Nguyên nhân và cách điều trị đau lưng dưới KHÔNG DÙNG THUỐC 2022

Đau lưng dưới là tình trạng rất nhiều người gặp phải do một số nguyên nhân nhất định. Rất có thể là do vận động hoặc ngủ sai tư thế nhiều ngày, lao động quá sức hoặc bạn đã từng có bệnh lý về xương khớp. Để biết cách điều trị tình trạng này thì trước tiên cần phải hiểu rõ về nguyên nhân, triệu chứng và những lưu ý về bệnh. Hãy cùng tìm hiểu về vấn đề này trong bài viết sau. 

Đau lưng dưới là gì
Đau lưng dưới là gì

1. Đau lưng dưới là bệnh gì?

Là nơi chịu ảnh hưởng của áp lực gây ra trong vận động thường ngày và trọng lượng của phần thân trên chính là vị trí lưng dưới hay còn gọi là cột sống thắt lưng. Đây là vị trí dễ gặp chấn thương nhất trên cơ thể đặc biệt là chấn thương ngoại lực hoặc do tình trạng thoái hóa cột sống hoặc thoát vị đĩa đệm gây ra.

Đau lưng dưới thường được hiểu là đau nhức, ê buốt ở vùng thắt lưng. Bệnh lý này rất dễ điều trị khi vừa phát hiện bệnh nhưng nếu để lâu ngày sẽ trở nặng và dẫn theo hàng loạt những tác hại nguy hiểm. 

Bệnh bao gồm 3 cấp độ chính và phụ thuộc vào thời gian diễn ra cơn đau:

  • Cấp tính: Bệnh nhẹ, cơn đau diễn ra dưới 6 tuần.
  • Nửa mãn tính: Cơn đau nhức thắt lưng dưới kéo dài từ 6 – 12 tuần.
  • Mãn tính: Bệnh nghiêm trọng diễn ra trên 12 tuần.

2. Nguyên nhân

Cơn đau phía dưới thắt lưng có thể xảy ra ở nhiều vị trí khác nhau: lưng dưới bên trái, lưng dưới bên phải, lưng dưới ở giữa, lưng dưới gần mông. Mỗi vị trí sẽ cho một tình trạng bệnh lý khác nhau. Dưới đây là những nguyên nhân gây ra cơn đau phía dưới thắt lưng ở từng vị trí:

2.1. Đau lưng dưới bên trái

Cơn đau lúc đầu sẽ xuất hiện ở vùng giữa lưng bên trái rồi dần dần lan xuống thắt lưng bên dưới. Triệu chứng của bệnh có thể kéo dài nhiều ngày, đau nhức lâu dài từ vài tuần tới vài tháng.

Đau lưng dưới bên trái
Đau lưng dưới bên trái

Cần chú ý những trường hợp dù đã chữa trị nhiều phương pháp nhưng vẫn bị đau lưng từ 3 tuần trở lên mà không đỡ. Những nguyên nhân có thể gây ra bệnh lý này là:

  • Bệnh thận: Những người bị bệnh sỏi thận, viêm cầu thận hoặc suy thận là những đối tượng dễ bị bệnh hơn. Người bệnh thường có biểu hiện nước tiểu đục, tiểu nhiều lần trong ngày, lẫn máu trong nước tiểu, đau nhức chạy dọc đến cơ quan sinh dục…
  • Hội chứng kích thích ruột: Triệu chứng dễ thấy của bệnh là thường xuyên bị trái dạ, ăn gì cũng cảm thấy đau bụng, tiêu chảy kéo dài, nhạy cảm với đồ ăn lạ, buồn nôn.

2.2. Đau phần lưng dưới bên phải

Đau lưng dưới bên phải
Đau lưng dưới bên phải

Cơn đau này lúc đầu sẽ xuất hiện từ điểm giữa lưng rồi lan xuống thắt lưng phải. Những nguyên nhân bệnh lý có thể dẫn tới những cơn đau nhức lưng dưới bên phải:

  • Gai cột sống lưng: Gai cột sống thắt lưng là một trong những biến chứng của thoái hóa cột sống. Tình trạng tích tụ quá nhiều canxi trên cột sống sẽ mọc ra các gai xương và chèn ép dây chằng. Khi gai xương chèn ép lên dây thần kinh gây ra đau nhức, ê buốt lưng, nặng có thể bị tê liệt dây thần kinh.
  • Viêm ruột thừa: Bạn cần phải đề phòng khi bị đau quặn thắt ruột kèm theo buồn nôn, đau lưng dưới bên phải.
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu: Biểu hiện của bệnh lý này là nước tiểu màu vàng sẫm, tiểu ra máu và có mùi hôi khó chịu.

2.3. Cơn đau lưng dưới gần mông:

Lưng dưới gần mông là vị trí có đốt sống L4, L5 đến S1. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có liên quan tới những bệnh về xương khớp như:

  • Bệnh hẹp ống sống: Hẹp ống sống dẫn đến không đủ không gian cho khoang đốt sống và mạch máu không thể lưu thông khiến chèn ép lên dây thần kinh và gây ra đau đớn. 
  • Thoát vị đĩa đệm thắt lưng: Nhân nhầy nằm trong đĩa đệm giữa hai đốt sống nếu bị thoát ra ngoài sẽ chèn ép lên các dây thần kinh và gây ra hiện tượng thoát vị đĩa đệm thắt lưng. Bệnh lý này nguy cơ rất cao ảnh hưởng xấu đến sinh hoạt hàng ngày và khó vận động, bệnh sẽ ngày càng nặng nếu không được chữa trị kịp thời.
Đau lưng dưới gần mông
Đau lưng dưới gần mông

Cơn đau lưng dưới gần mông ở phụ nữ:

  • Do bệnh phụ khoa: Những bệnh lý liên quan đến u xơ tử cung, viêm cổ tử cung hoặc ung thư cổ tử cung rất dễ bị đau lưng dưới
  • Bệnh thận: Nếu chị em thấy dấu hiệu nước tiểu đục không bình thường, có màu hồng hoặc lẫn máu và đau lưng dưới gần mông kéo dài nhiều ngày thì nên đề phòng vì có thể đã bị bệnh thận. 
  • Sắp tới chu kỳ kinh nguyệt: Mỗi lần sắp tới ngày đèn đỏ chị em sẽ bị đau bụng dưới kèm với đau lưng âm ỉ, ê buốt ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày. Tuy nhiên, đây chỉ là những dấu hiệu rất bình thường và không gây ra nguy hại gì cho cơ thể, chỉ báo hiệu là sắp tới chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng. 

3. Đau lưng dưới có nguy hiểm không?

Đau lưng dưới gây ra nhiều tác hại cho cơ thể và ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày cũng như vận động. Tuy nhiên, bệnh không nguy hiểm đến tính mạng con người mà vẫn có thể chữa trị bằng nhiều cách khác nhau. Nếu bệnh không điều trị kịp thời, rất có thể sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng.

Bởi vậy bệnh nhân khi phát hiện triệu chứng cần phải đến bệnh viện ngay để được chẩn đoán bệnh kịp thời. Ngoài ra, bạn cũng nên cân bằng chế độ dinh dưỡng lành mạnh và rèn luyện thân thể hàng ngày. 

4. Những cách giảm đau hiệu quả không dùng thuốc

Cách giảm đau hiệu quả không dùng thuốc
Cách giảm đau hiệu quả không dùng thuốc
  • Thể dục nhịp điệu tác động thấp

Bài tập aerobic tác động thấp làm tăng lưu lượng máu và hỗ trợ chữa lành chấn thương mà không làm cột sống bị đau. Thể dục nhịp điệu tác động thấp có thể bao gồm sử dụng máy tập xe đạp, máy tập elip hoặc máy tập chạy.

Những người bị đau thắt lưng thường xuyên tập bài tập này sẽ giảm đau nhức cho xương khớp, khiến cơ thể khỏe mạnh dẻo dai hơn.

  • Kéo xà đơn

Kéo xà đơn hàng ngày có tác dụng kéo giãn cột sống thắt lưng và rèn luyện cơ bắp phần cánh tay, vai để có một cơ thể và thân hình đẹp. 

  • Tập bơi

Bộ môn bơi lội là cách điều trị đau lưng hiệu quả nhất. Khi bơi, trọng lượng của nước sẽ không làm áp lực lên vùng thắt lưng. Ngược lại còn làm cho lưng được kéo giãn và xương khớp chắc khỏe hơn. 

  • Dùng đai kéo giãn cột sống DiskDr

Đai kéo giãn cột sống DiskDr giúp điều trị đau lưng dưới vô cùng hiệu quả mà không cần sử dụng thuốc hay nặng hơn là phẫu thuật. Ngoài ra bạn còn có thể tự sử dụng phương pháp này tại nhà mà không cần đến ai giúp đỡ và dễ dàng mang theo mọi nơi.

Đai lưng cột sống chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà
Đai lưng cột sống chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà

Tác dụng của đai lưng DiskDr là tăng cường và ổn định sức mạnh vùng lưng, tạo sự thư giãn và thoải mái nhất khi sử dụng cũng như giải phóng áp lực lên cột sống thắt lưng và dây thần kinh bị chèn ép. 

Cột sống vùng thắt lưng hay lưng dưới là điểm chịu nhiều áp lực nhất của cơ thể. Sử dụng đai lưng DiskDr sẽ có nhiều tác dụng điều trị tích cực lên vùng lưng dưới như:

  • Bảo vệ, định hình giúp cột sống trở về đường cong sinh lý tự nhiên và giảm áp lực xuống các đốt sống lưng.
  • Kéo giãn cột sống thắt lưng giúp giảm sự chèn ép lên dây thần kinh và các bó cơ xung quanh.
  • Nâng đỡ cơ thể, giảm một phần áp lực lên cột sống.
  • Tạo điều kiện giúp khôi phục độ đàn hồi tự nhiên của lưng dưới.

  • Chế độ ăn ngủ điều độ

Bạn nên bổ sung các dưỡng chất vitamin như vitamin D, C, B6, các loại rau củ và hoa quả… Ngoài ra phải ăn đủ 3 bữa 1 ngày và ngủ đủ giấc. Bạn nên loại bỏ ngay chất kích thích, đồ uống có cồn và đồ ăn nhiều dầu mỡ ra khỏi thực đơn để có một sức khỏe tốt nhất. 

Qua bài viết trên, mong các bạn đã nắm bắt được những thông tin cần thiết về bệnh đau lưng dưới cũng như nguyên nhân và cách chữa trị hiệu quả.

ĐẶT HÀNG NHANH
Vui lòng nhập thông tin đặt hàng của bạn. Đối với sản phẩm có kích cỡ (size), chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ với bạn qua điện thoại để tư vấn sản phẩm phù hợp.
 

Để quay lại trang đang xem nhấn vào nút X ở góc trên bên phải.

YÊU CẦU DISKDR TƯ VẤN
Bạn cần tư vấn về sản phẩm phù hợp cho bệnh cột sống? Hãy để lại thông tin, chuyên gia của chúng tôi sẽ gọi điện tư vấn cho bạn.

Để quay lại trang đang xem nhấn vào nút X ở góc trên bên phải.