Cấu trúc đĩa đệm và nguyên nhân bệnh thoát vị đĩa đệm

Nhiều người nghĩ nguyên nhân thoát vị đĩa đệm là do thoái hóa cột sống nên bệnh chỉ xuất hiện ở người già. Tuy nhiên, bệnh thoát vị đĩa đệm đang ngày càng có xu hướng gia tăng và trẻ hóa. Vậy đĩa đệm có cấu trúc như thế nào? Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm là gì? Làm thế nào để khắc phục các triệu chứng của bệnh? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn trả lời những câu hỏi này.

1. Cấu trúc đĩa đệm và thoát vị đĩa đệm

1.1. Cấu trúc đĩa đệm

Đĩa đệm là phần nằm giữa những đốt sống, có chức năng phân tán đều lực, giảm thiểu tác động giữa các đốt sống với nhau. Với chức năng co giãn, đĩa đệm đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ các hoạt động di chuyển được trơn tru, tránh việc các đốt sống va chạm vào nhau gây đau. 

Đĩa đệm được cấu tạo từ hai phần chính là nhân nhầy và bao xơ. Phần bao xơ được cấu tạo từ các sợi collagen bao bọc phần nhân nhầy gelatin bên trong. Đĩa đệm có cấu trúc phẳng, hình tròn, với đường kính khoảng 2,54 cm và dày khoảng 0,5 cm. 

Đĩa đệm có cấu trúc như thế nào?
Đĩa đệm có cấu trúc như thế nào?

Xem thêm: Khả năng tự phục hồi của đĩa đệm và những phương pháp chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà?

1.2. Thoát vị đĩa đệm là gì? 

Thoát vị đĩa đệm xảy ra khi phần nhân nhầy gelatin bên trong thoát ra theo đường nứt, rách của bao xơ collagen, gây chèn ép lên các dây thần kinh xung quanh. Điều này tạo ra đau đớn, khó chịu cho người bệnh, lâu dần có thể sinh ra những biến chứng nguy hiểm. 

Tình trạng nhẹ hơn của thoát vị đĩa đệm là phồng (lồi) đĩa đệm, xảy ra khi nhân nhầy bị thoát ra nhưng vẫn nằm trong bao xơ, với những tác động từ trong, phần đĩa đệm dần phồng lên, chèn vào dây thần kinh gây đau nhức. 

Thống kê cho thấy khoảng 30% dân số Việt Nam, đặc biệt là những người ở độ tuổi lao động từ 20 đến 55 tuổi, có dấu hiệu mắc bệnh thoát vị đĩa đệm nhẹ, với khả năng hồi phục cao nếu biết thay đổi thói quen sinh hoạt, luyện tập và sử dụng những dụng cụ hỗ trợ

Xem thêm: Phân biệt giữa thoát vị đĩa đệm thoái hóa cột sống và gai đốt sống?

1.3. Giai đoạn hình thành thoát vị đĩa đệm

Ở tùy từng giai đoạn mà đĩa đệm có hình dạng, mức độ đau khác nhau, vậy nên hãy cùng tìm hiểu 4 giai đoạn hình thành thoát vị đĩa đệm sau đây:

Giai đoạn thoát vị đĩa đệm
Giai đoạn thoát vị đĩa đệm

Giai đoạn 1 (Thoái hóa đĩa đệm): Ở giai đoạn này, hiện tượng phồng (lồi) đĩa đệm chưa xảy ra. Kết cấu của phần nhân nhầy yếu đi do sự thay đổi chất, hệ quả từ quá trình lão hóa. Một chế độ dinh dưỡng không lành mạnh, thiếu chất cũng thúc đẩy quá trình thoái hóa đĩa đệm. Đĩa đệm trở nên khô đi, giảm khả năng hấp thụ trọng lực cơ thể trong quá trình hoạt động.  

Giai đoạn 2 (Phồng đĩa đệm): Ở giai đoạn này đĩa đệm dần sa xuống, nhân nhầy có xu hướng trào ra nhưng phần bao xơ vẫn có khả năng giữ lại. Hiện tượng phồng (lồi) đĩa đệm nhẹ rất có thể xảy ra, dần dần chèn ép dây thần kinh cột sống. 

Giai đoạn 3 (Thoát vị đĩa đệm): Giai đoạn này xảy ra khi phần nhân nhầy thoát ra khỏi phần bao xơ, nhưng vẫn tạo thành một khối và nằm trong phạm vi đĩa đệm. 

Giai đoạn 4 (Thoát vị đĩa đệm có mảnh rời): Ở giai đoạn cuối này phần nhân nhầy thoát ra quá lớn, không tạo thành khối và thoát ra khỏi phạm vi đĩa đệm, tràn vào ống sống, chèn ép mạnh lên các dây thần kinh. Đây là giai đoạn có nhiều biến chứng nguy hiểm như liệt nửa người, rối loạn dây thần kinh vận động, đau âm ỉ kéo dài. 

2. Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm

2.1. Nguyên nhân gây đau: 

Thường thì bệnh thoát vị đĩa đệm chỉ được nhận biết khi có những dấu hiệu đau, đa phần cơn đau diễn ra ở vùng cột sống cổ và thắt lưng. Hãy cùng tìm hiểu hai nguyên nhân gây đau của bệnh thoát vị đĩa đệm là do đâu nhé. 

Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm là gì?
Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm là gì?

Dây thần kinh bị chèn ép: Đối với thoát vị đĩa đệm, thì nguyên nhân đau là do phần nhân nhầy thoát ra, chèn ép, làm viêm phần dây thần kinh xung quanh, gây ra đau lan tỏa.

Đau lan tỏa (còn được gọi là đau rễ thần kinh) là hiện tượng những cơn đau buốt lan từ một vùng đến các vùng còn lại, có thể từ lưng xuống chân, hay cổ xuống vai rồi cánh tay. Đau chân do dây thần kinh bị chèn ép còn được gọi là đau thần kinh tọa. 

Đau đĩa đệm: Cơn đau phát xuất từ chính đĩa đệm thường không phổ biến, với cường độ đau thấp. Những con đau lặp đi lặp lại ở phần đĩa đệm làm người bệnh khó chịu, ngại vận động. Nguyên nhân đau đĩa đệm là do sự mất nước, khô cứng, thiếu đàn hồi ở phần nhân nhầy và bao xơ, được gọi là thoái hóa đĩa đệm. 

2.2. Nguyên nhân chính: 

Có rất nhiều nguyên nhân trực tiếp cũng như gián tiếp gây ra thoát vị đĩa đệm, trong đó nguyên nhân chính phải kể đến là: 

Nguyên nhân gây nên thoát vị đĩa đệm
Nguyên nhân gây nên thoát vị đĩa đệm

Quá trình lão hóa tự nhiên: Đây là một chuyện không thể tránh, nhưng chúng ta hoàn toàn có thể đẩy lùi hay làm chậm quá trình thoái hóa xương khớp.

Thật không may mắn khi nhiều báo cáo cho thấy quá trình lão hóa đang dần trẻ hóa ở Việt Nam, trung bình những người ở độ tuổi từ 35 đến 50 đã hoặc có nguy cơ cao mắc bệnh thoát vị đĩa đệm

Yếu tố di truyền: Những ai có người thân trong gia đình mắc thoát vị đĩa đệm, thường có nguy cơ mắc bệnh cao. Do đó, hãy chủ động phòng ngừa bệnh từ khi còn sớm để tăng khả năng phục hồi và sức khỏe đĩa đệm. 

2.3. Nguyên nhân phụ:  

Có rất nhiều nguyên nhân phụ tác động đến nguy cơ mắc bệnh thoát vị đĩa đệm, người bệnh hãy chú ý đến những nguyên nhân này để có thể phòng bệnh kịp thời. 

Đặc thù công việc: Những công việc yêu cầu người bệnh phải thường xuyên bưng bê, mang vác nặng, đứng hoặc ngồi ở một vị trí quá lâu cũng làm tăng nguy cơ mắc thoát vị đĩa đệm. Theo đó, nhân viên văn phòng, lái xe, công nhân khuân vác,… là những người cần đặc biệt chú ý để phát hiện kịp thời các dấu hiệu của bệnh.

Tai nạn: Những chấn thương cột sống do tai nạn giao thông, lao động, thể thao cũng có thể là nguyên nhân thoát vị đĩa đệm. Do từng bị tổn thương, cột sống và đĩa đệm sẽ yếu đi. Khả năng chịu đựng áp lực cũng vì thế mà suy giảm đáng kể.

Chế độ ăn uống: Việc ăn uống không đủ các chất cần thiết cho xương khớp như canxi, protein, magie, axit béo – omega 3 dẫn đến việc thiếu hiệu quả cho quá trình trao đổi chất. Như đã đề cập ở trên, ở giai đoạn đầu của bệnh, các nhân nhầy vì do thiếu chất nên không giữ được kết cấu, dần dần dịch chuyển làm phình đĩa đệm. 

Tư thế sinh hoạt: Theo các chuyên gia, việc sinh hoạt, di chuyển, đứng ngồi không đúng tư thế sẽ ảnh hưởng lớn đến việc định hình cột sống. Đĩa đệm cũng bị đè nén và xơ hóa nhanh hơn, dẫn đến thoát vị đĩa đệm và nhiều bệnh lý về xương khớp khác.

Cân nặng: Cột sống lưng có tác dụng nâng đỡ phần trên của cơ thể, do đó việc thừa cân sẽ làm gia tăng đáng kể áp lực lên phần đĩa đệm. Lâu ngày, các đĩa đệm sẽ mất sự đàn hồi, thoái hóa và là nguyên nhân gây ra thoát vị đĩa đệm. 

Ngoài ra, việc sử dụng những chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, … cùng với việc căng thẳng kéo dài, sai tư thế đột ngột cũng gia tăng khả năng bị thoát vị đĩa đệm. 

Vậy nên, việc thay đổi những thói quen xấu và chế độ ăn không lành mạnh sẽ có lợi trong việc phòng ngừa và hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm. 

2. Cách phòng bệnh thoát vị đĩa đệm:

Thoát vị đĩa đệm là một căn bệnh phổ biến. Nếu chúng ta tự giác phòng bệnh từ lúc bệnh chưa khởi phát, thì quá trình thoái hóa đĩa đệm sẽ được đẩy lùi và làm chậm. 

Những phương pháp sau đây cũng mang lại hiệu quả trong việc hỗ trợ phục hồi cấu trúc đĩa đệm ở những người đang bị bệnh. 

3.1. Sử dụng dụng cụ hỗ trợ

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều đai lưng cột sống có khả năng hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm. Trong số đó, ngoài khả năng hỗ trợ, thì sản phẩm được các bác sĩ và chuyên gia khuyên dùng này còn có khả năng phòng bệnh, cũng như chữa trị gốc rễ nguyên nhân thoát vị đĩa đệm lưng và cổ. 

Và sản phẩm đó chính là DiskDr, với xuất xứ từ Hàn Quốc và được nghiên cứu hơn 20 năm tại Bệnh Viện Paik, Seoul.

Đai kéo giãn cột sống là gì
Đai kéo giãn cột sống là gì

Được áp dụng công nghệ VAP, khi những túi khí được bơm lên sẽ tạo một lực nâng từ từ làm giãn cách các đốt sống. Khi các đốt sống được giãn cách, đĩa đệm sẽ được giảm chèn ép và có không gian để tự hồi phục. Người dùng sẽ cảm thấy dễ chịu do các dây thần kinh không còn bị chèn ép bởi đĩa đệm nữa, gia tăng khả năng vận động ở người bệnh.

Sản phẩm sẽ bắt đầu cảm nhận được hiệu quả của sản phẩm sau 7-10 ngày. Mỗi ngày sử dụng từ 4-5 tiếng và sử dụng liên tục từ 3-6 tháng để ổn định lại cột sống về trạng thái ban đầu.

3.2. Chế độ ăn uống hợp lý

Ngoài việc sử dụng đai lưng kéo giãn cột sống DiskDr. để gia tăng khoảng cách giữa cột sống, thì việc có một chế độ ăn uống hợp lý, đủ chất sẽ thúc đẩy quá trình hồi phục đĩa đệm. Việc ăn uống điều độ cũng phần nào kiểm soát cân nặng, giảm thiểu nguy cơ béo phì, gút, gan nhiễm mỡ. 

Chế độ ăn phòng ngừa thoát vị đĩa đệm
Chế độ ăn phòng ngừa thoát vị đĩa đệm

Canxi: Đây là một chất rất quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển xương khớp. Để cho cấu trúc xương được khỏe mạnh, thì việc bổ sung những thực phẩm giàu canxi như sữa, phô mai, sữa chua, rau lá xanh đậm (rau bina, cải xoăn), đậu hà lan, đậu nành….

Protein: Bổ sung protein để những tổn thương bao xơ, xương khớp có dinh dưỡng để tự phục hồi là điều rất quan trọng. Protein còn đóng vai trò quan trọng trong việc phục hồi các mô, tăng cường cơ bắp, hormone. Những thực phẩm giàu protein các bạn có thể thêm vào khẩu phần ăn của mình là: thịt bò, ức gà, trứng, hạnh nhân, sữa chua Hy Lạp, đậu nành, sữa….

Axit béo – Omega 3: Axit béo – omega 3 giúp hình thành nên collagen, một chất tạo sự dẻo dai ở bao xơ. Để phần bao xơ khỏe mạnh và phục hồi thương tổn một cách nhanh chóng thì hãy thêm những thực phẩm như cá (cá hồi, cá mòi, cá trích, cá thu), hạt lanh, trứng cá muối, hạt chia, quả óc chó… vào khẩu phần ăn nhé. 

Chất xơ: Chất xơ tăng khả năng tiêu hóa và hấp thụ dưỡng chất cho cơ thể. Chất xơ cũng kiểm soát cân nặng, thanh lọc cơ thể, gia tăng quá trình trao đổi chất. Thực phẩm nhiều chất xơ chủ yếu đến từ các loại rau củ (cà rốt), trái cây (chuối, táo) , khoai lang, yến mạch, đậu hà lan…. 

Xem thêm: Thoát vị đĩa đệm nên ăn gì và kiêng ăn gì | Chia sẻ từ chuyên gia

3.3. Chế độ luyện tập

Đa số những người tìm đến DiskDr. đều có tính chất công việc liên quan đến việc phải đứng ngồi trong một tư thế lâu. Việc lười vận động và ở lâu trong một tư thế làm giảm sự linh hoạt của xương khớp. Vậy nên, khi kết hợp một chế độ ăn uống lành mạnh với chế độ luyện tập hợp lý sẽ phục hồi thương tổn đĩa đệm. 

Bài tập 1: Tư thế cây cung (Bow Pose)

Tư thế bow pose yoga chữa thoát vị đĩa đệm lưng
Tư thế bow pose yoga chữa thoát vị đĩa đệm lưng

Tác dụng: Giảm căng cứng vùng cổ và lưng, phòng thoát vị đĩa đệm cổ và thoát vị đĩa đệm lưng. 

Cách thực hiện:

  1. Nằm sấp trên sàn nhà
  2. Gập đầu gối lại và đưa hai tay ra sau nắm lấy cổ chân
  3. Nâng ngực và chân lên cao sao cho cơ thể uốn cong thành hình vòng cung
  4. Hít thở sâu và giữ nguyên tư thế trong vòng 10 giây

Thả lỏng người và lặp lại động tác từ 5 đến 10 lần. 

Bài tập 2: Tư thế con cá (Fish Pose)

Tư thế con cá yoga chữa thoát vị đĩa đệm cổ
Tư thế con cá yoga chữa thoát vị đĩa đệm cổ

Tác dụng: Giúp kéo giãn cơ cổ và ngực, thư giãn vùng vai và cổ. Cải thiện khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng. 

Cách thực hiện: 

  1. Nằm xuống sàn, hai chân đặt cạnh nhau. 2 tay để thoải mái theo chân
  2. Hướng lòng bàn tay vào hông và úp tay xuống sàn. Đưa khuỷu tay từ từ về phía eo
  3. Đan chéo 2 chân vào nhau, đùi và đầu gối trên sàn
  4. Thở ra, nâng ngực lên, đầu nâng nhẹ, đỉnh đầu chạm sàn
  5. Toàn bộ trọng lượng nên dồn lên 2 khuỷu tay chứ không phải lên đầu. Khi ngực nâng lên, một chút áp lực sẽ dồn lên vai
  6. Giữ nguyên tư thế cho đến khi thấy thoải mái. Thở nhịp nhàng
  7. Thở ra và thả lỏng cơ thể. Đầu nâng lên trước, sau đó hạ ngực xuống sàn. Mở chân và thư giãn. 

Nên tập sau bữa ăn từ 4 đến 5 tiếng, vào sáng sớm hoặc buổi tối. Thời gian thực hiện từ 30-60 giây.

Xem thêm: Bài tập cho người thoát vị đĩa đệm từ đơn giản đến nâng cao.

Mong rằng qua bài viết trên, độc giả có thêm thông tin về nguyên nhân thoát vị đĩa đệm. Mong rằng bạn đọc sẽ áp dụng những biện pháp phòng ngừa bệnh để chất lượng cuộc sống được cải thiện đáng kể.

YÊU CẦU DISKDR TƯ VẤN
Bạn cần tư vấn về sản phẩm phù hợp cho bệnh cột sống? Hãy để lại thông tin, chuyên gia của chúng tôi sẽ gọi điện tư vấn cho bạn.

Nguồn tham khảo:

Causes of a Herniated Disc (spineuniverse.com)

What’s a Herniated Disc, Pinched Nerve, Bulging Disc…? (spine-health.com)

ĐẶT HÀNG NHANH
Vui lòng nhập thông tin đặt hàng của bạn. Đối với sản phẩm có kích cỡ (size), chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ với bạn qua điện thoại để tư vấn sản phẩm phù hợp.
 

Để quay lại trang đang xem nhấn vào nút X ở góc trên bên phải.

YÊU CẦU DISKDR TƯ VẤN
Bạn cần tư vấn về sản phẩm phù hợp cho bệnh cột sống? Hãy để lại thông tin, chuyên gia của chúng tôi sẽ gọi điện tư vấn cho bạn.

Để quay lại trang đang xem nhấn vào nút X ở góc trên bên phải.