Thoát vị đĩa đệm | Phân biệt giữa thoát vị đĩa đệm và thoái hóa cột sống và gai cột sống.

Có rất nhiều người vẫn băn khoăn Thoát vị đĩa đệm là gì cũng như chưa phân biệt được các căn bệnh về xương khớp phổ biến như là thoái hóa cột sống, gai cột sống và thoái hóa đĩa đệm. Vậy nên, bài viết này sẽ đem lại những thông tin về triệu chứng, nguyên nhân, cũng như phương pháp điều trị cho bệnh thoát vị đĩa đệm, gai cột sống và thoái hóa cột sống.

1. Thế nào là thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống và gai cột sống.

Phân biệt thoát hóa cột sống, gai cột sống và thoát vị đĩa đệm
Phân biệt thoát hóa cột sống, gai cột sống và thoát vị đĩa đệm

1.1. Thoát vị đĩa đệm là gì?

Thoát vị đĩa đệm tiếng anh là Herniated Disc, được biết đến là căn bệnh về xương khớp phổ biến nhất hiện nay không chỉ ở Việt Nam mà còn trên toàn thế giới.

Có ba thành phần chính cấu tạo nên đĩa đệm đó là phần nhân nhày (Nucleus Pulposus) ở trong được bao bọc và bảo vệ bởi phần bao xơ (Annulus Fibrosus) bên ngoài và cuối cùng là tấm sụn tận cùng (Vertebral Endplates)

Cấu trúc của đĩa đệm cột sống
Cấu trúc của đĩa đệm cột sống

Tình trạng thoát vị ở đĩa đệm xảy ra khi bao xơ bảo vệ nhân nhày bị tổn thương dẫn tới tình trạng nứt, rách bao xơ. Nhân nhày bên trong sẽ theo chỗ rách và thoát dịch vị ra bên ngoài, dần dần sẽ gây chèn ép lên rễ thần kinh trong ống sống. Dây thần kinh bị chèn ép sẽ sinh ra đau đớn, khó chịu ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Do đĩa đệm nằm giữa các đốt sống, nên thoát vị đĩa đệm có thể xảy ra ở bất kì vị trí nào trên đốt sống. Trong đó, thoát vị đĩa đệm lưng và thoát vị đĩa đệm cổ là phổ biến nhất. 

1.2. Thoái hóa cột sống là gì?

Thoái hóa cột sống (Degenerative Spine) là tình trạng khi đĩa đệm, mỏm gai sau và thân đốt sống bị thoái hóa; xảy ra do quy trình lão hóa của cơ thể con người.

Một báo cáo của Viện Phẫu Thuật Chỉnh Hình Hoa Kỳ (American Academy of Orthopaedic Surgeon) chỉ ra rằng hơn 85% người trên 60 tuổi đều mắc các bệnh liên quan đến thoái hóa cột sống. Trong đó phổ biến nhất là thoái hóa cột sống thắt lưng và thoái hóa cột sống cổ.

1.3. Gai cột sống là gì?

Gai cột sống (Spondylosis) là hiện tượng các gai xương mọc ra phía ngoài và hai bên của cột sống. Nguyên nhân chính là do sự thoái hóa của cột sống làm ảnh hưởng đến các khớp đốt sống, khiến cho đĩa đệm bị tổn thương và thay đổi cấu trúc cột sống.

Do đó để tự ổn định và vững chắc, các gai xương sẽ được tạo ra. Sự hình thành của gai xương tác động đến ống sống, thu hẹp lại và chèn vào các dây thần kinh xung quanh và gây ra cảm giác đau mỏi.

2. Nguyên nhân gai cột sống, thoái hóa cột sống và thoát vị đĩa đệm là gì?

Đối với những bệnh sinh ra do sự thoái hóa của xương khớp như bệnh thoát vị đĩa đệm và gai cột sống thì đều có chung những nguyên nhân như sau:

Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống, gai cột sống
Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống, gai cột sống

 

2.1. Nguyên nhân chính:

Tuổi tác tăng dần dẫn đến sự lão hóa của nhiều bộ phận trên cơ thể. Sau nhiều năm không chăm sóc cơ thể một cách đúng đắn, việc cấu trúc của cột sống bị suy yếu, thoái hóa là điều không thể tránh khỏi.

Tuy nhiên, quá trình lão hóa có thể xảy ra ở mọi độ tuổi dựa trên chế độ sinh hoạt và lao động. Theo báo cáo của tổ chức Y tế thế giới WHO thì những người trẻ tuổi đang có nguy cơ cao bị mắc thoái hóa cột sống do cách sinh hoạt, ăn uống, hoạt động không được điều độ.

2.2. Nguyên nhân phụ:

Vận động nặng, sai tư thế: Việc phải hoạt động nặng trong thời gian dài sẽ gây áp lực lên các đốt sống và đẩy nhanh tốc độ thoái hóa. Việc thay đổi tư thế một cách đột ngột tác động lên các khớp, đĩa đệm một lực bất ngờ và gây ra thoát vị đĩa đệm. 

Lười vận động: Ngồi hay nằm nhiều trong một tư thế làm cho quá trình trao đổi chất ở xương khớp bị giảm, dẫn đến sự thiếu linh hoạt ở các khớp. Nếu duy trì chế độ sinh hoạt này sẽ đẩy nhanh quá trình lão hóa.  

Đặc thù công việc: Những ngành nghề có những việc liên quan đến ngồi nhiều như dân văn phòng, tài xế, xe ôm công nghệ, hay bê vác nặng thì có nguy cơ bị thoái hóa cột sống cao hơn, làm tăng khả năng bị thoát vị đĩa đệm và gai cột sống. 

Cân nặng: Với những người bị béo phì, thừa cân thì áp lực lên những đốt sống hay đĩa đệm bị tăng lên đáng kể. Khi cột sống phải chịu một trọng lượng lớn sẽ làm đẩy nhanh tốc độ thoái hóa. Cột sống bị thoái hóa cũng là nguyên nhân chính dẫn tới bệnh gai cột sống và thoát vị đĩa đệm. 

Tai nạn: Những chấn động mạnh, đột ngột của tai nạn lên xương khớp khiến các đĩa đệm ở giữa bị hư hại, dẫn đến viêm nhiễm. Viêm xương khớp kích thích tế bào tạo thêm xương, làm cho bề mặt xương nhô ra, hình thành gai xương.   

Chế độ ăn uống: Một chế độ dinh dưỡng thiếu hụt canxi hay các vitamin cần thiết cho sự trao đổi chất là một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng xương khớp trong lâu dài. Thiếu chất gây ra loãng xương, làm giảm quá trình trao đổi chất cần thiết để có một cột sống khỏe mạnh. 

Xem thêm: Thoát vị đĩa đệm nên ăn gì?

3. Triệu chứng thoái hóa cột sống, gai cột sống và thoát vị đĩa đệm là gì?

Nhìn chung thì biểu hiện của các bệnh về xương khớp thường không quá rõ ràng, và rất khó phân biệt ở giai đoạn đầu của bệnh. Chỉ đến khi bệnh tiến triển trong một thời gian dài, với những cơn đau âm ỉ với cường độ tăng dần thì người bệnh mới đi khám. 

Do vậy nếu hiểu biết rõ những dấu hiệu của từng loại bệnh về xương khớp sẽ giúp người bệnh sớm biết được mình đang ở giai đoạn nào của bệnh.

Giai đoạn thoái hóa cột sống
Giai đoạn thoái hóa cột sống

3.1. Các triệu chứng thoái hóa cột sống là gì? 

Tùy thuộc vào vị trí thoái hóa mà có thể xuất hiện các triệu chứng khác nhau:

3.1.1. Dấu hiệu của thoái hóa cột sống cổ: 

  • Đau nhức, tê cứng phần cổ: Ở thời gian đầu của bệnh thì những cơn đau nhẹ sẽ đột ngột xảy ra làm người bệnh tưởng do mỏi cổ. Lâu dần, khi phần cổ không được điều trị hay sử dụng những dụng cụ hỗ trợ cổ làm giảm áp lực lên các đốt sống bị thoái hóa, cơn đau sẽ âm ỉ và nặng dần. Việc xoay đầu, nghiêng đầu, gập cổ sẽ trở nên khó khăn hơn.
  • Đầu đau, choáng váng, chóng mặt: Do các dây thần kinh và dây chằng bị chèn ép, nên những cơn đau đầu hay chóng mặt bất thường có thể là một dấu hiệu của bệnh thoái hóa cột sống. 
  • Đau, tê ở phần bả vai, cánh tay: Thoái hóa cột sống cổ ảnh hưởng trực tiếp đến phần bả vai làm cho lực cánh tay bị suy yếu, cũng như mất cảm giác ở bàn tay. Lúc này, việc cầm nắm hay bê vác vật nặng cũng trở nên khó khăn.

3.1.2. Dấu hiệu của thoái hóa cột sống thắt lưng:

  • Đau vùng lưng, thắt lưng sau khi ngồi, nằm lâu trong một tư thế. Do các rễ thần kinh bị chèn ép nhẹ nên những cơn đau sẽ đột ngột trong thời gian đầu của bệnh. Lâu dần, khi đốt sống bị thoái hóa nặng, cường độ các cơn đau sẽ tăng dần.
  • Đau, nhức và tê ở phần chân là dấu hiệu của bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng. Đó là do các rễ thần kinh phần thắt lưng có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của phần thân dưới. Càng về sau, các cơn đau và tê nhức ở phần chân càng nặng làm hạn chế khả năng đi lại của người bệnh.
  • Khó khăn khi thực hiện những động tác như xoay, vặn, cúi người do việc các dây chằng và dây thần kinh vận động bị chèn ép. Nếu để lâu, các biến chứng nguy hiểm có thể làm người bệnh bị teo chi, yếu cơ, bại liệt.

3.2. Các triệu chứng thoát vị đĩa đệm là gì?

Từng giai đoạn thoái hóa của cột sống sẽ tạo nên những tổn thương khác biệt trên đĩa đệm, để lại những dấu hiệu khác nhau.

Triệu chứng thoát vị đĩa đệm lưng, cổ
Triệu chứng thoát vị đĩa đệm lưng, cổ

3.2.1. Dấu hiệu của thoát vị đĩa đệm cổ: 

  • Vùng vai, gáy, cánh tay có cảm giác đau nhức khả năng là do dây thần kinh bị dịch vị chèn vào. Ở giai đoạn đầu của bệnh, các cơn đau nhẹ với tần suất thấp, bất ngờ có thể xảy ra. Khi bệnh trở nặng, sự chèn ép vào dây thần kinh làm người bệnh mất cảm giác ở vùng vai gáy, cánh tay, và lan xuống bàn tay.
  • Việc đĩa đệm chèn vào dây thần kinh sẽ làm cơ tay bị yếu đi rõ rệt, hạn chế khả năng vận động của vùng trên của cơ thể. Mỗi khi vận động mạnh và lâu thì sẽ có các biểu hiện run tay, nhức phần vai gáy.
  • Việc vận động ở phần đầu như xoay, gập, cúi bị hạn chế do cấu trúc của đĩa đệm không còn bình thường để có thể chịu tác động từ việc vận động.

3.2.2. Dấu hiệu của thoát vị đĩa đệm lưng:

  • Vùng thắt lưng, cột sống lưng của người bệnh có cảm giác đau nhức sau khi ngồi làm việc lâu trong một tư thế.
  • Cơn đau lan từ thắt lưng xuống đến vùng chân, quanh hậu môn và bắp đùi.
  • Việc đi lại, vận động phần dưới cơ thể bị hạn chế do dây thần kinh bị chèn ép lâu ngày; làm suy yếu cơ. Ở giai đoạn sau của bệnh, việc teo cơ, bại liệt sẽ là những biến chứng nguy hiểm của căn bệnh này.

3.3. Các triệu chứng gai cột sống là gì?

Ở thời gian đầu thì những dấu hiệu của bệnh gai cột sống không quá rõ ràng, do dộ dài của gai chưa đủ để cọ xát với các đốt sống hay tổn thương dây thần kinh. Qua những giai đoạn sau thì bệnh sẽ có những dấu hiệu rõ rệt hơn.

3.3.1. Dấu hiệu của gai cột sống cổ:

  • Những cơn đau nhức ở vùng cổ chỉ ra khả năng bị gai đốt sống cổ
  • Kèm với đó là khả năng đau đầu, chóng mặt, mất ngủ do cơn đau kéo dài, âm ỉ
  • Việc vận động ở vùng cổ và vai gáy sẽ bị giới hạn do các đốt sống bị gai xương cọ xát.

3.3.2. Dấu hiệu của gai cột sống lưng:

  • Vùng lưng có cảm giác đau dần khi vận động, dẫn đến việc hoạt động ở chân và hông bị giới hạn.
  • Mất cân bằng và cảm giác ở vùng chân kèm với những cơn đau nhức ở vùng thắt lưng đốt sống L4 L5.
  • Cảm giác ê ẩm, nhức nhối sau khi ngồi nhiều, nằm lâu.

Nhìn chung, do bệnh thoát vị đĩa đệm và gai cột sống đều là ảnh hưởng trực tiếp từ việc cột sống bị thoái hóa nên những dấu hiệu nhận biết bệnh có phần giống nhau, khó phân biệt. Để có thể chẩn đoán chính xác loại bệnh và giai đoạn của bệnh thì người bệnh nên đến các cơ sở ý tế uy tín để thăm khám, chụp chiếu.

4. Phương pháp điều trị thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm và gai cột sống.

Dựa trên từng giai đoạn tiến triển của bệnh mà sẽ có những phương pháp điều trị phù hợp. Những phương pháp điều trị khác nhau sẽ có những ưu nhược điểm khác nhau về khả năng phục hồi, chi phí, mức độ phức tạp. Vậy nên, sau đây sẽ là những phương pháp điều trị phổ biến nhất cho các loại bệnh kể trên trong từng giai đoạn khác nhau.

Phương pháp điều trị thoái hóa cột sống, gai cột sống, thoát vị đĩa đệm
Phương pháp điều trị thoái hóa cột sống, gai cột sống, thoát vị đĩa đệm

4.1. Điều trị tại nhà với những bài tập và dụng cụ kéo giãn cột sống: 

  • Giai đoạn: Ở thời gian đầu cũng như sau phẫu thuật, có tác dụng phòng ngừa cũng như hỗ trợ phục hồi cấu trúc của đốt cột sống.
  • Ưu điểm: Chí phí rẻ hơn những phương pháp khác, thuận tiện cho người bệnh vì có thể làm ở tại nhà. Việc tập kéo giãn cơ sẽ làm giảm áp lực lên cột sống, giúp cho cột sống được thoải mái trong khi ngồi làm việc lâu; mạch máu được lưu thông cũng như giảm sức chèn lên dây thần kinh. 
  • Nhược điểm: Việc không tìm hiểu kỹ thông tin về động tác tập hay dụng cụ hỗ trợ cũng gây ra những hậu quả không đáng có. Việc tập luyện sai tư thế trong khi bị bệnh có thể gây ra những hậu quả đáng tiếc.


Khách hàng thoát vị đĩa đệm nhiều năm không khỏi, được bạn bè giới thiệu DiskDr 

Việc sử dụng đai kéo giãn cột sống không chỉ giúp các tổn thương ở vùng cột sống được phục hồi mà còn có tác dụng phòng ngừa từ khi bệnh mới ở giai đoạn đầu. Đối với các bệnh liên quan đến cột sống như thoát vị đĩa đệm, gai cột sống thì việc sử dụng đai lưng kéo giãn cột sống mang lại hiệu quả cao với chi phí hợp lí.

So với các phương pháp khác thì việc tập luyện tại nhà và đeo dụng cụ hỗ trợ kéo giãn cột sống là an toàn và hiệu quả nhất trong việc phục hồi và phòng ngừa bệnh. 


Xem thêm về đai kéo giãn cột sống Hàn Quốc DiskDr

Xem thêm: Có nên mua đai kéo giãn cột sống?

4.2. Điều trị bằng thuốc dựa trên sự kê đơn của bác sĩ chuyên khoa:

  • Giai đoạn: Trong giai đoạn đầu, khi cơn đau ở mức nhẹ và trung bình
  • Ưu điểm: Giảm đau tức thời, thuận tiện trong việc sử dụng
  • Nhược điểm: Chỉ là giải pháp tạm thời chứ không có tác dụng trong việc phục hồi cấu trúc xương khớp. Sau khi thuốc hết tác dụng thì cơn đau sẽ quay trở lại với cường độ nặng hơn. Thậm chí việc dùng thuốc giảm đau trong thời gian dài sẽ gây ảnh hưởng đến gan, thận, lệ thuộc vào thuốc giảm đau. 

4.3. Điều trị bằng phương pháp vật lý trị liệu như xoa bóp, châm cứu, bấm huyệt:

  • Giai đoạn: Giai đoạn đầu của bệnh, cơn đau nhẹ, không thường xuyên
  • Ưu điểm: Có hiệu quả làm giãn cơ, giảm triệu chứng đau, giúp cho tuần hoàn máu lưu thông.
  • Nhược điểm: Một liệu trình điều trị thường sẽ rất tốn kém, cũng như không thuận tiện cho người bệnh trong việc đi lại. Việc có điều trị dứt điểm được hay không còn tùy thuộc vào trình độ của bác sĩ.

4.4. Phẫu thuật:

  • Giai đoạn: Bệnh đã trở nặng, thoát vị di trú, gây chèn ép dây thân kinh cấp tính. Sau khi đã điều trị nội khoa từ 5 – 8 tuần mà không khỏi bệnh, thì nên cân nhắc phương pháp này. 
  • Ưu điểm: Khi bệnh trở nặng và những phương pháp điều trị khác không thể đáp ứng được nhu cầu thì đây là phương pháp duy nhất để phong bế dây thần kinh bị chèn ép.
  • Nhược điểm: Phẫu thuật sẽ có những biến chứng và rủi ro nhất định như là việc khó khăn trong quá trình phục hồi sau phẫu thuật với những bệnh nhân lớn tuổi. Tuy phẫu thuật có hiệu quả cao, xong cần tìm hiểu kỹ các phương pháp thay thế đã kể ở trên để có một quyết định phù hợp nhất với tình trạng bệnh của bản thân. 

Tuy các bệnh liên quan đến thoái hóa cột sống như thoát vị đĩa đệm hay gai cột sống không ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của người bệnh. Nhưng những biến chứng hay tác động mà bệnh gây ra sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe của người bệnh.

Do đó, hiểu được nguyên nhân, triệu chứng, cũng như cách chữa trị của các bệnh liên quan đến thoái hóa cuộc sống là điều rất cần thiết.

Hy vọng bài viết đã trả lời được câu hỏi thoát vị đĩa đệm là gì cũng như giúp các bạn phân biệt được giữa thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống và gai đốt sống. Chúc các bạn nhiều sức khỏe!

Nguồn tham khảo:

ĐẶT HÀNG NHANH
Vui lòng nhập thông tin đặt hàng của bạn. Đối với sản phẩm có kích cỡ (size), chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ với bạn qua điện thoại để tư vấn sản phẩm phù hợp.
 

Để quay lại trang đang xem nhấn vào nút X ở góc trên bên phải.

YÊU CẦU DISKDR TƯ VẤN
Bạn cần tư vấn về sản phẩm phù hợp cho bệnh cột sống? Hãy để lại thông tin, chuyên gia của chúng tôi sẽ gọi điện tư vấn cho bạn.

Để quay lại trang đang xem nhấn vào nút X ở góc trên bên phải.