Top 5+ cách chữa thoát vị đĩa đệm ở người cao tuổi

Bạn đang băn khoăn thoát vị đĩa đệm ở người cao tuổi có chữa được không? Tuy nhiên chữa thoát vị đĩa đệm ở người cao tuổi thường gặp nhiều khó khăn hơn do hệ xương khớp đã bị thoái hóa và rất khó có khả năng phục hồi. Hiện nay có rất nhiều phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm ở người già khác nhau tùy thuộc vào mức độ bệnh của người bệnh.

Xem thêm:

Thoát vị đĩa đệm ở người cao tuổi gây ra những cơn đau khó chịu
Thoát vị đĩa đệm ở người già gây ra những cơn đau khó chịu

1. Dùng thuốc Tây

Dùng thuốc Tây là phương pháp thường dùng làm giảm nhanh các cơn đau thoát vị đĩa đệm cấp tính và chỉ thích hợp với những người bị bệnh ở mức độ nhẹ và vừa.

Các loại thuốc Tây dùng để trị bệnh bao gồm:

  • Thuốc giảm đau: Acetaminophen (Paracetamol)
  • Thuốc kháng viêm không Steroid: Diclofenac, Ibuprofen, Naproxen
  • Thuốc giãn cơ: Mydocalm, Myonal
  • Vitamin nhóm B: B1, B6, B12
  • Thuốc tiêm ngoài màng cứng: corticoid

Lưu ý:

  • Các loại thuốc Tây y chỉ có tác dụng làm giảm triệu chứng của bệnh một cách tạm thời không có khả năng chữa bệnh tận gốc.
  • Mặt khác, nếu dùng liên tục trong thời gian dài các loại thuốc này có thể gây hại cho gan, thận, dạ dày.
  • Chính vì vậy, bệnh nhân không nên tự ý dùng thuốc, cần tuân thủ đúng theo sự chỉ định của bác sĩ.
Các loại thuốc Tây có tác dụng làm giảm nhanh các cơn đau thoát vị
Các loại thuốc Tây có tác dụng làm giảm nhanh các cơn đau thoát vị

2. Vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu là phương pháp điều trị bệnh không dùng thuốc mang lại công dụng rất hiệu quả trong việc giảm đau, giãn cơ và cải thiện khả năng vận động cho bệnh nhân.

Dưới đây là một số liệu pháp vật lý trị liệu phổ biến thường được áp dụng cho người cao tuổi bị thoát vị đĩa đệm.

2.1. Dùng đai kéo giãn cột sống

Đai kéo giãn cột sống là dụng cụ chữa bệnh ngay tại nhà, vô cùng tiện lợi mà người cao tuổi có thể lựa chọn sử dụng.

  • Các loại đai này hoạt động trên nguyên lý kéo giãn cột sống
  • Làm gia tăng khoảng cách giữa các đốt sống
  • Giúp giảm áp lực cho nội đĩa đệm, tăng cường lưu thông máu, giải phóng chèn ép cho các dây thần kinh.
  • Từ đó giúp giảm đau và cải thiện tình trạng bệnh hiệu quả, đặc biệt phù hợp cho người cao tuổi

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều các loại đai kéo giãn cột sống với mẫu mã và chất lượng khác nhau. Để tránh mua phải hàng giả hàng nhái, hàng kém chất lượng bệnh nhân nên chọn mua sản phẩm của những thương hiệu nổi tiếng như DiskDr.

DiskDr. là dụng cụ điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm rất đắc lực
DiskDr. là dụng cụ điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm rất đắc lực
  • Đai kéo giãn cột sống DiskDr. là sản phẩm uy tín, được Bộ Y tế xác nhận là thiết bị y tế loại A có tác dụng trong điều trị thoát vị đĩa đệm, vì thế người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng.
  • Sản phẩm là sự tích hợp của 3 chức năng trong 1: kéo giãn cột sống, nắn chỉnh cột sống và cố định cột sống. Vì thế, ngoài khả năng trị thoát vị đĩa đệm còn giúp bảo vệ cột sống khỏi chấn thương, chống cong vẹo cột sống làm mất thẩm mỹ.

2.2. Kéo giãn cột sống bằng máy

Các loại máy kéo giãn cột sống cũng có cơ chế hoạt động tương tự như đai kéo giãn cột sống. Điểm khác biệt lớn nhất là các loại máy này thường được thiết lập chế độ kéo giãn tự động với các thông số kéo giãn phù hợp với từng tình trạng của bệnh nhân.

Tuy nhiên, giá thành của các loại máy tương đối cao nên chỉ một vài bệnh viện chuyên khoa lớn mới được trang bị thiết bị này.

Máy kéo giãn cột sống điều trị thoát vị đĩa đệm
Máy kéo giãn cột sống điều trị thoát vị đĩa đệm

2.3. Phương pháp điện trị liệu

Điện trị liệu là phương pháp sử dụng nguồn điện ức chế dây dẫn truyền thần kinh lên não để làm giảm cơn đau co thắt do thoát vị đĩa đệm gây ra. Phương pháp này thường áp dụng trong trường hợp bệnh nhân bị đau cấp tính.

Điện trị liệu giúp làm giảm cơn đau co thắt do thoát vị đĩa đệm gây ra
Điện trị liệu giúp làm giảm cơn đau co thắt do thoát vị đĩa đệm gây ra

3. Chữa thoát vị đĩa đệm ở người cao tuổi bằng bài thuốc dân gian

Trường hợp thoát vị nhẹ, bệnh nhân có thể dùng các bài thuốc dân gian để điều trị bệnh. Phương pháp này vừa giúp giảm đau hiệu quả lại không gây ra các biến chứng nguy hiểm.

3.1. Bài thuốc từ ngải cứu

Cây ngải cứu
Ngải cứu có công dụng rất hữu hiệu trong việc điều trị thoát vị đĩa đệm ở người già

Theo Đông y, ngải cứu có tính ấm, vị đắng, có khả năng chống thấp, kích thích lưu thông khí huyết, giảm đau thoát vị đĩa đệm hiệu quả.

Nguyên liệu: 1 bó ngải cứu, 1 ít rượu trắng

Cách thực hiện:

  • Ngải cứu nhặt lấy lá tươi non, rửa sạch, giã nát.
  • Trộn ngải cứu với rượu trắng rồi cho vào chảo sao nóng.
  • Đổ hỗn hợp ra một chiếc khăn sạch, rồi chườm lên vị trí bị thoát vị đĩa đệm trong khoảng 15 – 20 phút.
  • Nếu thấy thuốc nguội có thể bỏ vào sao nóng lại rồi chườm tiếp.

Lưu ý:

  • Bài thuốc chỉ có tác dụng làm giảm triệu chứng của thoát vị đĩa đệm khi bệnh còn nhẹ.
  • Người bị dị ứng với ngải cứu không nên áp dụng phương pháp này.
  • Kiểm tra nhiệt độ trước khi chườm để tránh bị bỏng.

3.2. Bài thuốc từ lá lốt

Lá lốt
Lá lốt có tác dụng kháng viêm, giảm sưng đau ở các vị trí bị thoát vị đĩa đệm

Giống như ngải cứu, lá lốt cũng có tính ấm nên có khả năng tán hàn, trị đau nhức. Một số thành phần trong lá lốt còn có tác dụng tiêu viêm, kháng khuẩn nên giúp hạn chế các triệu chứng đau nhức và cải thiện tình trạng bệnh thoát vị đĩa đệm. Đây là bài thuốc chữa thoát vị đĩa đệm ở người già dễ dàng thực hiện tại nhà

Nguyên liệu: 100g lá lốt tươi, 1 nắm muối hạt

Cách thực hiện:

  • Lá lốt rửa sạch, trộn đều với muối hạt cho vào chảo sao nóng
  • Đổ lá lốt ra một tấm vải sạch rồi chườm lên các vị trí bị đau trong 15 phút.

Lưu ý:

  • Thực hiện đắp lá lốt và muối hạt 2 – 3 lần/tuần để xoa dịu các cơn đau nhức nhanh chóng hơn.
  • Không dùng lá lốt đắp tiếp lên các vị trí bị thoát vị nếu thấy các biểu hiện của việc dị ứng như: nổi mề đay, mẩn ngứa…

3.3. Bài thuốc từ cây cỏ xước

Cây cỏ xước
Cây cỏ xước chữa bệnh thoát vị đĩa đệm

Theo đông y cỏ xước có công dụng tiêu viêm, hoạt huyết nên thường được dùng làm thuốc để chữa bệnh đau nhức xương khớp, viêm đa khớp dạng thấp và thoát vị đĩa đệm.

  • Nguyên liệu: Cỏ xước, chìa vôi, dền gai, cỏ ngươi, lá lốt, tầm gửi mỗi loại 30g.
  • Cách thực hiện: Đem các nguyên liệu trên phơi khô rồi sắc lấy nước uống hàng ngày.
  • Lưu ý: Kiên trì uống trong thời gian dài để thấy hiệu quả trị bệnh.

3.4. Cây xương rồng

Cây xương rồng
Xương rồng 3 cạnh chứa nhiều hoạt chất tốt cho việc điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm

Trong xương rồng có rất nhiều các hoạt chất có lợi cho việc kháng viêm, giảm đau nhức và hạn chế căng thẳng. Chính vì vậy, đây cũng là loại cây thường được dùng để cải thiện chứng thoát vị đĩa đệm ở người cao tuổi.

Nguyên liệu:

  • 2 – 3 nhánh xương rồng 3 cạnh
  • 1 nắm muối hạt

Cách thực hiện:

  • Dùng dao loại bỏ hết gai của xương rồng sau đó ngâm trong nước và rửa sạch hết nhựa.
  • Đập dập lá xương rồng và trộn đều với muối hạt.
  • Đem hỗn hợp cho vào chảo nóng sao vàng.
  • Đổ hỗn hợp ra túi chườm đợi cho nguội bớt rồi đắp trực tiếp lên vị trí bị thoát vị .

Lưu ý:

  • Kiên trì thực hiện bài thuốc này khoảng 2 tuần để những cơn đau nhức được đẩy lùi dần.
  • Hiệu quả của bài thuốc phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người.
  • Không phải loại xương rồng nào cũng có khả năng trị thoát vị. Trong tự nhiên chỉ có 3 loại xương rồng có khả năng trị thoát vị là: xương rồng ba cạnh, xương rồng bẹ và xương rồng tai thỏ.
  • Nhựa xương rồng có khả năng gây bỏng, vì vậy không nên để nhựa xương rồng tiếp xúc trực tiếp với da hoặc với mắt.

3.5. Rễ đinh lăng

Rễ đinh lăng
Rễ đinh lăng chứa nhiều saponin giúp giảm các cơn đau thoát vị đĩa đệm

Rễ đinh lăng có chứa nhiều saponin và axit amin quan trọng có tác dụng giảm đau, tăng cường lưu thông máu, tăng nuôi dưỡng và phục hồi chức năng đĩa đệm bị tổn thương.

Nguyên liệu: 20g rễ đinh lăng.

Cách thực hiện:

  • Rễ đinh lăng đem rửa sạch, phơi khô.
  • Cho rễ đinh lăng vào nồi sắc lấy nước uống.
  • Uông thành nhiều lần trong ngày.

Lưu ý: Uống liên tục trong 1 tuần là tình trạng đau nhức sẽ được cải thiện, đồng thời khả năng vận động cũng dễ dàng hơn.

4. Châm cứu

Châm cứu chữa thoát vị đĩa đệm ở người cao tuổi là phương pháp sử dụng kim châm vào các huyệt đạo ở cột sống để kích thích lưu thông máu, giải phóng mạch máu bị chèn ép từ đó giúp giảm đau.

Châm cứu chữa thoát vị đĩa đệm
Châm cứu chữa thoát vị đĩa đệm

Lưu ý: Việc châm cứu phải được tiến hành hết sức chuẩn xác, đúng huyệt đạo bởi các bác sĩ và kỹ thuật viên dày dặn kinh nghiệm. Vì nếu châm cứu sai cách có thể khiến cho bệnh tình trở nên trầm trọng hơn, thậm chí có thể dẫn đến liệt hoặc teo cơ.

5. Xoa bóp, bấm huyệt

Xoa bóp, bấm huyệt là liệu pháp sử dụng ngón tay, bàn tay để tác động lên các huyệt đạo trên cơ thể người bệnh giúp làm giãn mạch, tăng cường lưu thông khí huyết giúp giảm đau, kháng viêm, chống phù nề.

Xoa bóp, bấm huyệt chữa thoát vị đĩa đệm
Xoa bóp, bấm huyệt chữa thoát vị đĩa đệm

Lưu ý:

  • Khi xoa bóp bấm huyệt cần thực hiện với một lực vừa phải, tăng dần từ nhẹ đến ngưỡng chịu đựng của bệnh nhân.
  • Không dùng lực quá mạnh có thể làm ảnh hưởng đến độ vững của cột sống, gãy khung sau của đốt sống dẫn đến nguy cơ tàn phế cao.

6. Phẫu thuật

Phẫu thuật là liệu pháp cuối cùng được chỉ định khi việc điều trị bảo tồn không đem lại hiệu quả như mong đợi và tình trạng của bệnh ngày càng trầm trọng và nguy hiểm hơn.

Phương pháp phẫu thuật
Với người cao tuổi việc phẫu thuật sẽ gặp phải nhiều khó khăn

Đặc biệt, với người cao tuổi việc phẫu thuật thường gặp phải rất nhiều khó khăn và tỷ lệ phục hồi sau phẫu thuật cũng thấp vì thế cần cân nhắc khi lựa chọn phương pháp này.

Nguyên nhân chính là do hệ xương khớp đã bị thoái hóa, cấu trúc xương yếu, không còn tính đàn hồi và dẻo dai như ở người trẻ tuổi.

Hiện nay có hai hình thức phẫu thuật thoát vị đĩa đệm chủ yếu là:

  • Phương pháp mổ hở: Đây là phương pháp phổ biến. Phương pháp này không cần đến các trang thiết bị đắt tiền giúp bệnh nhân tiết kiệm được nhiều chi phí. Tuy nhiên lại ẩn chứa nhiều rủi ro sau phẫu thuật như nhiễm trùng, chảy máu vết mổ.
  • Phương pháp mổ nội soi: Mổ nội soi là phương pháp phẫu thuật tiên tiến hiện đại đang dần dần thay thế cho phương pháp mổ hở truyền thống. Với phương pháp này, thời gian mổ nhanh, vết mổ ngắn, ít biến chứng, bệnh nhân ít đau đớn và phục hồi bệnh tốt hơn. Tuy nhiên chi phí phẫu thuật cao hơn.

7. Cách khắc phục thoát vị đĩa đệm ở người cao tuổi

Ngoài việc tuân thủ đúng theo phác đồ điều trị của bác sĩ, thì các bệnh nhân cũng có thể tự khắc phục bệnh tại nhà bằng các biện pháp sau:

  • Xây dựng chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng. Bổ sung vào thực đơn hàng ngày thêm các loại thực phẩm chứa canxi, magie, rau xanh và hoa quả.
  • Hạn chế ăn thịt đỏ và nội tạng động vật.
  • Tránh xa các chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá.
  • Tập thể dục thường xuyên, đều đặn 30 phút mỗi ngày để tăng cường độ dẻo dai cho xương khớp, hạn chế tình trạng cứng khớp sau khi ngủ dậy.
  • Duy trì trọng lượng cơ thể ở mức hợp lý.
  • Thường xuyên đi khám định kỳ 6 tháng/lần để kiểm soát bệnh tình một cách tốt nhất.

Chữa thoát vị đĩa đệm ở người cao tuổi thường khó khăn hơn người trẻ tuổi và trung niên. Tuy nhiên nếu thực hiện đúng theo phác đồ điều trị của bác sĩ kết hợp với chế độ ăn và luyện tập tại nhà thì bệnh vẫn có thể được đẩy lùi. Chúc các bệnh nhân mau chóng khỏi bệnh.

ĐẶT HÀNG NHANH
Vui lòng nhập thông tin đặt hàng của bạn. Đối với sản phẩm có kích cỡ (size), chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ với bạn qua điện thoại để tư vấn sản phẩm phù hợp.
 

Để quay lại trang đang xem nhấn vào nút X ở góc trên bên phải.

YÊU CẦU DISKDR TƯ VẤN
Bạn cần tư vấn về sản phẩm phù hợp cho bệnh cột sống? Hãy để lại thông tin, chuyên gia của chúng tôi sẽ gọi điện tư vấn cho bạn.

Để quay lại trang đang xem nhấn vào nút X ở góc trên bên phải.