Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị thoái hóa đốt sống cổ

Thoái hóa đốt sống cổ là bệnh mãn tính về xương khớp ngày càng nhiều người gặp phải. Căn bệnh này nếu không được phát hiện kịp thời sẽ dẫn đến rất nhiều biến chứng và khó khăn hơn trong việc điều trị. Vậy thoái hóa đốt sống cổ là gì? Chữa thoái hóa đốt sống cổ như nào? Hãy cùng đọc bài viết dưới đây để biết được những thông tin cơ bản nhất nhé.

Thoái hóa đốt sống cổ
Thoái hóa đốt sống cổ

1. Thoái hóa đốt sống cổ là gì?

Thoái hóa đốt sống cổ là hiện tượng các đốt sống ở vùng cổ (từ C1 – C7) bị thoái hóa theo thời gian. Đây là kết quả quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể và có thể đến sớm hoặc muộn tùy thuộc vào công việc, ăn uống và sinh hoạt của người bệnh trong một thời gian dài.

Khi đĩa đệm bị mất nước sẽ mất đi tính đàn hồi, các gai xương sẽ hình thành trên cột sống cổ và có thể xâm lấn vào cấu trúc thần kinh trong ống sống gây ra đau nhức, ê ẩm, khó cử động cổ trong nhiều ngày. 

Năm 1990, Boden đã thực hiện một cuộc nghiên cứu ở những người bình thường không bị đau cổ. Các xét nghiệm chụp cộng hưởng từ MRI cho thấy gần 60% người trên 45 tuổi bị mắc bệnh này.

Tuy nhiên với môi trường hiện nay, rất nhiều người trẻ đã mắc bệnh thoái hóa cột sống cổ do cả ngày nhìn điện thoại, máy tính, ít vận động…

Người trẻ cũng có nguy cơ cao bị thoái hóa cột sống cổ
Người trẻ cũng có nguy cơ cao bị thoái hóa cột sống cổ

Người mắc thoái hóa cột sống cổ không phân biệt nam nữ. Mặc dù đây không phải bệnh gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng không thể coi thường biểu hiện, ảnh hưởng của bệnh. Phát hiện bệnh và tìm ra nguyên nhân sớm là an toàn nhất, không để những biến chứng tiêu cực xảy ra.

2. Nguyên nhân thoái hóa đốt sống cổ

Có rất nhiều nguyên nhân thoái hóa đốt sống cổ. Không thể không kể đến những nguyên nhân rất phổ biến sau:

  • Lão hóa tự nhiên của cơ thể

Thoái hóa đốt sống cổ chính là kết quả quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể. Khi bạn càng nhiều tuổi thì xương khớp sẽ hoạt động yếu hơn, dễ bị lão hóa dẫn đến mòn xương, khả năng tái tạo lại cũng rất kém.

Nguyên nhân thoái hóa cột sống
Nguyên nhân thoái hóa cột sống
  • Do tư thế hoạt động hàng ngày

Tư thế ngồi, nằm sai hoặc làm việc không đúng tư thế rất dễ gây ra thoái hóa đốt sống cổ. Ít vận động, ngồi gù lưng cả ngày hoặc cúi đầu nhìn điện thoại là những nguyên nhân của bệnh. Những người hay bị mắc căn bệnh này thường là dân văn phòng hoặc những người hay bê đồ vật quá nặng, làm việc chân tay.

  • Di truyền

Đây là những trường hợp ít nhưng không phải là hiếm. Yếu tố di truyền như dị tật đốt sống cổ từ bé là do gen của bố mẹ dẫn đến bệnh thoái hóa cột sống cổ.

3. Triệu chứng thoái hóa đốt sống cổ

Người bị thoái hóa đốt sống cổ sẽ có các triệu chứng sau:

  • Đau cổ

Đau cổ gáy là triệu chứng phổ biến nhất của bệnh thoái hóa cột sống cổ. Tuy nhiên, đôi khi cơn đau cũng có thể bùng phát và trở nên nghiêm trọng có thể kéo dài vài giờ hoặc vài ngày.

Triệu chứng thoái hóa đốt sống cổ
Triệu chứng thoái hóa đốt sống cổ
  • Đau thần kinh

Gai xương chèn ép vào dây thần kinh sẽ có dấu hiệu như điện giật và có thể lan xuống vai vào cánh tay, bàn tay và các ngón tay. Thông thường, đau dây thần kinh sẽ chỉ cảm thấy ở một bên của cơ thể.

  • Các triệu chứng thần kinh ở cánh tay, bàn tay và các ngón tay

Kim châm ngứa ran, tê hoặc có thể lan xuống vai đến cánh tay, bàn tay hoặc ngón tay. Những triệu chứng này có thể cản trở các hoạt động hàng ngày. Việc đánh máy, mặc quần áo hoặc cầm đồ vật lúc này sẽ trở nên khó khăn hơn rất nhiều.

  • Khó cử động

Đau cổ dài ngày dẫn đến cổ bị căng cứng, khó để cử động đầu. Triệu chứng khi này sẽ có xu hướng trầm trọng hơn khi vận động và giảm bớt khi nghỉ ngơi.

4. Chữa thoái hóa đốt sống cổ như thế nào?

Nếu cơn đau và các triệu chứng do bệnh thoái hóa đốt sống cổ tăng lên, bạn có thể thực hiện các bước để giảm bớt vấn đề. Các bước đầu tiên thường là tự chăm sóc hoặc lựa chọn điều trị không phẫu thuật, và thông thường những bước này sẽ kiểm soát cơn đau một cách hiệu quả.

Trong một số trường hợp hiếm hoi khi cơn đau và các triệu chứng vẫn tồn tại hoặc trầm trọng hơn mặc dù đã điều trị vài tháng hoặc nếu sức khỏe tủy sống bị đe dọa thì bạn nên xem xét phẫu thuật. Một số lựa chọn điều trị tại nhà như:

4.1. Thuốc bổ xương khớp

Thuốc bổ xương khớp được rất nhiều người mua dùng để chữa trị bệnh. Đây là dòng thực phẩm chức năng hỗ trợ chữa trị và phòng bệnh xương khớp cho người bệnh. Viên uống xương khớp có những dưỡng chất như glucosamin, canxi, vitamin D… giúp bổ sung đầy đủ cho người bệnh, nâng cao sức đề kháng và tăng cường chức năng vận động.

Xem thêm: Top 5 thuốc bổ xương khớp tốt nhất hiện nay

Thuốc bổ xương khớp King Joint F1
Thuốc bổ xương khớp King Joint F1

Ngoài ra còn giúp giảm đau, giảm nhức cột sống cổ, phòng ngừa những biến chứng của bệnh như thoát vị đĩa đệm, thoái hóa khớp, loãng xương, gout… Một số loại thuốc bổ xương khớp nổi tiếng nhất là Thực phẩm chức năng Glucosamine King Joint F1, Thực phẩm chức năng Bi – Jcare hộp 120 viên… 

4.2. Kéo giãn cột sống

Kéo giãn cột sống bao gồm tập thể dục và sử dụng thiết bị hỗ trợ, hoặc bạn có thể kết hợp cả hai để việc điều trị hiệu quả hơn.

  • Vật lý trị liệu: 

Các phương pháp điều trị không phẫu thuật cho chứng đau cổ hiệu quả nhất hiện nay chính là vật lý trị liệu và kéo giãn cột sống.

Vật lý trị liệu cho người thoái hóa cột sống cổ
Vật lý trị liệu cho người thoái hóa cột sống cổ

Chuyên gia vật lý trị liệu hoặc chuyên gia y tế được đào tạo khác sẽ chuẩn bị một chế độ tập thể dục và kéo giãn phù hợp với tình trạng của bệnh nhân.

Nói chung, việc tập kéo giãn cơ, kéo giãn cột sống có thể làm giảm nguy cơ bị đau nhức. Ngoài ra bạn cũng có thể tập yoga, pilates, bơi lội đều là những hình thức có khả năng làm giảm triệu chứng đau đốt sống cổ.

  • Dùng thiết bị hỗ trợ: 

Đai kéo giãn cột sống cổ là một phương pháp được rất nhiều người tin tưởng lựa chọn sử dụng hiện nay. Đai cổ của hãng DiskDr được nhập khẩu chính hãng từ Hàn Quốc và có mặt tại Việt Nam hơn 8 năm nay đang là sản phẩm hiệu quả nhất để điều trị các triệu chứng thoái hóa đốt sống cổ.

Đai kéo giãn cột sống cổ DiskDr. Hàn Quốc
Đai kéo giãn cột sống cổ DiskDr. Hàn Quốc

Bạn có thể tự sử dụng đai kéo giãn cột sống cổ tại nhà mà không cần vào sự giúp đỡ của bất kỳ ai. Chiếc đai sau khi được bơm hơi lên sẽ có tác dụng kéo giãn, từ đó làm tăng khoảng cách giữa các đốt sống cổ.

Đai cổ DiskDr có tác dụng làm giảm sự chèn ép vào các dây thần kinh giúp người bệnh khi dùng xong cảm thấy rất thoải mái, dễ chịu. Đai đặc biệt có hiệu quả trong điều trị thoái hóa cột sống cổ và thoát vị đĩa đệm.

Khác với các phương pháp thông thường vốn chỉ hỗ trợ điều trị bệnh về mặt triệu chứng, đai cổ DiskDr tác động trực tiếp vào bản chất của vấn đề gây đau cổ do chèn ép dây thần kinh và các tổ chức cơ xương bị tổn thương bằng cách kéo giãn vùng bị đau và giảm bớt áp lực tác động trực tiếp lên các khu vực này.

4.3. Bài tập yoga cho người thoái hóa đốt sống cổ

Có nhiều phương pháp điều trị để chữa bệnh đau đốt sống cổ bất kể nguyên nhân là gì nhưng yoga là phương pháp hiệu quả nhất. Bài tập yoga cho người thoái hóa đốt sống cổ có rất nhiều và mỗi bài có thể giúp kéo căng cổ vai của bạn, giảm bớt một số triệu chứng một cách tự nhiên không xâm lấn.

Một số bài tập yoga giảm đau nhức:

  • Tư thế con mèo
Tư thế con mèo
Tư thế con mèo

Đây là tư thế dễ nhất trong những bài tập giảm đau cột sống cổ. Tư thế con mèo làm kéo giãn xương khớp từ đó trở nên linh hoạt tăng cường cơ. Đầu tiên hãy khuỵu gối và chống tay lên sàn. Sau đó giữ lòng bàn tay của bạn trực tiếp dưới vai. Giữ tay thẳng, không gập lại.

Từ từ hít vào và kéo rốn của bạn về phía mặt đất, kéo cong cột sống lên trời và nhìn lên trên. Làm ngược lại với lưng cong về phía trên và nhìn xuống mặt đất. Thực hiện động tác từ 10 – 15 lần để nhận được kết quả tốt nhất.

  • Tư thế con cá
Tư thế con cá
Tư thế con cá

Tư thế con cá cung cấp sức mạnh và sự linh hoạt cho toàn bộ cột sống. Nó cực kỳ tốt cho vùng cổ tử cung và giúp vượt qua căng thẳng. Đầu tiên bạn hãy nằm ngửa trên sàn hoặc thảm tập, đặt cánh tay dọc theo cơ thể và đặc 2 tay dưới hông, lòng bàn tay úp nhẹ xuống đất.

Nhẹ nhàng và dần dần nâng đầu, ngực đưa lên. Với đầu chạm sàn, đưa khuỷu tay của bạn càng gần cơ thể càng tốt và ấn đùi về phía sàn. Giữ tư thế này trong vòng vài nhịp và lặp lại. Bạn nên tập tư thế này mỗi ngày để giảm bớt triệu chứng. 

Trên đây là tất cả những thông tin mà bạn nên biết về bệnh thoái hóa đốt sống cổ. Khi hiểu rõ về căn bệnh, nguyên nhân gây ra, triệu chứng và cách chữa trị thì việc điều trị bệnh sẽ không mất quá nhiều thời gian. Tuy nhiên, nếu khi phát hiện bệnh đã quá nặng thì bạn nên đến ngay cơ sở y tế gần nhất để thăm khám và được chẩn đoán bệnh. 

ĐẶT HÀNG NHANH
Vui lòng nhập thông tin đặt hàng của bạn. Đối với sản phẩm có kích cỡ (size), chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ với bạn qua điện thoại để tư vấn sản phẩm phù hợp.
 

Để quay lại trang đang xem nhấn vào nút X ở góc trên bên phải.

YÊU CẦU DISKDR TƯ VẤN
Bạn cần tư vấn về sản phẩm phù hợp cho bệnh cột sống? Hãy để lại thông tin, chuyên gia của chúng tôi sẽ gọi điện tư vấn cho bạn.

Để quay lại trang đang xem nhấn vào nút X ở góc trên bên phải.