8 cách điều trị đau lưng cấp tính ai cũng nên biết

Những cơn đau lưng kéo dài từ vài ngày đến vài tuần thường là những cơn đau cấp tính gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Dưới đây là 8 cách điều trị đau lưng cấp tính để bạn có thể khắc phục kịp thời và hiệu quả nhất.

1. Đau lưng cấp tính

1.1. Đau lưng cấp tính là gì? 

Cơn đau xuất hiện ở vùng lưng
Đau lưng cấp tính thường xuất hiện ở vị trí cột sống thắt lưng

Đau lưng cấp tính là chỉ những cơn đau xuất hiện ở vùng lưng với thời gian đau không vượt quá 12 tuần. Ngược lại, các cơn đau lưng liên tục, kéo dài trên 12 tuần sẽ được gọi là đau lưng mãn tính.

Số liệu thống kê cho thấy, có đến 60 – 85% người trưởng thành gặp phải các cơn đau lưng cấp tính và khoảng 10% trong số này tiến triển thành đau lưng mạn tính

Đau lưng cấp xuất hiện nhiều nhất là ở vị trí cột sống thắt lưng (các đốt sống L4 – L5) vì đây là khu vực chịu nhiều áp lực nhất. Cũng chính vì thế mà cơn đau cấp tính thường xuất hiện sau khi bệnh nhân xoay, vặn người đột ngột hoặc bê vác đồ vật quá nặng…

1.2. Triệu chứng và nguyên nhân của đau lưng cấp tính

1.2.1. Triệu chứng đau lưng cấp tính

Các triệu chứng của đau lưng cấp tính gồm có:

  • Các cơ bắp vùng lưng xuất hiện tình trạng đau nhức, âm ỉ, co cứng, khiến người bệnh khó khăn khi thực các động tác như cúi, gập, xoay người. 
  • Cơn đau lan tỏa sang hai bên cột sống lưng khiến người bệnh có cảm giác uể oải, mệt mỏi. 
  • Đau lưng cục bộ: chỉ xuất hiện ở một phần của lưng, khi ấn, nắn thì có cảm giác cứng và đau nhiều hơn… Các cơn đau cục bộ này thường khỏi sau một tuần nghỉ ngơi. 

1.2.2. Nguyên nhân đau lưng cấp tính

nguyên nhân gây đau lưng cấp tính
Đĩa đệm thoái hóa gây chèn ép dây thần kinh

Có rất nhiều nguyên nhân có thể gây ra tình trạng đau lưng cấp, tuy nhiên chủ yếu là:

  • Giữ nguyên một tư thế trong thời gian dài khiến các khối cơ lưng và dây chằng ít được hoạt động, tình trạng lưu thông máu kém, làm xuất hiện các cơn đau.
  • Mang vác vật nặng trong thời gian dài khiến cho acid lactic ứ đọng trong cơ bắp, giảm lưu thông máu và thiếu oxy dẫn đến cơn đau lưng cấp xuất hiện.
  • Đi giày cao gót khiến cho trọng lượng cơ thể bị dồn về trước làm tăng nguy cơ sai lệch vị trí của đốt sống L4 – L5, làm tăng nguy cơ chèn ép lên các dây thần kinh dẫn đến cơn đau.
  • Các bệnh liên quan đến cấu trúc cột sống như thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống, trật đốt sống…. cũng là nguyên nhân gây ra các đợt đau lưng cấp.

Nguyên nhân gây bệnh là cơ sở để xác định phác đồ điều trị bệnh đau lưng cấp tính phù hợp đem lại hiệu quả tốt nhất. Do vậy, khi bị đau lưng, người bệnh cần đến các cơ sở y tế để được thăm khám trước khi tiến hành điều trị.

2. 8 cách điều trị đau lưng cấp tính

Để khắc phục tình trạng đau lưng cấp tính, bạn có thể áp dụng các biện pháp dưới đây:

2.1. Thuốc Tây

Thuốc tây có ưu điểm là tác dụng giảm đau nhanh chóng và sử dụng thuận tiện, vì thế được rất nhiều người lựa chọn.

Các nhóm thuốc tây thường được dùng trong điều trị đau lưng cấp tính như:  

  • Thuốc giảm đau lưng:
    • Cơn đau lưng cấp thường chỉ sử dụng các thuốc giảm đau ngoại vi như: paracetamol, efferalgan tylenol….
    • Trong trường hợp cơn đau nặng, người bệnh có thể sử dụng các thuốc có thành phần giảm đau trung ương như: Efferalgan codein, morphin… 
  • Thuốc chống viêm: Nhóm chống viêm được sử dụng phổ biến nhất là NSAID. Điển hình của nhóm này các thuốc được bào chế từ các hoạt chất như: Diclofenac (Voltaren), Meloxicam (Mobic), Piroxicam (Felden) Celecoxib (Celebrex)….
  • Thuốc giãn cơ: Được sử dụng trong các trường hợp đau kèm co cứng cơ. Thuốc điển hình của nhóm này gồm có: Mydocalm, Myonal….

Tuy nhiên, bạn không nên tự ý sử dụng thuốc tây và mua đơn thuốc điều trị đau lưng cấp mà chưa trải qua thăm khám. Cần phải có sự tư vấn và chỉ định từ y bác sĩ chuyên môn để hạn chế tác dụng phụ cho cơ thể.

2.2. Xoa bóp, châm cứu

phương pháp châm cứu
Châm cứu là phương pháp điều trị đau lưng cấp tính hiệu quả

Xoa bóp châm cứu là phương pháp giúp đả thông kinh mạch, tăng cường lưu thông khí huyết từ đó khắc phục cơn đau hiệu quả. Điều trị đau lưng cấp tính bằng châm cứu rất hiệu quả, tuy nhiên, đòi hỏi người thực hiện phải có chuyên môn cao để tránh xảy ra biến chứng.

Các vị trí huyệt vị châm cứu để điều trị đau lưng cấp tính chủ yếu là:

  • Huyệt đại trường du: Nằm ở vị trí dưới gai sống thắt lưng L4, đo sang ngang khoảng 1,5 thốn.
  • Huyệt thận du: Nằm ở vị trí dưới gai sống thắt lưng L2, đo sang ngang khoảng 1, 5 thốn.
  • Huyệt mệnh môn: Nằm ở vị trí lõm ngay dưới đốt thắt lưng L2 tương đương với vị trí của rốn.

Xem thêm: Các huyệt trong điều trị đau lưng – Bạn nên biết

2.3. Sử dụng nhiệt 

Nhiệt trị liệu gồm có 2 phương pháp chính là nhiệt nóng và nhiệt lạnh, mỗi phương pháp sẽ phù hợp với tình trạng đau khác nhau: 

2.3.1. Chườm nóng

Chườm nóng phù hợp với các trường hợp bị đau co cứng cơ dẫn đến khó khăn trong vận động. Nhiệt nóng làm giãn mạch giúp khí huyết lưu thông tốt hơn từ đó khắc phục hiệu quả các cơn đau sống lưng. 

Cách thực hiện rất đơn giản:

  • Bạn chỉ cần lấy túi chườm thêm nước ấm vừa phải rồi chườm lên vùng lưng bị đau là được.
  • Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng các hỗn hợp như muối và ngải cứu hoặc muối và lá lốt… rang nóng lên để chườm sẽ cho hiệu quả tốt hơn.

2.3.2. Chườm lạnh

Chườm lạnh phù hợp với các trường hợp đau lưng cấp tính có kèm theo phản ứng viêm. Khi đó, nhiệt độ lạnh làm co mạch, giảm tính thấm thành mạch và khắc phục tình trạng sưng, nóng đỏ, đau ở lưng.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Lấy một túi chườm thêm nước đá lạnh
  • Bước 2: Lót một khăn mỏng lên vùng da lưng bị đau
  • Bước 3: Dùng túi chườm di chuyển trên vùng lưng bị đau đã lót khăn.

Lưu ý: Phương pháp này không nên áp dụng nếu đang ở mùa đông. 

2.4. Thư giãn, nghỉ ngơi

Việc nghỉ ngơi sẽ giúp cơ thể thoải mái, giảm tải căng thẳng thần kinh và hỗ trợ các phác đồ điều trị đau lưng cấp tính hiệu quả hơn. Tuy nhiên, việc nghỉ ngơi không giúp điều trị khỏi đau lưng cấp và mạn tính, vậy nên, bạn vẫn phải áp dụng các phương pháp điều trị khác để thoát khỏi tình trạng này.

2.5. Tập thể dục

Tập thể dục giúp tăng cường sức mạnh vùng lưng, tăng tuần hoàn nuôi dưỡng cơ bắp và cột sống từ đó hỗ trợ quá trình phục hồi các tổn thương ở vùng lưng tốt hơn. Việc tập luyện đúng cũng giúp người bệnh nhanh chóng thoát khỏi những cơn đau lưng cấp và mạn tính.

Một số bài tập giúp giảm đau lưng cấp tính hiệu quả như:

Bài tập 1: Làm mạnh cơ lưng

bài tập giúp hỗ trợ điều trị đau lưng cấp tính
Bài tập cơ lưng hỗ trợ điều trị đau lưng cấp

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Người bệnh nằm ngửa trên sàn sau đó gấp hai gối vuông góc với mặt sàn
  • Bước 2: Từ từ nâng mông lên khỏi sàn, chú ý để thân – vai – gối luôn phải thẳng hàng với nhau
  • Bước 3: Duy trì tư thế này trong khoảng 5 giây, hít thở nhẹ nhàng rồi hạ mông, trở về tư thế ban đầu
  • Động tác này được tập liên tục 10 – 15 lần để có hiệu quả tốt nhất.

Bài tập 2: Làm mạnh cơ bụng trên

bài tập làm mạnh cơ bụng
Bài tập cơ bụng giúp hỗ trợ giảm đau lưng

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Người bệnh nằm ngửa, hai gối hơi gập để toàn bộ ban chân tiếp xúc với sàn
  • Bước 2: Đan hai bàn tay vào sau gáy để khuỷu tay hướng ra ngoài
  • Bước 3: Từ từ nâng đầu và vai lên khỏi sàn nhà đến khi cách sàn khoảng 10 – 20 cm là được
  • Bước 4: Duy trì tư thế trong khoảng 5 giây rồi nhẹ nhàng trở về tư thế ban đầu
  • Động tác này cần được tập 10 – 15 lần cho mỗi lần tập.

Bài tập 3 – Làm mạnh cơ lưng, mông

bài tập cơ lưng và mông
Bài tập làm mạnh cơ lưng và mông

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Người bệnh nằm sấp trên sàn, hai tay duỗi thẳng trên đầu với cẳng tay và lòng bàn tay hai bên sát trên sàn nhà
  • Bước 2: Sau đó từ từ nâng đồng thời tay trái và chân phải lên khỏi sàn nhà. Lưu ý chân và tay vẫn duỗi thẳng. Duy trì tư thế này trong khoảng 5 giây thì về lại tư thế ban đầu
  • Tập liên tục 5 – 10 lần động tác này cho mỗi lượt tập

2.6. Chế độ dinh dưỡng

xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học
Lựa chọn các thực phẩm phù hợp giúp điều trị đau lưng cấp tính

Lựa chọn thực phẩm phù hợp sẽ giúp bạn nhanh chóng thoát khỏi cơn đau lưng cấp. Dưới đây là danh sách những loại thực phẩm nên sử dụng và nên tránh khi bạn đang bị đau lưng cấp tính:

Thực phẩm nên sử dụng khi bị đau lưng cấp tính

  • Thực phẩm giàu Canxi:
    • Việc bổ sung thực phẩm giàu Canxi sẽ giúp xương chắc khỏe, giảm tình trạng sưng viêm tại các khớp xương hỗ trợ điều trị đau lưng cấp tính hiệu quả.
    • Thực phẩm giàu Canxi bao gồm: tôm, cua, cá, nước xương ninh…..
  • Thực phẩm giàu Omega 3:
    • Omega 3 là một loại acid béo có tác dụng chống viêm và kiểm soát cơn đau lưng hiệu quả.
    • Omega 3 có nhiều trong các loại thực phẩm như: Cá hồi, cá trích, cá thu, hạt lanh, óc chó….
  • Thực phẩm giàu vitamin D:
    • Vitamin D đóng vai trò quan trọng trong các phản ứng dẫn truyền thần kinh và khả năng hấp thu Canxi của cơ thể.
    • Thực phẩm giàu Vitamin D gồm có: gan động vật, cá, trứng, sữa, đậu….
    • Ngoài ra, Vitamin D còn có thể được tổng hợp thông qua việc tắm nắng lúc sáng sớm.
  • Thực phẩm giàu Magie:
    • Magie là chất khoáng tham gia hỗ trợ quá trình lắng đọng Canxi từ máu vào xương và tham gia trực tiếp vào việc ổn định chức năng của hệ thần kinh, hệ cơ và tế bào. Do vậy, thiếu hụt magie sẽ làm tăng nặng các triệu chứng đau nhức cổ, lưng và gây yếu cơ.
    • Bạn có thể chủ động bổ sung Magie qua các loại thực phẩm như: rau ngót, cải xanh, thịt, sữa, đậu tương, lạc, khoai lang, chuối, quả mơ khô, quả bơ…..
  • Vitamin B12:
    • Vitamin B12 có tác dụng kháng viêm và đảm bảo chức năng của hệ thần kinh nên rất tốt cho những người bị đau lưng do thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, viêm đốt sống….
    • Vitamin B12 được tìm thấy nhiều trong các thực phẩm như: nội tạng động vật, sò, ốc, hải sản, lòng đỏ trứng gà…
  • Vitamin C:
    • Vitamin C ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hấp thu Canxi từ thực phẩm vào máu. Ngoài ra, Vitamin C cũng có khả năng chống viêm nên rất tốt cho các trường hợp bị đau lưng do viêm khớp gây ra. 
    • Các thực phẩm được xác định là giàu vitamin C gồm có: ổi, cam, dâu, quýt, bưởi, ớt, đu đủ, cải xanh, súp lơ xanh….

Thực phẩm người đau lưng cấp nên tránh:

Một số loại thực phẩm có thể làm tăng nặng tình trạng đau lưng mà bạn cần tránh như:

  • Thịt đỏ:
    • Hàm lượng chất béo bão hòa cao trong thịt đỏ là nguyên nhân làm tăng nặng triệu chứng viêm, đau nhức lưng.
    • Một số nghiên cứu cho thấy, người sử dụng thịt đỏ thường xuyên có thể làm tăng nguy cơ đau lưng gấp 3 lần so với người ít sử dụng.
    • Các loại thịt đỏ thường gặp như: thịt bò, thịt bê, thịt cừu, thịt vịt….
  • Thực phẩm nhiều đường:
    • Ăn quá nhiều thức ăn chứa Carbohydrate có thể làm tăng nồng độ đường huyết, dẫn đến tăng tình trạng viêm, đau.
    • Các thực phẩm nhiều đường cần tránh gồm có: đồ nếp, bánh ngọt, nước ngọt….
  • Rượu bia: Nghiên cứu trên tạp chí Alcohol and Alcoholism vào năm 2009 cho biết: Việc sử dụng nhiều bia rượu sẽ làm tăng hoạt tính của protein hoạt hóa C dẫn đến tăng cường phản ứng viêm và khiến triệu chứng đau nhức lưng trở nặng.

Tuy chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng lớn đến quá trình điều trị đau lưng cấp tính nhưng không thể thay thế thuốc và các phương pháp trị liệu khác. Do vậy, ngoài việc xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, người bệnh cần tuân thủ phác đồ thuốc điều trị như hướng dẫn của bác sĩ đã đưa ra.

2.7. Tư thế hoạt động

Tư thế đứng đúng sẽ giúp bảo vệ cột sống
Tư thế đúng giúp bảo vệ cột sống

Để ngăn chặn cơn đau lưng trở nặng, người bệnh cần tránh các tư thế có hại và tập các tư thế tốt cho cột sống. Dưới đây là một số lưu ý cụ thể:

Tư thế hoạt động đúng

  • Khi đứng: Cần điều chỉnh để hai bàn chân tiếp xúc hoàn toàn với đất. Chân cần đứng thẳng để cân bằng trọng lượng, lưng thẳng, đầu cổ thẳng với trục của cột sống.
  • Khi ngồi: Chú ý tư thế ngồi đúng là hai chân tiếp xúc hoàn toàn với đất, đầu gối tạo thành một góc vuông, thân người thẳng, lưng thẳng, đầu cổ thẳng với trục của cột sống.
  • Khi nằm: Tư thế nằm đúng là chân co nhẹ, gối chùng đưa về phía trước mặt. Lót một gối ôm mỏng giữa đùi để duy trì vị trí của hông. Tay để trước mặt, điều chỉnh lưng hơi nghiêng phía trước hoặc phía sau.
  • Khi bê vật nặng: Để tránh cột sống bị tổn thương bạn cần  điều chỉnh để hai chân có khoảng cách rộng bằng vai sau đó chùng gối, từ từ nâng vật lên. Chú ý: Lưng vẫn giữ thẳng, dùng lực bẩy ở đầu gối để nâng vật lên.

Tư thế cần tránh

Những tư thế không tốt cho cột sống cần tránh bao gồm:

  • Xoay vặn mạnh người khi vận động
  • Cúi gập người để nâng vật
  • Ngồi hoặc đứng làm việc trong thời gian quá dài
  • Nằm với gối quá cao

2.8. Sử dụng đai lưng kéo giãn

Đai lưng kéo giãn
Đai lưng kéo giãn

Sử dụng đai lưng kéo giãn được các bác sĩ đánh giá là đem lại hiệu quả cao trong kiểm soát tình trạng đau lưng, đặc biệt là đau lưng do các nguyên nhân:

  • Thoát vị đĩa đệm
  • Thoái hóa cột sống lưng
  • Yếu lưng bẩm sinh
  • Trật đốt sống lưng…

Sử dụng lực kéo giãn được kiểm soát chính xác, đai lưng giúp tăng cường khoảng cách giữa hai đốt sống lưng, giảm tải áp lực cho đĩa đệm và cột sống, từ đó giải phóng các dây thần kinh bị chèn ép, giúp kiểm soát cơn đau lưng hiệu quả.

Đai lưng kéo giãn cho hiệu quả điều trị bệnh tốt mà không cần đối diện với nguy cơ về các tác dụng phụ như khi sử dụng thuốc. Tuy nhiên, người bệnh cần lựa chọn được loại đai lưng uy tín và chất lượng.

Một trong những đai kéo giãn lưng đang nhận được sự tin tưởng của nhiều chuyên gia và người bệnh là đai DiskDr. Đai DiskDr có xuất xứ từ Hàn Quốc được phân phối về Việt Nam thông qua công ty TNHH T3 Việt Nam là sản phẩm được Bộ Y tế cấp phép là thiết bị y tế loại A trong điều trị bệnh. Bạn có thể tìm hiểu kỹ hơn về loại đai lưng này tại đây: https://www.diskdr.vn/

Điều trị đau lưng cấp tính không phải là thách thức quá lớn, tuy nhiên, việc kiểm soát bệnh tái phát lại không hề dễ dàng. Người bệnh cần tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ và xây dựng lối sống khoa học, lành mạnh để có được sức khỏe tốt nhất.

ĐẶT HÀNG NHANH
Vui lòng nhập thông tin đặt hàng của bạn. Đối với sản phẩm có kích cỡ (size), chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ với bạn qua điện thoại để tư vấn sản phẩm phù hợp.
 

Để quay lại trang đang xem nhấn vào nút X ở góc trên bên phải.

YÊU CẦU DISKDR TƯ VẤN
Bạn cần tư vấn về sản phẩm phù hợp cho bệnh cột sống? Hãy để lại thông tin, chuyên gia của chúng tôi sẽ gọi điện tư vấn cho bạn.

Để quay lại trang đang xem nhấn vào nút X ở góc trên bên phải.