Tìm hiểu chữa thoát vị đĩa đệm là gì?

Thoát vị đĩa đệm đã và đang là căn bệnh gây ám ảnh đối với nhiều người. Do đó, bệnh nhân hay người nhà bệnh nhân muốn tìm hiểu chữa thoát vị đĩa đệm là gì hãy tham khảo 7 phương pháp điều trị hiệu quả, giúp đẩy lùi bệnh tật.

1. Thoát vị đĩa đệm là gì?

Thoát vị đĩa đệm là tình trạng nhân nhầy của đĩa đệm cột sống bị thoát ra khỏi vị trí thông thường trong vòng sợi và gây chèn ép lên ống sống hay các rễ thần kinh ống sống, gây nên những cơn đau nhức cho người bệnh.

Thoát vị đĩa đệm cột sống là tình trạng phần nhân keo của đĩa đệm bị thoát ra ngoài và gây chèn ép vào rễ thần kinh, tủy sống. Có thể hiểu đơn giản hơn là tình trạng đĩa đệm bị ép lồi ra khỏi vị trí bình thường ở giữa các đốt sống.

Sự khác nhau giữa đĩa đệm bình thường và khi bị thoát vị đĩa đêm

Thoát vị đĩa đệm tồn tại ở ba dạng chính, đó là thoát vị đĩa đệm cổ, thoát vị đĩa đệm thắt lưng và thoát vị đĩa đệm mất nước; và thường gặp nhất là thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng.

Bất cứ ai cũng có khả năng mắc thoát vị đĩa đệm lưng, tuy nhiên căn bệnh này xảy ra nhiều nhất tại độ tuổi lao động. Theo nghiên cứu của các chuyên gia, có tới 60% – 65% bệnh nhân mắc thoát vị đĩa đệm thắt lưng ở độ tuổi từ 20 – 49. Bệnh gây ảnh hưởng lớn đến công việc và đời sống của người bệnh.

Bệnh thoát vị đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm là bệnh liên quan đến cột sống mà nhiều người gặp phải.

Những triệu chứng thường gặp ở người thoát vị đĩa đệm gồm có:

  • Đau cột sống: các cơn đau xuất hiện ở vùng cổ và lưng, tăng dần tần suất, đau dữ dội hơn khi vận động và giảm khi nghỉ ngơi.
  • Gây hạn chế vận động: việc thực hiện các động tác cúi người, nghiêng người, xoay người trở nên khó khăn.
  • Hội chứng rễ thần kinh: các vùng phân bổ của rễ thần kinh như cổ, vai, cánh tay,… bị ảnh hưởng.
  • Tổn thương rễ thần kinh
  • Một số triệu chứng khác như: kém ăn, mất ngủ, sút cân,… tùy theo tình trạng bệnh lý.

2. Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm

Trước khi tìm hiểu chữa thoát vị đĩa đệm là gì thì hãy tìm ra nhiều nguyên nhân gây ra thoát vị đĩa đệm, trong đó có một số nguyên nhân chính có thể kể đến như:

  • Do tuổi cao: Quá trình lão hóa diễn ra nhanh khiến khả năng tổng hợp mucopolysaccharide và collagen của đĩa đệm bị giảm sút, các tế bào mâm sụn cũng mất đi khả năng tái tạo, dễ gây nên tình trạng thoát vị đĩa đệm.
  • Đặc thù nghề nghiệp: Những người thường xuyên phải làm việc trong tư thế gò bó, vận động quá giới hạn, cúi người lâu như lái xe, dân văn phòng, công nhân khuân vác đồ nặng,… có nguy cơ cao mắc bệnh thoát vị đĩa đệm.
  • Chấn thương: Các chấn thương xảy ra do tai nạn lao động, tai nạn giao thông,… có thể là nguyên nhân khởi phát gây nên tình trạng thoát vị đĩa đệm.
  • Thói quen xấu: Những thói quen xấu như ngồi không đúng tư thế, khuân vác đồ nặng không đúng cách,… khiến cho đĩa đệm dễ gặp phải những tổn thương.
  • Béo phì: Thừa cân béo phì làm tăng áp lực lên cột sống, khiến cho cột sống bị quá tải dễ dẫn đến các bệnh lý về xương khớp.
Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm
Dân văn phòng phải ngồi lâu trong tư thế gò bó cũng dễ mắc phải thoát vị đĩa đệm.

3. Chữa thoát vị đĩa đệm là gì?

Thoát vị đĩa đệm là căn bệnh gây khó chịu cho nhiều người, nếu để lâu sẽ gây nguy hiểm. Tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể chữa trị bệnh bằng những phương pháp dưới đây.

3.1. Chữa thoát vị đĩa đệm bằng phương pháp Tây y

Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng Tây y đang ngày càng được ưa chuộng nhờ khả năng kiểm soát các cơn đau một cách nhanh chóng, tức thì.

3.1.1. Dùng thuốc Tây y

Để giải quyết các cơn đau cấp tính do thoát vị đĩa đệm gây ra, bệnh nhân có thể được chỉ định sử dụng các loại thuốc Tây y sau đây:

  • Nhóm thuốc giảm đau như Paracetamol sẽ mang đến tác dụng ức chế đường dẫn truyền đau nhức đến não bộ, làm giảm nhanh chóng các cơn đau.
  • Nhóm thuốc kháng viêm không có chứa Steroid như Aspirin với khả năng kháng viêm, giảm đau hiệu quả.
  • Nhóm thuốc giãn cơ như Mydocalm, Myonal,… với tác dụng giải phóng sự chèn ép để vùng cơ được giãn ra, giúp vận động dễ dàng hơn.
  • Thuốc tiêm corticoid: Được sử dụng cho những bệnh nhân thoát vị đĩa đệm ở giai đoạn nặng và việc sử dụng thuốc giảm đau liều nhẹ không mang đến tác dụng.
  • Sử dụng vitamin như vitamin B1, B6, B12,…
  • Khi điều trị thoát vị đĩa đệm bằng Tây y, cần lưu ý sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ, không được tự ý sử dụng quá liều hay ngưng sử dụng đột ngột. Việc này sẽ khiến việc điều trị không đạt kết quả tốt và có thể gây ra những tác dụng phụ ảnh hưởng đến cơ thể như hại gan, thận và dạ dày,…
Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng thuốc tây
Sử dụng thuốc có thành phần giảm đau, kháng viêm sẽ giúp cơn đau bị vô hiệu hóa nhanh chóng

3.1.2. Liệu pháp hiện đại

Sử dụng quá nhiều thuốc giảm đau cũng không phải là biện pháp hay, lâu dài. Bên cạnh đó, bạn có thể thử liệu pháp hiện đại để điều trị thoát vị đĩa đệm như sau:

  • Cấy chỉ:

Bác sĩ sẽ cấy chỉ vào huyệt đạo gây đau nhức, từ đó kích thích cơ thể sản sinh ra chất giảm đau và kháng viêm tự nhiên, giúp lấy lại cân bằng tái tạo xương tủy, đồng thời giảm nhanh các triệu chứng do bệnh gây ra.

Bên cạnh đó, cấy chỉ còn làm giảm lượng acid uric trong máu, làm tăng protein, giúp cơ thể bạn có cơ chế miễn dịch khỏe mạnh. Cấy chỉ được đánh giá là phương pháp an toàn và ít biến chứng với tỷ lệ tái phát cơn đau thấp.

  • Diện chẩn:
diện chẩn chữa thoát vị đĩa đệm
Phương pháp diện chẩn chữa thoát vị đĩa đệm

Áp dụng phương pháp diện chẩn, thầy thuốc dùng tay hoặc que để dò các huyệt đạo trên mặt, tiến hành khai thông huyệt đạo. Diện chẩn giúp tăng sức đề kháng cho người bệnh, giảm đau và hỗ trợ phục hồi chức năng nhanh chóng.

Để áp dụng được phương pháp chữa trị thoát vị đĩa đệm này đòi hỏi người thầy thuốc phải có trình độ chuyên môn cao, nắm được sơ đồ huyệt đạo và phác đồ phản chiếu thần kinh đa hệ của người bệnh.

  • Laser:

Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng laser chính là sử dụng năng lượng của tia laser để triệt tiêu lượng nhân nhầy ở đĩa đệm. Cùng với đó, bệnh nhân được hỗ trợ vật lý trị liệu để làm giảm áp suất lên cột sống, hạn chế sự chèn ép lên đĩa đệm, giảm các cơn đau nhức.

  • Sóng cao tần:

Đây là một trong những phương pháp điều trị tiên tiến nhất hiện nay. Bác sĩ sẽ sử dụng một mũi kim và tiến hành đưa sóng radio cao tần vào nơi bị thoát vị đĩa đệm. Nguồn nhiệt được sử dụng từ 40 – 70 độ C, bước sóng radio cao tần khi đi vào đĩa đệm sẽ mang đến tác động vị trí thoát vị khiến khối thoát vị thu nhỏ lại và trở về vị trí ban đầu. Từ đó, loại bỏ tình trạng chèn ép lên rễ thần kinh, giảm các cơn đau nhức.

3.1.3. Phẫu thuật

Chữa trị thoát vị địa đệm bằng phương pháp phẫu thuật được cho là phương pháp phổ biến, thường sử dụng cho những bệnh nhân có tiến triển bệnh nặng, dễ gây đến bại liệt.

ĐIều trị thoát vị đĩa đệm bằng phẫu thuật
Phẫu thuật là phương pháp trị thoát vị đĩa đệm, phù hợp với các bệnh nhân có tiến triển bệnh nặng, dễ bị bại liệt

Thông thường, phẫu thuật có 2 loại như sau:

Phẫu thuật mổ phanh:

Đây là một phương pháp phẫu thuật cổ điển và khá phổ biến, được chỉ định trong những trường hợp bệnh nhân thoát vị đĩa đệm đã được điều trị bằng phương pháp bảo tồn nhưng không mang đến kết quả hoặc bệnh nhân có dấu hiệu chèn ép tủy sống ở mức độ nặng có khả năng gây liệt.

Ưu điểm:

  • Giúp giải phóng khu vực bị chèn ép một cách nhanh chóng
  • Chấm dứt các cơn đau do thoát vị đĩa đệm gây ra
  • Có thể loại bỏ hoàn toàn khối thoát vị ra khỏi cơ thể – Đây là điều mà các phương pháp nội khoa không xử lý được.

Nhược điểm:

  • Thời gian hồi phục lâu, bệnh nhân dễ bị mất sức
  • Có thể xảy ra các biến chứng sau phẫu thuật như nhiễm trùng, đau dai dẳng,…

Phẫu thuật nội soi:

Phẫu thuật nội soi được chỉ định trong trường hợp người bị thoát vị đĩa đệm ở thể lỗ liên hợp và ở thể trung tâm lệch bên.

Ưu điểm:

  • Mang đến hiệu quả điều trị cao, ít xâm lấn, không gây chảy máu
  • Giảm thiểu được các sang chấn, người bệnh có thể đứng dậy và đi lại vài giờ sau mổ và có thể xuất viện ngay trong ngày.

Nhược điểm:

  • Cần được tiến hành bởi bác sĩ các chuyên môn cao, có kinh nghiệm
  • Chi phí phẫu thuật cao hơn phẫu thuật mổ phanh.

3.2. Chữa thoát vị đĩa đệm bằng Đông y

Vậy Bên cạnh điều trị bằng Tây y, thoát vị đĩa đệm cũng có thể điều trị bằng Đông y với hiệu quả tốt.

3.2.1. Các bài thuốc nam chữa thoát vị đĩa đệm

Những bài thuốc Đông y với các loại thảo dược như lá lốt, ngải cứu, xương rồng,… với cách làm đơn giản mà cho hiệu quả cao. Các bạn có thể tham khảo một số bài thuốc dưới đây:

Bài thuốc từ lá lốt:

Phương pháp dân gian chữa thoát vị đĩa đệm bằng lá lốt
Phương pháp dân gian chữa thoát vị đĩa đệm bằng lá lốt

Lá lốt với thành phần chủ yếu là tinh dầu và các hoạt chất như tinh dầu beta-caryophylen, ancaloit và flavonoid mang đến tác dụng chống viêm, giúp loại bỏ các cơn đau nhức do bệnh thoát vị đĩa đệm gây nên.

Có thể sử dụng lá lốt với bài thuốc uống hay thuốc đắp, kết hợp lá lốt cùng các thảo dược khác như ngải cứu, sữa bò, muối trắng để việc điều trị đạt kết quả tốt hơn.

Ngải cứu:

Ngải cứu là thảo dược có vị đắng, tính ấm với khả năng sát trùng, chống viêm và giảm đau,… Vì thế, chúng thích hợp để chữa bệnh về xương khớp trong đó có bệnh thoát vị đĩa đệm.

Dùng ngải cứu sao vàng đắp lên vùng thoát vị sẽ giúp làm giảm tình trạng đau nhức đồng thời mang đến cảm giác thư giãn cho cơ thể.

Xương rồng:

Xương rồng có vị đắng, tính hàn, được sử dụng nhiều trong các bài thuốc chữa bệnh xương khớp như thoát vị đĩa đệm với công dụng giảm đau hiệu quả.

Có thể sử dụng xương rồng nướng để đắp lên vùng bị đau nhức mỗi ngày sẽ giúp các cơn đau giảm đi đáng kể.

3.2.2. Châm cứu

Điều trị thoát vị đĩa đệm là gì? Châm cứu có phải Châm cứu điều trị thoát vị đĩa đệm là phương pháp sử dụng kim châm vào các huyệt đạo để giúp lưu thông khí huyết, giảm đau nhức cho người bệnh.

Phương pháp châm cứu được áp dụng khi tình trạng thoát vị đĩa đệm đi kèm với các triệu chứng như chuột rút và sưng tấy. Nếu bệnh nặng hơn, có thể sử dụng thêm các thảo dược để hỗ trợ trong khi phục hồi.

Điều trị bằng châm cứu sẽ giúp cho sức khỏe của bệnh nhân được cải thiện rõ rệt và các cơn đau giảm đi một cách nhanh chóng nếu được điều trị sớm. Khi tiến hành châm cứu sẽ kích thích vùng cột sống tổn thương, sản sinh ra steroid một cách tự nhiên để thúc đẩy quá trình tự sửa chữa cũng như giải phóng hormone endorphin giúp làm giảm đau.

Hiệu quả khi tiến hành châm cứu ở mỗi bệnh nhân sẽ khác nhau và cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi tiến hành.

3.2.3. Xoa bóp bấm huyệt

Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng phương pháp xoa bóp bấm huyệt
Xoa bóp bấm huyệt nên được thực hiện bởi các chuyên gia Đông y để đảm bảo đúng phương pháp, cách thức tiến hành.

Xoa bóp bấm huyệt là liệu pháp sử dụng ngón tay, bàn tay để tác động lên da thịt, gân khớp và các huyệt đạo để giúp làm giãn mạch, tăng cường lưu thông máu để giúp chống viêm, giảm tình trạng phù nề.

Đối với hệ xương khớp, xoa bóp bấm huyệt sẽ giúp làm giãn cơ, giảm tình trạng co cứng cơ, để khớp được dẻo dai và linh hoạt hơn. Đây được đánh giá là một phương pháp an toàn, không yêu cầu các trang thiết bị hiện đại.

Tuy nhiên, hiệu quả của phương pháp liên quan nhiều đến việc người thực hiện có nắm vững các huyệt đạo hay không. Do đó, bạn cần đến những cơ sở uy tín, tốt nhất là các trung tâm Y học cổ truyền để được các bác sĩ tư vấn và tiến hành điều trị.

3.2.4. Kéo giãn cột sống

Có thể thực hiện kéo giãn cột sống để chữa thoát vị đĩa đệm với đai kéo giãn cột sống và máy kéo giãn cột sống.

Đai kéo giãn cột sống

Đai kéo giãn cột sống hoạt động dựa trên nguyên lý kéo giãn các đốt sống, làm tăng khoảng cách giữa các đốt sống, từ đó giúp làm giảm áp lực, giải phóng các dây thần kinh bị chèn ép.

Ưu điểm 

  • Đai kéo giãn cột sống giúp nâng đỡ cột sống, giảm thiểu những tác động xấu có thể gây ra cho cột sống trong khi lao động hay sinh hoạt.
  • Có tác dụng làm giãn cơ, giải phóng sự chèn ép, giảm đau hiệu quả
  • Sử dụng đai kéo giãn cột sống đơn giản, người bệnh có thể sử dụng tại nhà mà không cần đến cơ sở y tế.

Nhược điểm:

  • Một số đối tượng không sử dụng được đai kéo giãn cột sống như phụ nữ mang thai, bệnh nhân bị gãy xương, loãng xương,…
  • Việc lạm dụng đai kéo giãn cột sống có thể gây hại cho cột sống, khiến cột sống bị phụ thuộc vào đai, lâu dần sẽ làm mất đi chức năng.

Tuy nhiên, khi lựa chọn đai kéo giãn cột sống, người bệnh nên tìm kiếm những sản phẩm uy tín, chất lượng như đai kéo giãn cột sống DiskDr. Đây là sản phẩm đã được Bộ Y tế xác nhận là thiết bị y tế loại A có tác dụng tốt trong điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm, vì thế bệnh nhân có thể yên tâm sử dụng.

Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng đai lưng DiskDr
Đai lưng DiskDr. được rất nhiều chuyên gia xương khớp khuyên dùng

Máy kéo giãn cột sống

Máy kéo giãn cột sống hoạt động trên nguyên tắc tạo ra một lực cơ học để tác động lên cột sống, giúp kéo giãn cột sống.

Ưu điểm:

  • Mang đến tác dụng giảm đau nhức nhanh chóng: người bệnh sẽ cảm thấy được hiệu quả sau vài lần điều trị, cột sống được kéo giãn, áp lực lên cột sống cũng được giảm đi, các dây thần kinh bị chèn ép được giải phóng.
  • Người bệnh vận động dễ dàng hơn.

Nhược điểm:

  • Có thể xảy ra tình trạng tê chân, choáng váng trong quá trình thực hiện kéo giãn cột sống bằng máy ở một số bệnh nhân.
  • Đau dữ dội ở khu vực lưng do áp lực nội đĩa đệm giảm một cách đột ngột, các bó cơ bị kéo căng ở những lần đầu điều trị, nhưng sau khi người bệnh nghỉ ngơi, cảm giác này sẽ dần dần biến mất.

4. Lưu ý

Trong quá trình điều trị thoát vị đĩa đệm người bệnh cần lưu ý những điều sau đây:

  • Không được tự ý điều trị mà cần đi thăm khám để nắm rõ tình trạng bệnh lý, sau đó xin lời khuyên của bác sĩ để có phương pháp điều trị phù hợp nhất.
  • Thực hiện thói quen tốt như ngồi đúng tư thế, bê vác đồ đúng để bảo vệ cột sống.
  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh với các thực phẩm giàu canxi, protein,… giúp xương khớp chắc khỏe, đồng thời hạn chế sử dụng chất kích thích, đồ ăn cay nóng.
  • Nghỉ ngơi hợp lý để cơ thể khỏe mạnh, hạn chế bệnh tật.
  • Tập thể dục thường xuyên giúp tăng cường sức khỏe, tăng sự dẻo dai cho xương khớp.

Hy vọng rằng, thông qua bài viết này, các bạn đã nắm được những thông tin của vấn đề chữa thoát vị đĩa đệm là gì cũng như một số phương pháp hữu hiệu trong việc điều trị thoát vị đĩa đệm. Hãy kiên trì thực hiện một trong những phương pháp trên đây để cảm thấy cơ thể tốt hơn mỗi ngày nhé!

ĐẶT HÀNG NHANH
Vui lòng nhập thông tin đặt hàng của bạn. Đối với sản phẩm có kích cỡ (size), chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ với bạn qua điện thoại để tư vấn sản phẩm phù hợp.
 

Để quay lại trang đang xem nhấn vào nút X ở góc trên bên phải.

YÊU CẦU DISKDR TƯ VẤN
Bạn cần tư vấn về sản phẩm phù hợp cho bệnh cột sống? Hãy để lại thông tin, chuyên gia của chúng tôi sẽ gọi điện tư vấn cho bạn.

Để quay lại trang đang xem nhấn vào nút X ở góc trên bên phải.