Hướng dẫn điều trị thoát vị đĩa đệm hiệu quả

Thoát vị đĩa đệm là bệnh lý không thể điều trị khỏi hoàn toàn mà chỉ có thể phục hồi đến 90 – 95% phụ thuộc vào phương pháp cũng như liệu trình của mỗi người. Vì thế để tăng cường hiệu quả điều trị, người bệnh cần tuân thủ đúng hướng dẫn điều trị thoát vị đĩa đệm mà bác sĩ đã đưa ra cho mình.

Đĩa đệm bị hư tổn sẽ gây chèn ép đến các rễ thần kinh xung quanh
Đĩa đệm bị hư tổn sẽ gây chèn ép đến các rễ thần kinh xung quanh

1. Phương pháp điều trị nội khoa

Với việc điều trị thoát vị đĩa đệm thì các phương pháp nội khoa luôn là ưu tiên hàng đầu để có thể bảo toàn, hạn chế xâm lấn tối đa đến người bệnh, nhằm giảm triệu chứng đau, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho đĩa đệm dần dịch chuyển về vị trí ban đâu. Chỉ khi các phương pháp điều trị nội khoa không đem đến kết quả, bác sĩ mới chỉ định sang các phương pháp điều trị khác.

1.1. Vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu là một nhóm những liệu pháp điều trị thoát vị đĩa đệm không cần dùng thuốc như kéo giãn cột sống, phương pháp điện trị liệu, tập các bài tập trị liệu… Phương pháp này đạt hiệu quả tốt nhất khi áp dụng trong những giai đoạn sớm lúc bao xơ của đĩa đệm chưa bị rách và nhân nhầy chưa thoát ra bên ngoài.

Lưu ý: Mỗi người sẽ có thể trạng khác nhau, do đó, người bệnh cần kiểm tra kỹ lưỡng và xác định chính xác liệu pháp phù hợp với mình để tránh bị phản tác dụng.

1.2. Massage

Massage là các động tác sử dụng lực thích hợp tác động lên vùng thoát vị đĩa đệm nhằm kích thích tuần hoàn máu, thư giãn cơ bắp từ đó cải thiện các triệu chứng đau nhức do thoát vị đĩa đệm gây ra. Đây là phương pháp giúp giảm đau trong thời gian ngắn cho những người bị đau lưng mạn tính.

Massage giúp cải thiện các triệu chứng đau nhức
Massage giúp cải thiện các triệu chứng đau nhức

1.3. Nhiệt lạnh và nóng

Bằng cách sử dụng nhiệt hợp lý người bệnh hoàn toàn có thể tự kiểm soát cơn đau thoát vị nhanh chóng. Phương pháp này thường áp dụng cho những người gặp phải cơn đau cấp tính.

Có 2 cách dùng nhiệt bao gồm:

1.3.1. Nhiệt lạnh

  • Phù hợp với những người đau lưng do thoát vị đĩa đệm có kèm theo tình trạng sưng viêm.
  • Lúc này, nhiệt lạnh sẽ làm co mạch, giảm quá trình giải phóng các yếu tố gây viêm, từ đó khắc phục hiệu quả tình trạng sưng, nề đau nhức.
  • Cách sử dụng: Người bệnh chỉ cần dùng đá bọc trong khăn sạch rồi chườm quanh vùng lưng bị đau.

1.3.2. Chườm nóng

  • Thích hợp với những người bị thoát vị đĩa đệm có triệu chứng đau buốt, co cứng cơ lưng.
  • Lúc này, nhiệt độ cao sẽ giúp các sợi cơ được thư giãn đồng thời làm giãn mạch, tăng cường máu lưu thông đến vùng tổn thương và khắc phục nhanh chóng cơn đau cho người bệnh.
  • Hướng dẫn sử dụng: Người bệnh có thể sử dụng túi chườm nước ấm, muối rang nóng bọc trong khăn sạch, sau đó chườm lên vùng lưng bị đau. Để tránh bị bỏng, người bệnh cần kiểm tra kỹ nhiệt độ của vật dụng chườm.
Sử dụng nhiệt để kiểm soát cơn đau thoát vị nhanh chóng
Sử dụng nhiệt để kiểm soát cơn đau thoát vị nhanh chóng

2. Thuốc đặc trị thoát vị đĩa đệm

Sử dụng thuốc điều trị là phương pháp được nhiều người lựa chọn bởi khả năng kiểm soát triệu chứng nhanh chóng. Tuy nhiên, ngoài tác dụng kiểm soát triệu chứng, các thuốc điều trị cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ tác dụng phụ có hại cho sức khỏe. Do đó, người bệnh chỉ được sử dụng thuốc sau khi thăm khám và có chỉ định từ bác sĩ.

Một phác đồ thuốc điều trị thoát vị đĩa đệm thường bao gồm:

  • Thuốc giảm đau: Được sử dụng nhất là các thuốc được bào chế từ paracetamol. Nhóm thuốc này giúp cải thiện các triệu chứng đau nhức từ mức độ nhẹ đến vừa. Trong trường hợp thoát vị đĩa đệm nặng, người bệnh có thể phải sử dụng các chế phẩm từ codein hoặc morphin để kiểm soát cơn đau
  • Thuốc chống viêm: Nhóm thuốc chống viêm được sử dụng trong điều trị thoát vị đĩa đệm là nhóm NSAIDs với các hoạt chất chủ đạo như: diclofenac, ibuprofen, aspirin…. Thuốc được sử dụng trong các trường hợp đau thắt lưng do thoát vị đĩa đệm có kèm theo tình trạng sưng, nóng, nhức, đỏ tại vùng lưng.
  • Thuốc giãn cơ: Nhóm thuốc được sử dụng trong trường hợp người bệnh có dấu hiệu co cứng cơ, khó duỗi và khó vận động. Điển hình của nhóm thuốc này là: Mydocalm, decontractyl, myonal….
Thuốc Tây làm giảm nhanh cơn đau
Thuốc Tây làm giảm nhanh cơn đau

3. Bài thuốc dân gian chữa thoát vị đĩa đệm

Các bài thuốc dân gian cũng được sử dụng phổ biến trong điều trị thoát vị đĩa đệm. Dưới đây là những bài thuốc phổ biến nhất:

3.1. Bài thuốc bằng lá lốt

Lá lốt là vị thuốc có vị cay, tính ấm có tác dụng chỉ thống, ôn trung tán hàn. Các phân tích Y học hiện đại cho thấy, thành phần tinh dầu và piperin, piperonyl trong lá lốt có tác dụng chống viêm và kháng khuẩn hiệu quả. Các bài thuốc nam chữa thoát vị đĩa đệm từ lá lốt gồm có:

3.1.1. Lá lốt và đinh lăng

Hướng dẫn điều trị thoát vị đĩa đệm bằng bài thuốc lá lốt và đinh lăng như sau:

  • Người bệnh lấy 50g lá lốt tươi, 50g lá đinh lăng tươi, 50g thân rễ cây xấu hổ đem rửa sạch rồi để ráo nước.
  • Sau đó trút toàn bộ dược liệu vào trong ấm đun sôi với 1,5l nước sạch trong 20 – 30 phút.
  • Nước thu được dùng để uống thay nước lọc hàng ngày.
  • Thông thường, triệu chứng sẽ được kiểm soát sau khoảng 1 tuần sử dụng.

3.1.2. Lá lốt và sữa bò

  • Bạn chỉ cần lấy 40g lá lốt tươi đem giã nát chắt lấy nước rồi đun sôi cùng với 300ml sữa bò
  • Sử dụng đều đặn 3 – 4 lần/ ngày trong 1 tuần là có thể kiểm soát được cơn đau nhức do thoát vị đĩa đệm gây ra.
Bài thuốc nam chữa thoát vị đĩa đệm từ lá lốt
Bài thuốc nam chữa thoát vị đĩa đệm từ lá lốt

3.2. Bài thuốc bằng lá ngải cứu

Trong Đông y, ngải cứu là vị thuốc có vị đắng, tính ấm có tác dụng ôn trung, tán hàn, chỉ thống, giải huyết ứ. Từ lâu, ngải cứu đã được sử dụng để điều trị các bệnh xương khớp như: thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống, gai đốt sống… Người bệnh có thế làm theo hướng dẫn điều trị thoát vị đĩa đệm bằng các bài thuốc dưới đây:

3.2.1. Ngải cứu và mật ong

  • Lấy 300g lá ngải cứu rửa sạch rồi giã nát sau đó trộn với 3 thìa mật ong rồi lọc lấy nước cốt.
  • Chia nước lọc làm 2 phần uống liên tục trong ngày.
  • Thực hiện đều đặn 15 ngày để thấy rõ hiệu quả của bài thuốc.

3.2.2. Ngải cứu, vỏ chanh, vỏ bưởi

  • Đem sao vàng 200 gam ngải cứu khô, 2 vỏ quả bưởi khô, 1kg vỏ chanh khô rồi ngâm với  2 lít rượu trắng.
  • Mỗi ngày uống 1 chén nhỏ sẽ thấy cơn đau cải thiện sau 1 tuần sử dụng thuốc.
Bài thuốc từ ngải cứu giúp chữa thoát vị đĩa đệm
Bài thuốc từ ngải cứu giúp chữa thoát vị đĩa đệm

3.3. Bài thuốc bằng xương rồng

Xương rồng được sử dụng trong điều trị thoát vị đĩa đệm thường là xương rồng bẹ bởi dễ tìm và không độc như xương rồng 3 chẽ. Trong Đông y, xương rồng tai thỏ có vị đắng, tính hàn giúp giải quyết các bệnh lý đau nhức xương khớp có kèm theo phản ứng viêm. Nghiên cứu y học hiện đại cho thấy hoạt chất heterosid flavonic trong xương rồng bẹ có tác dụng chống viêm, giảm đau, chống co thắt hiệu quả.

Hướng dẫn điều trị thoát vị đĩa đệm bằng bài thuốc từ xương rồng bẹ như sau:

  • Bạn chỉ cần lấy 2 – 3 bẹ xương rồng bẹ rửa sạch,loại bỏ phần gai sau đó ngâm nước muối loãng trong vài phút.
  • Bước tiếp theo, bạn vớt xương rồng để ráo nước rồi nướng nóng 2 mặt.
  • Sau khi xương rồng đã nóng thì bỏ ra đắp lên vùng lưng bị đau.
  • Mỗi bẹ đắp trong khoảng 5  – 10 phút.
  • Bài thuốc nên được thực hiện liên tục trong 15 ngày để phát huy hiệu quả tốt nhất.
Bài thuốc từ xương rồng có tác dụng chữa thoát vị đĩa đệm
Bài thuốc từ xương rồng có tác dụng chữa thoát vị đĩa đệm

4. Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng Đông Y

Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng Đông y được rất nhiều người bệnh lựa chọn bởi khả năng kiểm soát triệu chứng nhanh chóng mà hạn chế được các tác dụng phụ khi phải điều trị trong thời gian dài. Có 2 phương pháp được sử dụng phổ biến bao gồm:

4.1. Châm cứu

Phương pháp châm cứu sử dụng kim châm tác động vào các huyệt đạo nhất định trên cơ thể cho tác dụng giảm đau nhanh chóng. Nghiên cứu từ Y học hiện đại cho thấy, châm cứu kích thích cơ thể giải phóng lượng lớn steroid tại cột sống và đĩa đệm thương tổn. Từ đó, kích thích phản ứng tự sửa chữa của cơ thể và tăng sản xuất endorphin – hormone giúp xoa dịu cơn đau nhanh chóng.

Châm cứu mang đến hiệu quả cao trong việc làm giảm các cơn đau do thoát vị đĩa đệm
Châm cứu mang đến hiệu quả cao trong việc làm giảm các cơn đau do thoát vị đĩa đệm

Có 3 loại châm cứu chính được sử dụng trong điều trị thoát vị đĩa đệm bao gồm:

  • Điện châm: Các dòng điện vừa phải sẽ được kích thích trực tiếp vào các huyệt vị nhằm kích thích các phản ứng hóa học trong cơ thể đồng thời tăng cường lưu thông khí huyết từ đó khắc phục triệu chứng đau nhức. Thông thường, mỗi lần điện châm sẽ kéo dài khoảng 20 – 30 phút và cách nhau 3 – 4 ngày. Một liệu trình điện châm thường kéo dài 7 – 10 lần để có được kết quả tốt nhất
  • Thủy châm: Phương pháp thủy châm sẽ tiêm trực tiếp Adrenalin, Vitamin B1, Coramin vào các huyệt đạo 2 ngày một lần để kiểm soát cơn đau. Tuy nhiên, người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ như: khô miệng, hoa mắt, chóng mặt thậm chí có thể ảnh hưởng đến gan, thận, dạ dày nên cần thận trọng khi sử dụng.
  • Châm cứu bằng tinh dầu ngải cứu: Phương pháp này sử dụng tinh dầu ngải cứu châm trực tiếp vào huyệt đạo cơ thể thông qua các kim châm để đả thông kinh mạch giúp đốt sống từ từ hồi phục.

4.2. Bấm huyệt

Bấm huyệt là phương pháp sử dụng lực để tác động trực tiếp lên các huyệt đạo kích thích tuần hoàn máu, giải phóng ứ tắc và khắc phục các cơn đau. Các huyệt chữa thoát vị đĩa đệm phổ biến gồm có:

  • Huyệt ở lưng thấp: Huyệt ở lưng thấp bao gồm các huyệt B – 23 và B – 47 có tác dụng giảm đau lưng, đau thần kinh tọa do bị đĩa đệm chèn ép
  • Huyệt ở hông: Là các huyệt B – 48 nằm ngay trên điểm lõm vào trên cơ mông của bạn. Khi bấm dùng lực ở ngón tay cái ấn xuống từ từ hướng về phía xương chậu. Giữ nguyên trong vài phút rồi thả ra.
  • Huyệt ở sau đầu gối: Huyệt này còn được gọi là huyệt B – 54 nằm ở vị trí cách khớp gối vài inch. Bấm huyệt B – 54 giúp giảm tình trạng cứng khớp do thoát vị đĩa đệm gây ra.

5. Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng phẫu thuật

Phương pháp phẫu thuật điều trị thoát vị đĩa đệm
Phương pháp phẫu thuật điều trị thoát vị đĩa đệm

Phẫu thuật là phương pháp chỉ được chỉ định khi người bệnh không có đáp ứng với các liệu pháp điều trị bảo tồn hoặc bệnh có tiến triển xấu. Các phương pháp phẫu thuật phổ biết nhất hiện nay gồm có:

  • Phẫu thuật mở: Phẫu thuật mở có thể loại bỏ những khối thoát vị lớn nhưng sẽ mất nhiều thời gian nằm viện và nguy cơ nhiễm trùng cao hơn.
  • Phẫu thuật nội soi: Phương pháp này giúp bác sĩ phẫu thuật loại bỏ khối đĩa đệm thoát vị thông qua một đường rạch nhỏ. Điều này giúp rút ngắn thời gian nằm viện ngắn, hạn chế nguy cơ nhiễm trùng cho người bệnh
  • Phẫu thuật vi phẫu: Phương pháp này cho phép bác sĩ dễ dàng lấy đi khối thoát vị mà không cần xâm lấn quá nhiều vào cơ thể người bệnh. Thời gian ca phẫu thuật ngắn, thường chỉ mất 1 tiếng. Sau phẫu thuật, người bệnh có thể đi lại sau khoảng 2 ngày và xuất viện sau 3 – 4 ngày.

Bên cạnh các phương pháp điều trị được thực hiện và kiểm soát bởi các bác sĩ, người bệnh cần chủ động điều chỉnh thói quen và luyện tập tại nhà để có kết quả tốt hơn.

Xem thêm: Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng – Những điều cần lưu ý

6. Cách chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà

6.1. Nghỉ ngơi

Người bệnh cần dành nhiều thời gian hơn cho việc nghỉ ngơi để cơ thể phục hồi tốt và khắc phục hiệu quả tình trạng thoát vị đĩa đệm.

6.2. Tập thể dục thường xuyên

Việc tập luyện thể dục cần được duy trì đều đặn mỗi ngày để vừa nâng cao sức khỏe, vừa nâng cao sự dẻo dai cho xương khớp, nhằm hỗ trợ điều trị thoát vị tốt nhất. Theo các bác sĩ, người bệnh thoát vị đĩa đệm nên dành ra khoảng 30 phút mỗi ngày cho việc tập luyện thể dục là hợp lý.

6.2.1. Tập yoga hỗ trợ điều trị

Các bài tập yoga mang đến hiệu quả cao cho hệ xương khớp
Các bài tập yoga mang đến hiệu quả cao cho hệ xương khớp

Dành thời gian để tập luyện các bài tập yoga giúp điều hòa lưu thông khí huyết trong cơ thể và hệ thống xương khớp trở nên chắc khỏe, dẻo dai. Một số tư thế yoga tốt cho người thoát vị như:

  • Tư thế rắn hổ mang
  • Tư thế em bé
  • Tư thế con bò
  • Tư thế con mèo…

Xem thêm: Hướng dẫn 8 bài tập yoga chữa thoát vị đĩa đệm cổ

6.2.2. Các môn thể thao hỗ trợ

Tùy thuộc vào sở thích và khả năng mà người bệnh có thể tham gia một số môn thể thao hỗ trợ tốt cho điều trị, phục hồi thoát vị đĩa đệm như: dưỡng sinh, đi bộ, bơi lội… Ngoài ra, người bệnh cần tránh các môn thể thao mạnh như: đá bóng, gym, cầu lông, bóng chuyền…

6.3. Tư thế làm việc đúng

Người bệnh cần chú ý điều chỉnh tư thế khi làm việc để bảo vệ cột sống. Tránh các tư thế làm mất đường cong sinh lý của cột sống khiến áp lực lên cột sống tăng lên làm bệnh tiến triển theo hướng tiêu cực. Ngoài ra, người bệnh cũng nên chủ động đi lại, thay đổi tư thế sau khoảng 30 phút làm việc liên tục để máu lưu thông qua cột sống tốt nhất.

6.4. Xây dựng chế độ dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phục hồi của người bệnh thoát vị đĩa đệm. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, người bệnh nên chủ động bổ sung các thực phẩm giàu dưỡng chất như:

  • Thực phẩm giàu Canxi: tôm, cua, cá, nấm, sữa, nước hầm xương….
  • Thực phẩm giàu Vitamin C: Ổi, cam, chanh, súp lơ xanh…
  • Thực phẩm giàu vitamin D: Sữa, trứng, nấm, các loại đậu….

6.5. Sử dụng đai lưng kéo giãn cột sống

Đai kéo giãn cột sống DiskDr. có tác dụng điều trị thoát vị đĩa đệm thắt lưng hiệu quả
Đai kéo giãn DiskDr. là thiết bị y tế có tác dụng điều trị thoát vị đĩa đệm

Đai kéo giãn cột sống lưng là một ứng dụng thành công của phương pháp trị liệu kéo giãn cột sống. Thông qua các lực tác động được kiểm soát, đai lưng giúp tăng cường khoảng cách giữa đốt sống một cách tự nhiên từ đó giải phóng các dây thần kinh bị chèn ép và giúp người bệnh cải thiện rõ rệt các triệu chứng sau khoảng 1 tháng sử dụng.

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại đai lưng. Tuy nhiên, không phải loại đai lưng nào cũng đem lại hiệu quả điều trị bệnh mà chỉ một số ít đai lưng được công nhận là thiết bị y tế như đai lưng DiskDr. mới có được hiệu quả này.

Đai DiskDr. có nguồn gốc từ Hàn Quốc với hiệu quả sử dụng đã được kiểm tra trực tiếp trên người bệnh thông qua các thử nghiệm lâm sàng. Đây cũng là loại đai lưng hiếm hoi có thể xuất sang các thị trường khó tính như: Canada, Mỹ, Úc… Hiện nay, DiskDr. được nhập khẩu và phân phối về Việt Nam bởi công ty TNHH T3 Việt Nam.

Người bệnh có muốn tìm hiểu chi tiết về đai lưng này có thể truy cập tại website: https://www.diskdr.vn/

7. Cách phòng tránh thoát vị đĩa đệm

Phòng bệnh hơn chữa bệnh, với những ai chưa mắc phải căn bệnh dai dẳng này, hãy lưu ý đến các biện pháp phòng tránh sau đây:

  • Luôn ngồi, đứng và sinh hoạt đúng tư thế, tránh ngồi lâu mà nên đứng dậy đi lại giúp xương khớp thư giãn.
  • Tránh khuân vác nặng trong thời gian dài, tránh bê đồ nặng đột ngột sai tư thế
  • Nên duy trì một chế độ ăn uống, nghỉ ngơi khoa học hợp lý để vừa nâng cao sức khỏe vừa tốt cho hệ xương khớp
  • Nên tập thể dục, thể thao thường xuyên hàng ngày hoặc mỗi tuần.

Ngoài việc sử dụng một phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm, người bệnh cần kết hợp với việc ăn uống tập luyện trong cả quá trình điều trị. Để có được hiệu quả tốt nhất, người bệnh cần tuân thủ đúng hướng dẫn điều trị thoát vị đĩa đệm từ bác sĩ. Nếu cần tư vấn hỗ trợ, bạn đừng ngại để lại thông tin cho chúng tôi trong bài viết dưới đây.

Chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà với DiskDr. Hàn Quốc

Bạn cũng có thể tìm hiểu thêm phương pháp chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà với DiskDr. đai kéo giãn cột sống Hàn Quốc với hơn 20 năm kinh nghiệm. Nhấn vào đây để xem chi tiết phương pháp chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà hiện đại này. Các bạn có thể tham khảo thêm:

Cách điều trị thoát vị đĩa đệm tại nhà hiệu quả nhất

Phản hồi của khách hàng (NSND Hoàng Dũng, VĐV Vũ Bích Hường,…) sau khi sử dụng DiskDr.

Thông tin chi tiết về các sản phẩm của DiskDr

Cách chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà

ĐẶT HÀNG NHANH
Vui lòng nhập thông tin đặt hàng của bạn. Đối với sản phẩm có kích cỡ (size), chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ với bạn qua điện thoại để tư vấn sản phẩm phù hợp.
 

Để quay lại trang đang xem nhấn vào nút X ở góc trên bên phải.

YÊU CẦU DISKDR TƯ VẤN
Bạn cần tư vấn về sản phẩm phù hợp cho bệnh cột sống? Hãy để lại thông tin, chuyên gia của chúng tôi sẽ gọi điện tư vấn cho bạn.

Để quay lại trang đang xem nhấn vào nút X ở góc trên bên phải.