Thoát vị đĩa đệm có chữa được không? 

Thoát vị đĩa đệm không chỉ gây đau nhức kéo dài mà còn ảnh hưởng rất lớn tới các hoạt động hằng ngày của người bệnh. Chính vì vậy, nhiều người bệnh băn khoăn lo lắng thoát vị đĩa đệm có chữa được không, có thể lấy lại cuộc sống thoải mái không đau nhức không. Để giải đáp được hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay trong bài viết sau.

Xem thêm: 9 triệu chứng thoát vị đĩa đệm thắt lưng bạn cần biết

Thoát vị đĩa đệm gây ra các cơn đau ở vùng thắt lưng
Thoát vị đĩa đệm gây ra các cơn đau ở vùng thắt lưng

1. Nguyên nhân chủ yếu gây thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm là tình trạng mà nhân nhầy của đĩa đệm không còn ở vị trí bình thường mà bị thoát ra khỏi vòng sợi, chèn ép vào các dây thần kinh, gây ra các cơn đau.

Bệnh thoát vị đĩa đệm có thể do một số nguyên nhân phổ biến là:

  • Tuổi tác: Khi tuổi càng cao, sức đề kháng của các vòng sợi càng giảm. Cùng với đó là sự hấp thu Canxi kém dẫn tới xương khớp yếu đi. Cột sống vẫn phải chịu áp lực lớn nhưng không còn chắc chắn nữa gây ra thoát vị.
  • Tư thế sai trong sinh hoạt và lao động: Các tư thế như cúi quá lâu, ngồi quá nhiều, nằm gối cao, thường xuyên mang vác vật nặng,… khiến cho cột sống bị tổn thương gây thoát vị.
  • Chấn thương cột sống: Chấn thương do tai nạn hoặc tập luyện tác động trực tiếp lên cột sống dẫn tới thoát vị.
  • Nghề nghiệp: Nhiều trường hợp bị thoát vị do đặc thù nghề nghiệp. Đó là những công việc thường xuyên ở trong tư thế gò bó như ngồi lâu, cúi đầu nhiều hoặc vận động quá sức.

2. Bệnh thoát vị đĩa đệm có chữa được không?

Theo cơ chế sinh học tự nhiên của cơ thể thì một khi đĩa đệm bị thoát vị, sẽ không chữa khỏi được hoàn toàn để đưa chúng về vị trí ban đầu. Các phương pháp được áp dụng để điều trị không chữa khỏi hoàn toàn, mà chỉ hồi phục 90 – 95%. Khả năng phục hồi của đĩa đệm và nguy cơ tái phát sau điều trị còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:

  • Mức độ nặng nhẹ: Thoát vị đĩa đệm phát hiện càng sớm ở giai đoạn đầu sẽ có khả năng điều trị và phục hồi tốt hơn.
  • Tuổi tác: Tuổi càng cao thì khả năng điều trị phục hồi đĩa đệm càng thấp do mật độ xương và khả năng hấp thụ dinh dưỡng giảm.
  • Thể trạng: Thể trạng người bệnh tốt thì quá trình điều trị bệnh càng khả quan hơn.
  • Cách điều trị: Lựa chọn cách điều trị đúng và kết hợp nhiều phương pháp sẽ mang lại hiệu quả điều trị cao.
  • Chăm sóc sau điều trị: Sau điều trị, chế độ chăm sóc đóng vai trò quan trọng. Nếu cân bằng được chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi và dinh dưỡng thì quá trình hồi phục sẽ rất tốt.

3. 3 phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm

3.1. Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng vật lý trị liệu

Sử dụng vật lý trị liệu là phương pháp được áp dụng điều trị cho trường hợp thoát vị đĩa đệm nhẹ. Chúng cũng có thể được sử dụng kết hợp với các phương pháp khác để tăng hiệu quả điều trị:

Xoa bóp bấm huyệt

Cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng xoa bóp
Cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng xoa bóp

Bấm huyệt là việc sử dụng áp lực bằng tay, cánh tay và thậm chí cả bàn chân để kích hoạt huyệt. Bấm huyệt giúp giảm căng thẳng đến từ các thao tác vật lý của cơ bắp, giải phóng endorphin hoặc cải thiện lưu thông máu.

Phương pháp kéo giãn, nắn chỉnh:

  • Phương pháp kéo giãn và nắn chỉnh cột sống giúp điều chỉnh đường cong sinh lý cột sống và giúp các đĩa đệm bị thoát vị có cơ hội dịch chuyển về vị trí bạn đầu.
  • Khi các đốt sống bị kéo giãn giúp giảm áp lực lên đĩa đệm.
  • Các dây thần kinh chèn ép đĩa đệm được giải phóng nên bệnh nhân sẽ được giảm đau hiệu quả.

Chiếu hồng ngoại:

Việc dùng tia hồng ngoại chiếu lên khu vực bị thoát vị giúp giãn cơ, tăng cường lưu thông máu và giúp chuyển hóa chất dinh dưỡng tại chỗ.

Sử dụng đèn chiếu hồng ngoại trong điều trị thoát vị đĩa đệm
Sử dụng đèn chiếu hồng ngoại trong điều trị thoát vị đĩa đệm

Chườm nóng: Chườm nóng sử dụng nhiệt độ cao để giúp giải phóng sự chèn ép các dây thần kinh cũng như giảm đau rõ rệt.

Liệu pháp suối khoáng, bùn nóng, paraphin: Áp dụng tác động của hơi nóng để tăng cường sức đề kháng tự nhiên, giảm đau và cải thiện chức năng xương khớp.

Tập cơ dựng lưng: Thoát vị đĩa đệm gây đau nhức và bài tập cơ dựng lưng có thể giúp giảm đau hiệu quả. Các bài tập cơ dựng lưng nên được tập đều đặn 30 phút vào sáng và chiều đều đạt hiệu quả tốt nhất. Các bài tập dựng lưng gồm:

  • Bài tập ép hai chân xuống sàn.
  • Bài tập tư thế con mèo.
  • Bài tập ôm gối sát ngực.

3.2. Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng phẫu thuật

Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm có chữa khỏi được không? Phương pháp này không được sử dụng phổ biến, bệnh nhân sẽ được chỉ định phẫu thuật khi thoát vị đĩa đệm gây đau đớn nặng hoặc các phương pháp điều trị khác không đáp ứng được.

  • Cách hình thức phẫu thuật phổ biến là phẫu thuật mở và phẫu thuật nội soi. Trong đó, phẫu thuật nội soi được đánh giá là hiệu quả và có ít biến chứng.
  • Sau khi phẫu thuật, người bệnh cần có thời gian nghỉ ngơi hợp lý để phục hồi cơ thể. Đi kèm với đó là chế độ dinh dưỡng cân bằng, chế độ sinh hoạt lành mạnh để điều trị bệnh tốt nhất.

3.3. Thuốc đặc trị thoát vị đĩa đệm

Các loại thuốc đặc trị để điều trị thoát vị đĩa đệm được chỉ định sử dụng tùy thuộc vào tình trạng cụ thể. Một số loại thuốc thường được sử dụng điều trị thoát vị đĩa đệm như:

Thuốc giảm đau:

  • Paracetamol: 500 mg/ngày uống 4 đến 6 lần, không quá 4g/ngày.
  • Ultracet: 2-4 viên/ngày.
  • Efferalgan-codein: 2-4 viên/ngày.
Thuốc giảm đau thoát vị đĩa đệm Paracetamol
Thuốc giảm đau thoát vị đĩa đệm Paracetamol

Thuốc chống viêm không steroid:

  • Celecoxib 200mg: 1- 2 viên/ngày sau khi ăn.
  • Diclofenac 25mg, 50mg, 75mg: liều 50 – 150mg/ ngày, dùng sau khi ăn.
  • Meloxicam viên 7,5 mg: 2 viên/ngày sau ăn.
  • Piroxicam: 1 viên /ngày uống sau khi ăn.
  • Etoricoxib viên 60mg, 90mg, 120mg: ngày uống 1 viên.

4. 3 cách chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà

4.1. Thoát vị đĩa đệm nên ăn gì?

Chế độ dinh dưỡng tốt giúp tăng cường sức khỏe xương khớp và hỗ trợ điều trị thoát vị. Những thực phẩm tốt cho người bị thoát vị đĩa đệm là:

  • Các loại thịt đa dạng: thịt gà, thịt vịt, thịt cá, các loại thịt có màu nhạt nên được thêm vào thực đơn hàng ngày thay cho các loại thịt đỏ.
  • Trái cây tươi: Là nguồn cung cấp đa dạng chất dinh dưỡng và vitamin với công dụng ngăn chặn lão hóa xương, tăng sức đề kháng. Các loại quả giàu chất chống oxy hóa như cà chua, cam, bơ, dâu tây, bưởi,…
  • Rau xanh: Cung cấp chất xơ hỗ trợ tiêu hóa. Rau xanh cung cấp dưỡng chất bảo vệ các khớp xương và sụn khớp. Các loại rau giàu dinh dưỡng như: su hào, bí, rau muống, rau ngót, súp lơ, rau cải,…
  • Thực phẩm giàu Canxi: Cung cấp Canxi cho xương thêm chắc khỏe và hạn chế thoát vị. Các thực phẩm giàu Canxi như trứng, sữa, tôm, cá trích, cá mòi,…
  • Thực phẩm giàu Omega-3 như cá mòi, cá hồi, cá trích,… Các loại cá này giúp cấu tạo nên chất nhầy đĩa đệm và tăng cường sức chịu đựng cho xương khớp.

Xem thêm: Thực phẩm cho người thoát vị đĩa đệm 

Bổ sung dinh dưỡng đa dạng
Bổ sung dinh dưỡng đa dạng

4.2. Bài thuốc dân gian chữa thoát vị đĩa đệm

Các bài thuốc dân gian sử dụng các loại thảo dược để điều trị thoát vị đĩa đệm cho thấy công dụng tốt. Một số bài thuốc cho bạn tham khảo như:

4.2.1. Lá lốt và sữa bò

Chuẩn bị: 1 nắm lá lốt tươi, 300ml sữa bò.

Bài thuốc từ lát lốt và sữa bò
Bài thuốc từ lát lốt và sữa bò

Cách làm:

  • Lá lốt đem thái giã nát vắt lấy nước.
  • Cho sữa bò vào đun ấm và uống ngày 1-2 lần.

4.2.2. Lá lốt, ngải cứu, cây chó đẻ

Chuẩn bị: lá lốt 300g, lá ngải cứu 300g, cây chó đẻ 300g.

Cách làm:

  • Những thảo dược với liều lượng trên đem rửa sạch giã nát.
  • Cho hỗn hợp lên chảo đun nóng sau đó cho vào khăn để chườm lên vị trí đau nhức.

4.2.3. Cây xương rồng

  • Lấy 3-4 nhánh xương rồng loại bỏ gai, nướng hoặc hơ qua lửa cho mềm héo.
  • Đắp lá xương rồng lên vùng bị đau do thoát vị và để yên trong 30 phút.
  • Thực hiện liên tục trong 15 ngày để thấy hiệu quả.

4.2.4. Hạt đu đủ

  • Hạt đu đủ chín rửa sạch và chà xát nhẹ để lớp màng ngoài bong ra.
  • Đem giã hạt đu đủ và bọc vào miếng vải sạch, đắp lên vị trí bị đau nhức trong 15 phút.
  • Thực hiện liên tục trong 1 tháng.
Hạt đu đủ có tác dụng chữa thoát vị đĩa đệm
Hạt đu đủ có tác dụng chữa thoát vị đĩa đệm

4.2.5. Lá mướp hương

  • Dùng 5-7 lá mướp hương rửa sạch để ráo nước.
  • Đem giã nhuyễn lá với muối và bọc trong khăn, đắp lên vị trí đau nhức.
  • Thực hiện liên tục 2 lần/ngày trong 10 ngày liên tục.

4.2.6. Chuối hột

  • Dùng 300g chuối hột cắt lát phơi khô ngâm với 1 lít rượu trắng.
  • Để trong 1 tháng ở nơi kín gió và nắng.
  • Mỗi ngày uống 2 ly trước bữa ăn trong 1 tháng. Có thể dùng rượu để xoa bóp.
Bài thuốc chữa thoát vị đĩa đệm từ chuối hột
Bài thuốc chữa thoát vị đĩa đệm từ chuối hột

Xem thêm: 12 cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng thuốc dân gian

4.3. Dùng đai kéo giãn cột sống

Đai kéo giãn cột sống là phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm được ưa chuộng sử dụng vì an toàn.Người bệnh có thể điều trị tại nhà mà không cần đến bệnh viện.

  • Dùng đai cột sống thường xuyên sẽ giúp giảm áp lực cho vùng đĩa đệm.
  • Các dây thần kinh bị đĩa đệm được giải phòng nên hạn chế tối đa những cơn đau cho người bệnh.
  • Để việc sử dụng đai kéo giãn cột sống mang lại hiệu quả tích cực thì bạn người bệnh cần tìm đúng sản phẩm chất lượng.
  • Nên lựa chọn các sản phẩm uy tín trên thị trường như đai kéo giãn cột sống của DiskDr. được Bộ y tế cấp giấy xác nhận là thiết bị y tế loại A nên đảm bảo độ an toàn cao. Tác dụng phục hồi đã được nhiều bệnh nhân chứng minh.
Đai kéo giãn cột sống DiskDr.
Đai kéo giãn cột sống DiskDr.

5. Luyện tập để chữa thoát vị đĩa đệm

5.1. Tập Yoga

Giống như châm cứu và bấm huyệt, yoga là một phương pháp cổ xưa đã có từ hàng ngàn năm. Yoga làm dịu tâm trí và tăng cường sức chịu đựng cho cơ thể. Các bài tập yoga có thể hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm như:

5.1.1. Tư thế châu chấu

  • Nằm úp lên thảm tập. Đặt hai tay dọc cơ thể.
  • Hít thở, từ từ nâng ngực, đầu, cánh tay lên, giữ cho cẳng và cánh tay được thẳng.
  • Ngón tay và ngón chân thả lỏng, hít thở đều.
  • Để tư thế trong 15 giây sau đó trở về tư thế ban đầu. Thực hiện 10 lần.

5.1.2. Tư thế rắn hổ mang

  • Nằm úp trên sàn, hai bàn tay đặt dưới vai.
  • Chống tay lên, đẩy phần thân trên về phía trước, ngực ưỡn như con hổ mang.
  • Duy trì tư thế trong 10 giây.
Tư thế rắn hổ mang
Tư thế rắn hổ mang

5.1.3. Tư thế nâng chân và cánh tay

  • Chống đầu gối và hai tay lên thảm, cúi người trên gối, đầu giữ thẳng.
  • Nâng tay phải và duỗi thẳng về phía trước cùng lúc với nâng và duỗi chân trái về phía sau.
  • Duy trì tư thế trong 5 giây sau đó đổi bên.

5.1.4. Tư thế cây cầu

  • Nằm ngửa trên thảm. Co gối và để 2 bàn tay chạm vào sàn. Để cho chân rộng bằng vai và hai tay đặt dọc theo phần thân.
  • Hít sâu và từ từ nâng cao hông, bụng hết mức có thể. Để 2 chân co sát vào mông. Duy trì tư thế trong 5 giây.
Tư thế cây cầu
Tư thế cây cầu

5.2. Tập dưỡng sinh

Tập dưỡng sinh mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Các bài tập nhẹ nhàng giúp khí huyết được lưu thông, giảm căng thẳng và giúp cơ thể được thư giãn.

Người tập nên tập trung vào các bài tập tác động lên khu vực cụ thể bị thoát vị đĩa đệm. Cần tập đúng cách, đúng tư thế để tránh tác dụng ngược.

Xem thêm: 10 bài tập thể dục chữa thoát vị đĩa đệm hiệu quả tại nhà

5.3. Môn thể thao hỗ trợ

Một số bộ môn thể thao có thể giúp hỗ trợ quá trình điều trị thoát vị đĩa đệm tốt hơn. Các môn thể thao mà người bị thoát vị đĩa đệm nên tập luyện như:

Đi bộ

  • Đi bộ là môn thể thao nhẹ nhàng, đơn giản lại dễ thực hiện.
  • Việc đi bộ đều đặn mỗi ngày có tác dụng tăng cường cơ bắp và hỗ trợ cho cột sống.
  • Nó cũng giúp giảm đau hiệu quả.
  • Để tránh gây đau lưng và đùi, nên thực hiện đi bộ một cách nhẹ nhàng ở những khu vực địa hình phẳng, tránh dốc.
  • Sau khi đi bộ cần thực hiện các động tác điều hòa.

Đạp xe

  • Đạp xe tác động lên vùng thắt lưng và cột sống.
  • Đạp xe với tốc độ trên các cung đường bằng phẳng mang đến tác dụng giảm đau hiệu quả, cải thiện sức mạnh cho cơ bắp.

Đến đây, hẳn là bạn đã nắm rõ và trả lời câu hỏi “thoát vị đĩa đệm có chữa được không?”. Các phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm cần căn cứ vào tình trạng cụ thể của người bệnh để đạt kết quả tốt nhất.

ĐẶT HÀNG NHANH
Vui lòng nhập thông tin đặt hàng của bạn. Đối với sản phẩm có kích cỡ (size), chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ với bạn qua điện thoại để tư vấn sản phẩm phù hợp.
 

Để quay lại trang đang xem nhấn vào nút X ở góc trên bên phải.

YÊU CẦU DISKDR TƯ VẤN
Bạn cần tư vấn về sản phẩm phù hợp cho bệnh cột sống? Hãy để lại thông tin, chuyên gia của chúng tôi sẽ gọi điện tư vấn cho bạn.

Để quay lại trang đang xem nhấn vào nút X ở góc trên bên phải.