Vật lý trị liệu chữa thoát vị đĩa đệm hiệu quả thế nào?

Vật lý trị liệu chữa thoát vị đĩa đệm có hiệu quả không đang là thắc mắc của rất nhiều người quan tâm đến phương pháp này. Những lợi ích đáng kể của việc chữa thoát vị đĩa đệm bằng vật lý trị liệu đó là sự an toàn và hiệu quả tức thời. Chữa thoát vị đĩa đệm bằng tây y, đông y, hay phẫu thuật đều có những rủi ro nhất định tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người.

Vật lý trị liệu chữa thoát vị đĩa đệm
Vật lý trị liệu chữa thoát vị đĩa đệm

1. Hiệu quả của vật lý trị liệu khi chữa thoát vị đĩa đệm

1.1. Vật lý trị liệu là gì? 

Vật lý trị liệu là một phương pháp phục hồi, duy trì, cải thiện và phòng ngừa bệnh bằng cách sử dụng các tác động vật lý tự nhiên lên thân thể như là nhiệt trị liệu, quang trị liệu, điện trị liệu, cơ học trị liệu,….

Đối với bệnh thoát vị đĩa đệm thì vật lý trị liệu giúp giãn cơ, tăng khả năng tuần hoàn máu, giảm đau nhức, tê mỏi, giãn cách cột sống làm giảm áp lực lên đĩa đệm.

Tác dụng vật lý trị liệu điều trị thoát vị đĩa đệm lưng, cổ
Tác dụng vật lý trị liệu điều trị thoát vị đĩa đệm lưng, cổ

1.2. Tác dụng của vật lý trị liệu chữa thoát vị đĩa đệm? 

Bệnh thoát vị đĩa đệm gây ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của người bệnh. Áp dụng vật lý trị liệu sẽ mang đến nhiều tác dụng cho người bị thoát vị đĩa đệm đó là:

Giảm áp lực lên các dây thần kinh: Các tác động vật lý giúp các dây thần kinh bị chèn ép được giải phóng, làm giảm cảm giác đau đớn cho người bệnh.

Tăng cường sức mạnh ở cơ bắp: Các bài tập trị liệu sẽ giúp xương khớp được vận động, làm tăng sự linh hoạt cho xương khớp và phục hồi sức mạnh, tăng sức bền cho cơ bắp.

Tăng lưu lượng máu chứa oxy, nước và chất dinh dưỡng đến cột sống: Áp dụng các liệu pháp như chiếu tia hồng ngoại, sóng ngắn,… có tác dụng làm giãn mạch máu từ đó sẽ tăng cường lưu thông máu cũng như các chất dinh dưỡng đến các bộ phận của cơ thể, đặc biệt là vùng bị thoát vị đĩa đệm.

Tăng tính dẻo dai: Vật lý trị liệu sẽ giúp người bệnh thực hiện các hoạt động hàng ngày một cách dễ dàng hơn, giúp tăng sự dẻo dai cho cơ thể nhờ thực hiện các bài tập trị liệu cũng như các phương pháp khác.

1.3. Đối tượng không nên áp dụng vật lý trị liệu chữa thoát vị đĩa đệm?

Đối tượng không nên sử dụng vật lý trị liệu để chữa thoát vị đĩa đệm
Đối tượng không nên sử dụng vật lý trị liệu để chữa thoát vị đĩa đệm

Vật lý trị liệu là phương pháp chữa trị an toàn với người bệnh, tuy nhiên trong một số trường hợp không nên áp dụng vật lý trị liệu đó là:

Người bị gãy xương: Khi áp dụng vật lý trị liệu có thể gây ảnh hưởng đến quá trình tự chữa lành và hồi phục ở xương, từ đó gây nên sự đau đớn kéo dài cho người bệnh mà không mang hiệu quả trong điều trị.

Người bệnh bị khối u ở cột sống: Khi bị khối u ở cột sống người bệnh cũng không thể thực hiện chữa thoát vị bằng vật lý trị liệu được. Bởi phương pháp này có thể khiến cho khối u trở nên nghiêm trọng hơn, ảnh hưởng đến những vùng xung quanh cột sống, gây đau nhức và khó chịu cho người bệnh.

Phụ nữ mang thai: Là đối tượng không nên áp dụng vật lý trị liệu bởi những tác động có thể gây tác động đến vùng bụng, làm ảnh hưởng xấu đến thai nhi.

2. Top 7 phương pháp vật lý trị liệu chữa thoát vị đĩa đệm phổ biến

2.1. Vật lý trị liệu tại nhà

2.1.1. Đai kéo giãn cột sống tại nhà

Đai lưng cột sống chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà
Đai lưng cột sống chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà

Sử dụng đai kéo giãn cột sống là một biện pháp tiện lợi, với chi phí hợp lý, khả năng phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm tại nhà. Đai kéo giãn cột sống có những tác dụng sau: 

  • Đai kéo giãn cột sống sẽ tác động một lực nâng lên các đốt sống ở vùng cột sống lưng và cổ, hỗ trợ nâng đỡ phần trên cơ thể, làm tăng khoảng cách giữa các đốt sống, thúc đẩy khả năng phục hồi đĩa đệm. 
  • Giảm sự chèn ép của cột sống lên các dây thần kinh để làm giảm tình trạng căng cứng và đau nhức.
  • Đồng thời, đai kéo giãn còn giúp điều chỉnh lại các đốt sống để tránh sự sai lệch của cột sống, đưa cột sống trở về đúng vị trí sinh lý.

Hiện nay trên thị trường có nhiều loại đai kéo giãn cột sống, trong đó đai kéo giãn cột sống DiskDr. là sản phẩm được đánh giá tốt từ các chuyên gia và nhận được nhiều phản hồi tốt từ người sử dụng.

Đai lưng kéo giãn DiskDr. là sản phẩm được bộ y tế cấp phép là thiết bị y tế loại A trong điều trị thoát vị đĩa đệm. Được nghiên cứu và sản xuất tại Hàn Quốc, sản phẩm đai lưng DiskDr. đã và đang được sử dụng tại hơn 30 quốc gia trên thế giới. Với công nghệ bơm khí theo chiều dọc, sản phẩm ôm sát nhẹ nhàng vào cơ thể tạo sự dễ chịu, thoải mái với mọi vóc dáng. 

Thiết bị có thể sử dụng để phòng ngừa và hỗ trợ chữa thoát vị đĩa đệm như một phương pháp trị liệu độc lập và cũng cho thấy hiệu quả khi kết hợp với các phương pháp điều trị khác. 

Vì thế người bệnh có thể sử dụng đai DiskDr. để điều trị thoát vị đĩa đệm tại nhà vô cùng đơn giản, hiệu quả cao, chi phí hợp lý, hoàn toàn không có rủi ro. 

Xem thêm: Kéo giãn cột sống chữa thoát vị đĩa đệm như thế nào?

2.1.2. Vận động trị liệu

Cùng với việc áp dụng phương pháp trên, người bệnh có thể sẽ được chỉ định thêm một số bài tập vận động trị liệu. Các bài tập này có tác dụng kéo giãn và tăng cường sức mạnh cho cơ bị co rút và yếu đi do bệnh thoát vị đĩa đệm.

Không chỉ có tác dụng đối với vùng thoát vị đĩa đệm, các bài tập vận động trị liệu còn tác động lên toàn bộ hệ xương khớp của cơ thể để xương khớp được dẻo dai, linh hoạt hơn. Để đạt được hiệu quả tốt nhất thì người bệnh nên tập thường xuyên, và cố gắng giữ đúng tư thế được chỉ định. 

2.1.3. 4 bài tập vật lý trị liệu tại nhà

Vật lý trị liệu tại nhà với các bài tập
Vật lý trị liệu tại nhà với các bài tập

1. Bài tập với con lăn:

Chuẩn bị: Thảm tập, 1 con lăn

Cách thực hiện: 

  • Người bệnh nằm xuống thảm tập, đặt con lăn ở phía dưới lưng trên sau đó từ từ di chuyển lưng lên, xuống qua con lăn.
  • Dùng lại ở vùng bị thoát vị đĩa đệm, giữ tư thế trong vòng 30 giây sau đó lại tiếp tục bài tập.
  • Thực hiện bài tập khoảng 5 phút sẽ giúp làm căng cơ ở phần cổ và lưng.

Lưu ý: Không thực hiện bài tập với người bị gãy xương, loãng xương hay có sức khỏe yếu.

2. Bài tập với quả bóng:

Chuẩn bị: 1 quả bóng tập

Cách thực hiện:

  • Dùng hai chân làm trọng tâm, hít thở sâu rồi nằm lên quả bóng
  • Hai tay đặt sau gáy để các cơ được kéo căng và giãn nở hoàn toàn.
  • Thực hiện bài tập trong vòng 3-5 phút sẽ giúp giảm đau hiệu quả và cải thiện được đường cong của cột sống.

Lưu ý: Nên sử dụng quả bóng đã được xì bớt hơi sẽ giúp ổn định hơn quả bóng căng và cơ thể cũng thoải mái hơn.

3. Tập ngồi dậy với sự hỗ trợ của đai lưng

Chuẩn bị: Đai lưng kéo giãn cột sống

Cách thực hiện:

  • Người bệnh sau khi đã có thể nằm nghiêng được thì từ từ đưa hai chân ra mép giường, chống hai tay xuống giường để tạo lực ngồi dậy.
  • Nên ngồi dậy từ từ, không nên vội vàng, đai lưng sẽ giúp cho cột sống được cố định, làm hạn chế những chấn thương khi người bệnh tiến hành tập luyện.

Lưu ý: Cần thực hiện động tác nhẹ nhàng, không nên vội vã vì có thể gây tổn thương cho cột sống.

4. Tập vận động khi ngồi thõng chân ở mép giường

Cách thực hiện: 

  • Người bệnh ngồi trên giường, bỏ thõng hai chân xuống dưới mép giường.
  • Thực hiện các động tác nâng chân lên, hạ chân xuống và duỗi các khớp cổ chân, khớp gối.

Lưu ý: Người bệnh ngồi trên giường cần có điểm tựa để đảm bảo thăng bằng.

Xem thêm: Bài tập tại nhà hiệu quả chữa thoát vị đĩa đệm

2.2. Vật lý trị liệu tại trung tâm

2.2.1. Sóng ngắn

Vật lý trị liệu chữa thoát vị đĩa đệm lưng bằng sóng ngắn
Vật lý trị liệu chữa thoát vị đĩa đệm lưng bằng sóng ngắn

Sóng ngắn trị liệu là phương pháp điều trị sử dụng các bức xạ điện từ với các bước sóng được tính bằng mét, với bước sóng từ 11m-22m (tương đương với tần số 27,12 MHz- 13,76 MHz).

Sóng ngắn được tạo ra bằng cách cho dòng điện cao tần chạy trong điện cực kim loại, khi đó các điện cực này sẽ phát ra các bức xạ điện từ với tần số bằng tần số của dòng điện trong mạch.

Sử dụng phương pháp sóng ngắn trị liệu mang đến nhiều tác dụng đó là:

  • Tác dụng giảm đau: Sóng ngắn sẽ gây ức chế các sợi dẫn truyền cảm giác đau đồng thời do quá trình làm tăng tuần hoàn cục bộ sẽ khiến các sản phẩm chuyển hóa và tái hấp thu phần dịch tiết bị tích tụ tăng lên, việc tăng nhiệt độ còn giúp làm giãn cơ và giảm trương lực.
  • Chống viêm: Sóng ngắn sẽ làm tăng bạch cầu đến các tổ chức gây viêm, tăng khả năng di chuyển của thực bào nên giúp chống viêm hiệu quả.
  • Tăng cường lưu thông máu từ trong các mô cơ, giúp nuôi dưỡng phần đĩa đệm bị tổn thương.

2.2.2. Kéo giãn cột sống bằng máy

Máy kéo giãn cột sống điều trị thoát vị đĩa đệm cổ
Máy kéo giãn cột sống điều trị thoát vị đĩa đệm cổ

Kéo giãn cột sống là phương pháp sử dụng lực cơ học để tác động theo chiều dọc của cột sống giúp làm giãn khoảng cách giữa các khoang đốt sống, nhằm giảm chèn ép, tạo điều kiện tốt nhất cho các đĩa đệm trở về vị trí ban đầu, mang đến hiệu quả trong việc điều trị thoát vị đĩa đệm.

Thực hiện kéo giãn cột sống bằng máy mang đến nhiều lợi ích đó là:

  • Giúp tái định vị các đĩa đệm đã bị phồng hoặc bị thoát vị, đưa chúng trở về vị trí ban đầu.
  • Tạo ra áp suất thấp hơn để thúc đẩy các chất dinh dưỡng đến phần đĩa đệm bị tổn thương, tạo sự phục hồi nhanh chóng.
  • Giảm đau nhanh chóng: phương pháp này sẽ giúp các đốt sống được kéo giãn ra để làm giảm áp lực lên các đĩa đệm đang chèn ép lên các dây thần kinh, từ đó làm giảm cơ cứng cũng như giảm tình trạng đau nhức hiệu quả.

Thời gian thực hiện kéo giãn cột sống bằng máy thường kéo dài khoảng 30-45 phút mỗi lần. Mỗi liệu trình sẽ thực hiện khoảng 15-25 lần trong vòng 4-6 tuần thì sẽ dừng lại để kiểm tra tình trạng bệnh lý có được cải thiện hay không để có biện pháp xử lý.

Vật lý trị liệu bằng sóng siêu âm và tia laser cường độ cao
Vật lý trị liệu bằng sóng siêu âm và tia laser cường độ cao

2.2.3. Sóng siêu âm

Siêu âm là phương pháp sử dụng sóng siêu âm có tần số cao để kích thích tế bào rung lên, làm gia tăng những hoạt động cơ học mang đến hiệu quả trong việc điều trị bệnh.

Siêu âm chính là phương pháp vật lý trị liệu chữa thoát vị đĩa đệm rất hiệu quả có tác dụng làm giãn cơ, giãn mạch máu để giúp tăng tuần hoàn máu, đưa oxy và các chất dinh dưỡng đến các vùng bị thoát vị, làm giảm cảm giác đau nhức và chống sưng viêm.

2.2.4. Tia laser với cường độ cao

Một phương pháp vật lý trị liệu chữa thoát vị đĩa đệm bằng cách sử dụng tia laser chính là việc dùng năng lượng của tia laser để giúp triệt tiêu một lượng nhân nhầy từ đó giảm được áp suất cũng như hạn chế được sự chèn ép lên vùng đĩa đệm.

Những tia laser có bước sóng ngắn được chiếu vào vùng thoát vị đĩa đệm sẽ mang đến tác dụng giảm đau, kích thích tuần hoàn máu lưu thông đồng thời chống lại các tác nhân gây viêm. Từ đó sẽ giúp cho vùng tổn thương được phục hồi nhanh chóng.

Hi vọng rằng với những phương pháp vật lý trị liệu chữa thoát vị đĩa đệm hiệu quả kể trên, quý bạn đọc đã có những thông tin bổ ích để cân nhắc và chọn lựa phương pháp phù hợp nhất với tình trạng bệnh của bản thân. 

YÊU CẦU DISKDR TƯ VẤN
Bạn cần tư vấn về sản phẩm phù hợp cho bệnh cột sống? Hãy để lại thông tin, chuyên gia của chúng tôi sẽ gọi điện tư vấn cho bạn.

Xem thêm:

Nguồn tham khảo:

ĐẶT HÀNG NHANH
Vui lòng nhập thông tin đặt hàng của bạn. Đối với sản phẩm có kích cỡ (size), chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ với bạn qua điện thoại để tư vấn sản phẩm phù hợp.
 

Để quay lại trang đang xem nhấn vào nút X ở góc trên bên phải.

YÊU CẦU DISKDR TƯ VẤN
Bạn cần tư vấn về sản phẩm phù hợp cho bệnh cột sống? Hãy để lại thông tin, chuyên gia của chúng tôi sẽ gọi điện tư vấn cho bạn.

Để quay lại trang đang xem nhấn vào nút X ở góc trên bên phải.