡ cơ thể. Việc giãn cách cột sống cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc phục hồi tổn thương ở đĩa đệm, giúp cho những người bệnh ở giai đoạn đầu. 

Trên thị trường hiện nay, thì sản phẩm được nhiều bác sĩ tại những bệnh viện lớn như 103, 108 khuyên dùng là đai lưng kéo giãn cột sống DiskDr. có xuất xứ từ Hàn Quốc, được nghiên cứu và ứng dụng trên 20 năm. Sản phẩm đã có mặt trên 30 quốc gia và đang được phân phối chính hãng ở Việt Nam bởi công ty T3. 

Không chỉ có chức năng phòng ngừa bệnh, đai lưng kéo giãn cột sống còn được chỉ định để điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm. Những túi khí khi được bơm căng, hỗ trợ nâng đỡ phần trên cơ thể và giảm áp lực lên các đĩa đệm. Những cơn đau sẽ từ từ giảm bởi dây thần kinh đã không còn bị chèn ép, giúp cho người bệnh vận động sinh hoạt dễ dàng hơn.

Đai lưng cột sống chữa thoát vị đĩa đệm thế nào?
Đai lưng cột sống chữa thoát vị đĩa đệm thế nào?

Chế độ tập luyện hợp lý: Lười vận động làm giảm tính linh hoạt ở các khớp, tăng khả năng viêm nhiễm xương khớp. Đối với dân văn phòng, thì việc luyện tập một số động tác dễ sau khi ngồi nhiều giúp giãn cơ, giảm căng cứng. 

4.2. Điều trị bệnh

Chữa thoát vị đĩa đệm
Chữa thoát vị đĩa đệm

Điều trị bằng thuốc Tây y: 

  • Sử dụng thuốc Tây y là phương pháp điều trị tạm thời đối với trường hợp bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm ở giai đoạn nhẹ. Bác sĩ sẽ kê cho bệnh nhân loại thuốc giảm đau để làm giảm tình trạng đau nhức. Sau một thời gian theo dõi, sử dụng, nếu thấy bệnh không có tiến triển, có thể áp dụng phương pháp khác.
  • Các loại thuốc tây y có thể được sử dụng như thuốc kháng viêm, thuốc chống viêm, giảm đau không có chứa steroid, thuốc giãn cơ,…
  • Lưu ý: Khi sử dụng thuốc tây người bệnh cần tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ, không được tự ý sử dụng thuốc. Đặc biệt, cần tránh lạm dụng phương pháp này vì có thể gây ra những tác hại cho cơ thể như gây hại gan, thận, dạ dày, loãng xương,…. 

Điều trị bằng bài thuốc Đông y:

  • Trong y học cổ truyền có nhiều cây thuốc nam có tác dụng tốt trong việc chữa trị bệnh thoát vị đĩa đệm. Một số bài thuốc có thể kể đến như:
  • Đu đủ rượu gừng: Dùng một quả đu đủ xanh, cho ngải cứu, gừng và rượu trắng vào bên trong. Sau đó, nướng trên than đến khi chín mềm. Cạo sạch lớp vỏ đen bên ngoài rồi dằm nhuyễn ra, đắp hỗn hợp lên vùng cột sống bị đau nhức trong 15 phút sẽ giúp giảm đau hiệu quả.
  • Bài thuốc từ cây xương rồng: Sử dụng xương rồng thái nhỏ rồi giã nát, trộn cùng với cám gạo. Sau đó, rang nóng, cho thêm một chút giấm trắng. Đổ hỗn hợp ra lá chuối tiêu, bọc kín rồi đắp lên lưng. Tinh chất và độ nóng từ xương rồng sẽ thẩm thấu, giúp xoa dịu các cơn đau nhức một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Xem thêm: Tây y hay Đông y điều trị thoát vị đĩa đệm hiệu quả hơn?

Vật lý trị liệu: Áp dụng vật lý trị liệu sẽ giúp phục hồi các cơ và phần đĩa đệm bị xô lệch cho người bệnh, từ đó cải thiện tình trạng đau nhức. Người bệnh có thể áp dụng các phương pháp đó là:

Laser: Sử dụng năng lượng của tia laser để giúp triệt tiêu lượng nhân nhầy ở đĩa đệm. Bệnh nhân sẽ được áp dụng đồng thời với phương pháp vật lý trị liệu để làm giảm áp suất lên cột sống, giúp hạn chế sự chèn ép lên đĩa đệm, từ đó làm giảm các cơn đau. 

Sóng cao tần: Sử dụng sóng cao tần là phương pháp điều trị tiên tiến, bác sĩ sẽ dụng một mũi kim và đưa sóng radio cao tần vào vùng thoát vị. Nguồn nhiệt của sóng cao tần nên nằm trong khoảng 40 – 70 độ C để đảm bảo sóng cao sẽ tác động vào vị trí thoát vị, khiến cho khối thoát vị được thu nhỏ lại và trở về vị trí ban đầu. Nhờ vậy, tình trạng chèn ép rễ thần kinh được loại bỏ, các cơn đau được đẩy lùi.

Châm cứu, bấm huyệt: Châm cứu là ứng dụng kỹ thuật của y học cổ truyền với mục đích giúp lưu thông huyệt đạo, giảm thiểu các cơn đau gây nên bởi tình trạng thoát vị đĩa đệm. Đây là một phương pháp an toàn và ít gây ra biến chứng cho người bệnh. Tuy nhiên, phương pháp này cần được tiến hành bởi người hiểu biết về các huyệt đạo, có chuyên môn vững vàng.

Phẫu thuật: Trường hợp bệnh nhân có đĩa đệm bị thoái hóa, tình trạng thoát vị ở giai đoạn nặng, phương án phẫu thuật hoặc thay đĩa đệm nhân tạo sẽ được áp dụng. Tiến hành phẫu thuật sẽ giúp bệnh nhân loại bỏ được khối thoát vị, loại bỏ đi các cơn đau nhức để cột sống được phục hồi. Sau khi phẫu thuật người bệnh cần được chăm sóc đúng cách, cần được theo dõi nếu thấy các triệu chứng và biểu hiện lạ.

5. Những lưu ý đối với người bị thoát vị đĩa đệm lưng

Thoát vị đĩa đệm là một bệnh lý nguy hiểm và phổ biến, vì thế, người bệnh cần lưu ý những điều sau đây để việc điều trị đạt được kết quả tốt nhất:

Thoát vị đĩa đệm nên lưu ý gì?
Thoát vị đĩa đệm nên lưu ý gì?

Điều chỉnh chế độ ăn uống: Người bị thoát vị đĩa đệm cần xây dựng cho mình một chế độ dinh dưỡng khoa học và lành mạnh. Bạn nên bổ sung các thực phẩm tốt cho xương khớp như thực phẩm giàu canxi, omega 3, protein và hạn chế sử dụng các loại đồ ăn có nhiều dầu mỡ, thức uống có ga, chất kích thích như bia rượu, thuốc lá,…

Điều chỉnh tư thế sinh hoạt: Cần lưu ý đến các tư thế trong quá trình sinh hoạt để tránh cho bệnh tình trở nên nghiêm trọng hơn. Khi đi đứng hay ngồi cũng cần chú ý đến tư thế, tránh bê vác đồ quá nặng và sai cách để cột sống phải chịu áp lực lớn. Đồng thời, bạn cũng không nên với cao quá hoặc chạy nhảy trong quá trình bị bệnh. 

Lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp: Phương pháp điều trị rất quan trọng, ảnh hưởng đến kết quả chữa trị. Người bệnh cần đi thăm khám ở các cơ sở y tế, để nắm được tình trạng bệnh lý và nên điều trị theo sự hướng dẫn của các bác sĩ. Khi muốn áp dụng phương pháp nào khác cần xin ý kiến từ bác sĩ và các chuyên gia để có được sự lựa chọn tốt nhất.

Mong rằng bài viết đã phần nào giải đáp thắc mắc của khán giả về việc thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không. Cũng như mang đến những thông tin bổ ích cho việc điều trị thoát vị đĩa đệm, cũng như nguyên nhân, biến chứng của bệnh. 

YÊU CẦU DISKDR TƯ VẤN
Bạn cần tư vấn về sản phẩm phù hợp cho bệnh cột sống? Hãy để lại thông tin, chuyên gia của chúng tôi sẽ gọi điện tư vấn cho bạn.

Nguồn tham khảo: 

Herniated lumbar disc (nih.gov)

Insights and Advice About Herniated Discs (spine-health.com)

 

ĐẶT HÀNG NHANH
Vui lòng nhập thông tin đặt hàng của bạn. Đối với sản phẩm có kích cỡ (size), chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ với bạn qua điện thoại để tư vấn sản phẩm phù hợp.
 

Để quay lại trang đang xem nhấn vào nút X ở góc trên bên phải.

YÊU CẦU DISKDR TƯ VẤN
Bạn cần tư vấn về sản phẩm phù hợp cho bệnh cột sống? Hãy để lại thông tin, chuyên gia của chúng tôi sẽ gọi điện tư vấn cho bạn.

Để quay lại trang đang xem nhấn vào nút X ở góc trên bên phải.