Nguyên nhân và cách điều trị đau lưng bên trái

Đau lưng bên trái là hiện tượng phổ biến có thể bắt gặp ở rất nhiều người nhất là lứa tuổi trung niên và người lớn tuổi. Tùy theo nguyên nhân gây bệnh mà có cách điều trị đau lưng bên trái phù hợp. Cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị đau lưng dưới đây.

Xem thêm:

1. Nguyên nhân phổ biến gây đau lưng bên trái

Đau lưng trái có thể xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là các nguyên nhân phổ biến nhất.

1.1. Do chấn thương

Chấn thương ở lưng do tai nạn giao thông hay va chạm trong quá trình tập luyện và thi đấu thể thao sẽ làm căng cơ và giãn dây chằng quá mức. Nếu không được điều trị kịp thời,triệt để các vết thương có thể dẫn đến sưng viêm, gây đau nhức âm ỉ vùng lưng và hạn chế sự vận động các chi dưới.

1.2. Làm việc quá sức, lười vận động

Những người thường xuyên phải mang vác vật nặng bằng lưng, tập luyện thể dục thể thao quá sức cũng sẽ khiến cột sống bị tổn thương, từ đó gây đau lưng bên trái phía trên.

Ngoài ra, một số đối tượng như nhân viên văn phòng, tài xế lái xe, công nhân may…do tính chất công việc nên thường xuyên phải ngồi nhiều một chỗ, ít đi lại vận động lâu dần các cơ bị co cứng cũng dẫn đến đau lưng.

Nhân viên văn phòng là đối tượng dễ bị đau lưng trái
Nhân viên văn phòng là đối tượng dễ bị đau lưng trái

1.3. Đau thắt lưng trái do thiếu hụt canxi

Chế độ ăn thiếu hụt canxi sẽ làm tăng nguy cơ bị loãng xương và các bệnh lý về xương khớp như thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, gai xương. Các bệnh lý này sẽ gây ra triệu chứng đau nhức âm ỉ hoặc kéo dài cho vùng cột sống thắt lưng trái, phải.

1.4. Vấn đề nội tạng

Đau lưng trái có thể là triệu chứng của các bệnh liên quan đến nội tạng và bệnh phụ khoa.

1.4.1. Sỏi thận

Khi bị sỏi thận, các viên sỏi làm cản trở đường dẫn nước, làm tăng áp lực cho thận khiến ống thận phồng ra chèn ép lên các dây thần kinh cảm giác và gây ra những cơn đau buốt từ từ phần lưng bụng xuống cơ quan sinh dục.

Sỏi thận, nhiễm trùng thận thường gây ra những cơn đau thắt vùng lưng trái.
Sỏi thận, nhiễm trùng thận thường gây ra những cơn đau thắt vùng lưng trái.

1.4.2. Nhiễm trùng thận

Nhiễm trùng thận là do vi khuẩn có hại xâm nhập gây ra. Khi bị nhiễm trùng thận người bệnh sẽ có cảm giác đau tức ở hai bên lưng. Mức độ đau sẽ phụ thuộc vào sự tiến triển của bệnh.

1.4.3. Viêm tụy

Viêm tụy có hai triệu chứng điển hình là đau bụng và đau lưng. Người bệnh sẽ đau từ vùng rốn lan sang phải rồi sang trái và xuyên qua sau lưng. Cơn đau không thường xuyên, có khi diễn ra trong vài ngày hoặc vài tuần rồi biến mất.

1.4.4. Viêm đại tràng

Theo các chuyên gia, một số trường hợp cơn đau quặn do viêm đại tràng có thể lan sang vùng lưng dẫn đến đau lưng trái. Ngoài ra, viêm đại tràng khiến bệnh nhân bị tiêu chảy kéo dài gây ra tình trạng rối loạn điện giải cũng dẫn đến đau lưng và nhức mỏi chân tay.

1.4.5. Rối loạn phụ khoa

Rối loạn kinh nguyệt khiến cho nồng độ hormone estrogen và progesterone biến động dẫn đến chứng đau nhức lưng nhất là vùng từ thắt lưng xuống xương chậu.

2. Cách điều trị đau lưng bên trái

Để điều trị đau lưng bên trái có rất nhiều phương pháp khác nhau. Tùy thuộc vào mức độ tổn thương và nguyên nhân gây ra bệnh, các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Riêng với các trường hợp bị đau lưng trái do vấn đề về nội tạng bệnh nhân sẽ phải điều trị khỏi các loại bệnh này trước khi tiến hành điều trị đau lưng.

Các phương pháp điều trị sau đây sẽ áp dụng cho các nguyên nhân gây đau như chấn thương, thiếu canxi, làm việc quá sức…

2.1. Khám bác sĩ chuyên khoa

Đau lưng trái nếu không được điều trị sớm và kịp thời có thể dẫn đến rất nhiều biến chứng nguy hiểm như hạn chế vận động, bại liệt… Do đó, khi bạn cảm thấy đau lưng ở bên trái kèm theo các triệu chứng khó thở, chóng mặt buồn nôn, sốt, ớn lạnh, rối loạn ý thức, tiểu tiện ra máu, tiểu tiện không tự chủ… thì bạn nên đến các cơ sở y tế để các bác sĩ chuyên khoa khám và đưa ra lộ trình điều trị phù hợp.

Bệnh nhân nên đi khám chuyên khoa để các bác sĩ chỉ định phương pháp điều trị bệnh phù hợp
Bệnh nhân nên đi khám chuyên khoa để các bác sĩ chỉ định phương pháp điều trị bệnh phù hợp

2.2. Thuốc tây y

Các nhóm thuốc tây y dùng để chữa đau lưng bao gồm:

  • Nhóm thuốc giảm đau liều nhẹ: Paracetamol (Acetaminophen),…
  • Nhóm thuốc kháng viêm không Steroid: Diclofenac, Aspirin,…
  • Nhóm thuốc giãn cơ: Myonal, Baclofen
  • Thuốc ức chế thần kinh: Chủ yếu là các loại vitamin B như B1, B6, B12…

Ưu điểm:

  • Giúp giảm đau, kháng viêm nhanh chóng
  • Phục hồi khả năng vận động của cơ lưng

Nhược điểm:

  • Nhiều tác dụng phụ cho gan, thận và dạ dày
  • Phải thận trọng khi sử dụng cho phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú.

Lưu ý: Để tránh các tác dụng phụ không mong muốn, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.

2.3. Chườm nóng

Chườm nóng lưng
Chườm nóng giảm đau lưng

Dùng khăn thấm nước nóng và chườm lên vị trí bị đau lưng trong 30 phút sẽ có tác dụng làm giãn cơ, giãn dây chằng, mạch máu và làm giảm kích thích thần kinh. Đây là cách điều trị đau lưng bên trái hiệu quả khi tình trạng bệnh ở giai đoạn nhẹ.

Lưu ý:

  • Ngoài khăn bạn cũng có thể dùng túi sưởi hoặc chai đựng nước nóng để chườm lên các vị trí bị đau.
  • Không chườm lên các vùng da nhạy cảm hoặc đang bị tổn thương.
  • Sử dụng lượng nhiệt vừa đủ tránh nóng quá sẽ gây bỏng da.

2.4. Phẫu thuật

Phẫu thuật là phương pháp điều trị đau lưng trái có xâm lấn thường được các bác sĩ  chỉ định cho các trường hợp như:

  • Đau lưng trái cấp độ nặng.
  • Việc sử dụng các loại thuốc giảm đau, thuốc tiêm, vật lý trị liệu không cho hiệu quả như mong đợi.
  • Bệnh nhân bị đau lưng do một số bệnh lý về cột sống như thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống, cong vẹo cột sống, gai xương.

Hiện nay có hai phương pháp phẫu thuật điều trị đau lưng trái chủ yếu là: phẫu thuật mổ hở và phẫu thuật nội soi để định lại cột sống.

Phẫu thuật nội soi điều trị bệnh đau lưng
Phẫu thuật nội soi điều trị bệnh đau lưng

Ưu điểm:

  • Giải quyết được gần như dứt điểm bệnh.
  • Người bệnh không còn bị làm phiền bởi những cơn đau nhức khó chịu.

Nhược điểm:

  • Chi phí điều trị cao
  • Thành công của ca phẫu thuật phụ thuộc rất lớn vào tay nghề của bác sĩ và mức độ hiện đại của máy móc và các trang thiết bị phẫu thuật.
  • Quá trình phẫu thuật thường tiềm ẩn một số rủi ro không mong muốn như chảy máu nhiều, nhiễm trùng vết mổ.

2.5. Vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu là một trong những phương pháp điều trị đau lưng trái không cần dùng thuốc. Vật lý trị liệu sử dụng các tác nhân vật lý như sóng điện từ, tia hồng ngoại để tác động lên vùng lưng bị đau, giúp giảm sự co cứng cơ bắp, tăng cường lưu thông khí huyết, giảm triệu chứng đau và phục hồi chức năng cho cơ, khớp và cột sống.

Một số phương thức vật lý trị liệu thường được áp dụng để điều trị đau lưng trái là:

  • Sóng ngắn: Nhiệt lượng phát ra từ sóng ngắn sẽ giúp ức chế các sợi dẫn truyền dây thần kinh giúp làm dịu đi các cơn đau và làm giảm sự căng thẳng của hệ thần kinh.
  • Siêu âm giảm đau: Sóng siêu âm tạo ra nhiều tác dụng cơ học, sinh nhiệt và sinh học giúp giãn cơ, tăng tuần hoàn máu, tăng nuôi dưỡng cục bộ từ đó giúp giảm đau lưng hiệu quả.
  • Chiếu tia hồng ngoại: Sức nóng từ đèn hồng ngoại có tác dụng làm giảm đau, chống co cứng cơ, giãn mạch, tăng chuyển hóa dinh dưỡng tại chỗ nên có tác dụng chữa đau lưng rất tốt.
  • Kích thích điện: Dòng điện ức chế đường dẫn truyền của dây thần kinh lên não làm giảm sự co thắt của các dây thần kinh, giúp người bệnh mau chóng hết đau.
  • Laser: Chiếu tia laser giúp giảm đau và kích thích tái tạo các mô bị tổn thương, phục hồi chức năng của hệ cơ xương.
  • Sử dụng máy kéo giãn cột sống: Giúp giải phóng sự chèn ép cho các dây thần kinh, giãn cơ, giảm áp lực lên nội đĩa đệm, giảm đau.
Sử dụng máy kéo giãn cột sống để điều trị bệnh đau lưng
Sử dụng máy kéo giãn cột sống để điều trị bệnh đau lưng

3. Cách điều trị đau lưng bên trái bằng bài thuốc dân gian

Bên cạnh các bài thuốc tây y, các bài thuốc trị đau lưng bằng dân gian cũng là giải pháp chữa bệnh đau lưng trái rất hiệu quả và an toàn, không gây tác dụng phụ, không biến chứng.

3.1. Ngải cứu

Bài thuốc từ ngải cứu
Bài thuốc từ ngải cứu

Lợi ích: Theo đông y, ngải cứu có vị đắng, mùi thơm tính ấm, tinh dầu ngải cứu giúp kháng khuẩn, chống viêm, giảm đau lưng và đau nhức xương khớp.

Nguyên liệu: 500g ngải cứu, muối hột

Cách làm:

  • Ngải cứu rửa sạch và sao nóng cùng muối hột.
  • Đổ hỗn hợp ra một miếng vải nhỏ và đắp lên vị trí đau nhức.

Cách sử dụng:

  • Đắp ngải cứu trong khoảng 15 phút.
  • Thực hiện 3 lần/tuần để thấy các cơn đau lưng giảm dần.

Lưu ý:

  • Ngải cứu có dược tính cao nên chỉ sử dụng để chữa đau lưng 2 – 3 lần/tuần, sử dụng quá có thể gây ngộ độc.
  • Không dùng ngải cứu cho người bị viêm gan, phụ nữ mang thai

3.2. Lá tướng quân

Lá tướng quân
Lá tướng quân

Công dụng: Lá tướng quân có tác dụng thông huyết, ứ tán, giúp giảm đau và tiêu sưng nên thường được ứng dụng trong các bài thuốc trị đau lưng trái.

Nguyên liệu: 1 nắm lá cây tướng quân, ngũ trảo, bồ công anh, 1 ít muối hạt trắng, 1 ít rượu trắng 40 độ.

Cách làm:

  • Rửa sạch lá cây tướng quân, ngũ trảo, bồ công anh rồi để cho ráo nước.
  • Trộn các loại lá với muối hạt và rượu trắng rồi giã nát. Cho các nguyên liệu vào chảo và sao nóng.

Cách sử dụng: Đổ nguyên liệu đã sao nóng ra một tấm vải nhỏ sau đó đắp lên vùng lưng trái bị đau.

Lưu ý:

  • Chỉ sử dụng lá tướng quân với một liều lượng vừa phải, không nên quá lạm dụng vì có thể gây ngộ độc.
  • Bài thuốc điều trị đau nhức xương khớp, đau lưng chỉ sử dụng ngoài da, không được uống.

3.3. Cách điều trị đau lưng bên trái từ ớt

Ớt giúp chữa đau lưng
Ớt có tác dụng trong chữa đau lưng

Công dụng của ớt:

  • Trong quả ớt có chứa nhiều hoạt chất capsaicin – một loại chất có khả năng gây tê và kích thích não tiết ra hormon endorphin giảm đau.
  • Còn theo y học cổ truyền, ớt có vị cay nóng, nên có tác dụng khoan trung, tán hàn, tiêu thực, kiện tỳ, chỉ thống (giảm đau).
  • Chính vì vậy, ớt cũng là một trong những dược liệu thường được ứng dụng vào các bài thuốc dân gian chữa đau lưng trái rất hiệu quả.

Nguyên liệu: 10 quả ớt chín, rễ cây ớt, lá đu đủ, 1 ít rượu trắng.

Cách làm:

  • Rửa sạch ớt, lá đu đủ và rễ cây ớt để ráo nước.
  • Cho các hỗn hợp vào trong cối giã nát.
  • Thêm một ít rượu trắng vào hỗn hợp trộn đều.

Cách sử dụng: Đắp hỗn hợp lên vùng lưng trái bị đau

3.4. Gừng tươi

Gừng tươi không chỉ là gia vị trong bữa ăn hàng ngày mà còn là một vị thuốc chữa đau lưng bên trái rất tốt. Gừng có vị cay tính ấm nên thường dùng để làm giãn gân cốt, giảm đau và chống sưng viêm.

Rượu gừng trị đau lưng trái
Rượu gừng trị đau lưng trái

Nguyên liệu: 1kg gừng tươi, 2 lít rượu trắng.

Cách thực hiện:

  • Gừng rửa sạch, đập dập rồi cho vào lọ ngâm với rượu trắng.
  • Sau khoảng 3 ngày khi các tinh chất từ gừng tiết ra hòa quyện cùng với rượu bệnh nhân lấy ra và sử dụng.

Cách dùng: Đổ một chút rượu gừng ra lòng bàn tay và xoa lên các vị trí lưng bị đau nhức.

Lưu ý:

  • Nên xoa vào buổi tối trước khi đi ngủ sẽ giúp bệnh nhân bớt đau và ngủ ngon hơn.
  • Muốn cho hiệu quả trị bệnh tốt hơn nên ngâm rượu trong thời gian dài.
  • Rượu gừng rất nóng có thể gây suy gan nên chỉ dùng xoa bóp không dùng để uống.

3.5. Rễ đinh lăng

Rễ đinh lăng có tính mát, vị ngọt có tác dụng tăng cường lưu thông khí huyết giúp giảm triệu chứng bị đau lưng trái do dây thần kinh chèn ép.

Rễ đinh lăng
Rễ đinh lăng

Nguyên liệu: 20g rễ cây đinh lăng đã phơi khô.

Cách làm: Rễ đinh lăng cho vào nồi và đun sôi với nước.

Cách dùng: Sau khi nước đinh lăng sôi, rót ra cốc dùng thay nước để uống hàng ngày.

Lưu ý:

  • Trong đinh lăng có hoạt chất saponin nếu dùng với liều cao sẽ khiến người bệnh bị say, tiêu chảy, mệt mỏi hoặc bị nôn mửa.
  • Phụ nữ mang thai, đang cho con bú không nên dùng đinh lăng.
  • Áp dụng bài thuốc trong thời gian dài mới cho hiệu quả trị bệnh.

4. Hướng dẫn cách giảm đau lưng bên trái

4.1. Thư giãn và ngồi thiền

Đối với những người bị đau lưng trái mãn tính, ngồi thiền là một phương pháp trị liệu khá hiệu quả. Ngoài giúp giảm các cơn đau, ngồi thiền cũng giúp bạn giải tỏa được những lo âu, stress và cải thiện các vấn đề về giấc ngủ từ đó hiệu quả trị đau lưng cũng cao hơn.

Hướng dẫn ngồi thiền đúng cách
Hướng dẫn ngồi thiền đúng cách

Cách ngồi thiền giảm đau lưng

  • Bước 1: Ngồi thẳng lưng, không căng cơ (ngồi ở tư thế mình cảm thấy thoải mái nhất). Đặt đồng hồ hẹn thời gian bạn muốn tập.
  • Bước 2: Từ từ nhắm mắt lại, thả lỏng cơ thể, ngồi im không di chuyển cho đến khi kết thúc.
  • Bước 3: Tập thở bụng theo nhịp. Hít vào bằng mũi, đồng thời bụng phình ra. Thở ra bằng miệng, bụng xẹp xuống.
  • Bước 4: Loại bỏ hết những suy nghĩ tiêu cực, lo âu ra khỏi đầu óc. Giữ tâm tĩnh lặng và duy trì nhịp thở đều đặn.

Lưu ý:

  • Khi tập thiền bạn nên mặc quần áo thoải mái để khí huyết dễ dàng lưu thông và không bị khó chịu khi ngồi.
  • Duy trì thói quen tập thiền ở nơi yên tĩnh khoảng 2 lần/ngày (sáng sớm và tối trước khi đi ngủ), mỗi lần ngồi trong khoảng 20 phút để thấy những cơn đau lưng trái nhanh chóng thuyên giảm.

4.2. Thay đổi chế độ ăn uống

Chế độ ăn uống thiếu chất là nguyên nhân chính dẫn đến các bệnh lý về xương khớp và đau lưng. Do vậy việc thay đổi chế độ ăn cũng là một trong những phương pháp giúp cải thiện bệnh mỗi ngày.

Các thực phẩm nên ăn:

  • Thực phẩm giàu canxi và omega 3: cá, tôm, cua
  • Thực phẩm giàu chất xơ: rau, củ quả đặc biệt là cà rốt, khoai tây và rau lang.
  • Trái cây giàu vitamin: kiwi, đu đủ, cam, cà chua…
  • Sữa và đồ uống chiết xuất từ đậu nành

Các thực phẩm không nên ăn:

  • Nội tạng động vật
  • Thịt đỏ
  • Đồ ăn mặn
  • Đồ ăn nhanh, nhiều dầu mỡ
  • Thực phẩm có hàm lượng purin và fructozo cao như: cá trích, thịt gia súc, gan và thịt lợn muối.
  • Các loại đồ uống có cồn, bia rượu

4.3. Bài tập thể dục

Bên cạnh việc sử dụng thuốc việc tập luyện các bài tập thể dục cũng giúp khắc phục triệu chứng của bệnh đau lưng trái rất hiệu quả. Các động tác trong bài tập thể dục sẽ làm cho xương khớp được thả lỏng, giãn cơ và dây chằng, kích thích lưu thông máu giúp giảm đau và tăng độ linh hoạt của các khớp.

Dưới đây là một số bài tập hỗ trợ chữa đau lưng bên trái

4.4.1. Tư thế con bò

Tư thế con bò
Tư thế con bò

Công dụng: Tác động nhẹ nhàng lên cột sống, giúp thư giãn lưng và làm khỏe mạnh cột sống, giảm triệu chứng đau lưng và đau dây thần kinh tọa.

Cách thực hiện:

  • Bệnh nhân quỳ hai đầu gối xuống mặt đất, hai tay chống, lòng bàn tay úp xuống sàn, mắt nhìn thẳng.
  • Hít vào, đẩy mông lên cao, lưng võng xuống hết mức có thể, đầu ngẩng cao, mắt hướng chếch lên trần nhà.
  • Giữ tư thế trong vòng vài giây sau đó thở ra và từ từ trở về tư thế ban đầu.
  • Lặp lại động tác 5 – 6 lần.

4.4.2. Tư thế cây cầu

Tư thế cây cầu
Tư thế cây cầu

Công dụng: Tác động lên cột sống và các dây thần kinh giúp giảm đau và tăng cường sự linh hoạt của lưng.

Cách thực hiện:

  • Bệnh nhân nằm ngửa, hai bàn tay đặt xuôi bên hông.
  • Gập đầu gối, hai chân đặt rộng bằng vai, hai tay nắm lấy cổ chân hoặc hai tay đan vào nhau.
  • Hít vào và từ từ đưa lưng lên phía trước, cảm nhận sự căng cứng của lưng và cổ.
  • Giữ nguyên tư thế trong khoảng 30s rồi từ từ thở ra và hạ lưng xuống.
  • Lặp lại động tác 3 – 5 lần.

4.4.3. Tư thế con mèo

Tư thế con mèo
Tư thế con mèo

Công dụng: Kéo giãn cột sống, giải phóng sự chèn ép cho các dây thần kinh, giúp giảm đau và cải thiện độ linh hoạt của lưng.

Cách thực hiện:

  • Bệnh nhân ngồi ở tư thế quỳ, hai tay chống xuống sàn, lòng bàn tay úp, mắt nhìn về phía trước.
  • Hít vào đồng thời đưa lưng lên cao hết sức có thể, đầu cúi xuống mắt nhìn về phía bụng.
  • Thở sâu, chậm và giữ tư thế trong vài nhịp thở.
  • Từ từ thở ra và trở về trạng thái ban đầu.
  • Thực hiện động tác 5 – 6 lần

5. Lưu ý để tránh bị đau lưng bên trái

Để tránh bị đau lưng trái người bệnh cần phải lưu ý một số vấn đề sau:

  • Không mang vác vật nặng quá sức gây ảnh hưởng đến dây chằng và cột sống. Nếu mang vác vật nặng phải thực hiện ở tư thế đúng.
  • Luyện tập thể dục thể thao với cường độ vừa phải.
  • Ngồi làm việc, học bài đúng tư thể, giữ lưng thẳng không cong vẹo, sau khoảng 1 tiếng đồng hồ nên đứng dậy đi lại thay đổi tư thế.
  • Tập ngồi thiền và các bài tập yoga chữa đau lưng đều đặn hàng ngày để cơ thể luôn dẻo dai, khỏe mạnh.
  • Chế độ ăn uống lành mạnh hợp lý, không sử dụng các chất kích như rượu bia, thuốc lá.

Bệnh đau lưng trái có thể tiến triển và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó, bệnh nhân nên chủ động trong việc tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng để có biện pháp phòng tránh và lựa chọn cách điều trị đau lưng bên trái kịp thời.

ĐẶT HÀNG NHANH
Vui lòng nhập thông tin đặt hàng của bạn. Đối với sản phẩm có kích cỡ (size), chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ với bạn qua điện thoại để tư vấn sản phẩm phù hợp.
 

Để quay lại trang đang xem nhấn vào nút X ở góc trên bên phải.

YÊU CẦU DISKDR TƯ VẤN
Bạn cần tư vấn về sản phẩm phù hợp cho bệnh cột sống? Hãy để lại thông tin, chuyên gia của chúng tôi sẽ gọi điện tư vấn cho bạn.

Để quay lại trang đang xem nhấn vào nút X ở góc trên bên phải.