Gai đôi cột sống là gì? Những cách điều trị gai đôi cột sống hiệu quả nhất 2022

Gai đôi cột sống là một tình trạng ảnh hưởng đến cột sống và thường biểu hiện rõ ràng ngay từ khi mới sinh. Đây là một bệnh lý về xương khớp, không chỉ gây khó chịu và đau nhức mà còn ảnh hưởng tới cả sinh hoạt hàng ngày. Vậy khái niệm gai đôi cột sống là gì? Có bao nhiêu loại? Cách điều trị ra sao?

Gai đôi cột sống là gì
Gai đôi cột sống là gì

1. Gai đôi cột sống là gì?

Gai đôi cột sống (Spina Bifida) là một dị tật bẩm sinh từ lúc sinh ra do trong quá trình hình thành từ bào thai ống thần kinh đóng không hoàn toàn và phần xương sống nằm phía trên của dây sống cũng không đóng hoàn toàn.

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, gai đôi xuất hiện là do bẩm sinh. Tuy nhiên, bệnh cũng có thể xảy ra do những tổn hại tại một số vùng xương khớp.

Theo các chuyên gia, bệnh lý này xảy ra khi cột sống và tủy sống không được phát triển đúng cách. Bệnh này có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí ở phần cột sống. Nếu ống thần kinh không được đóng hết, phần xương sống bảo vệ tủy sống sẽ không được hình thành và đóng lại giống như bình thường. Điều này thường dẫn đến tổn thương tủy sống và dây thần kinh. 

Với tỉ lệ mắc bệnh cũng khá cao, cứ 1000 trẻ sinh ra có 1-2 trẻ mắc căn bệnh này nên trong quá trình chẩn đoán các bệnh lý cột sống, chúng tôi thường gặp một tỷ lệ không nhỏ các bệnh nhân có gai đôi.

1.1. Gai đôi cột sống bẩm sinh

Khi trẻ đang ở trong bụng mẹ có thể bị dị tật cột sống bẩm sinh. Thông thường, ống thần kinh hình thành sớm trong thai kỳ và nó sẽ đóng lại vào ngày thứ 28 sau khi thụ thai.

Ở trẻ bị nứt đốt sống, một phần của ống thần kinh không đóng lại hoặc không phát triển đúng cách, gây ra các khuyết tật trong tủy sống và xương của cột sống. 

Gai đôi cột sống bẩm sinh có thể bị từ nhẹ đến nặng, tùy thuộc vào loại bệnh và kích thước, vị trí, biến chứng của bệnh. Khi cần thiết, điều trị sớm bao gồm phẫu thuật sẽ có thể làm nhẹ triệu chứng của bệnh và chữa khỏi bệnh hoàn toàn.

Bệnh còn gây ra chứng cong vẹo cột sống và bệnh nhân sẽ không thể đi lại như bình thường. Một số trường hợp gây ra đau nhức xương khớp và ảnh hưởng nghiêm trọng tới hoạt động sinh lý và khả năng vận động.

Xem thêm: Đai lưng chống gù loại nào tốt?

2. Triệu chứng gai đôi cột sống

Triệu chứng gai đôi cột sống
Triệu chứng gai đôi cột sống

Một số các triệu chứng sẽ xuất hiện ở bệnh nhân khi bị gai đôi:

  • Đi tiểu nhiều lần, không kiểm soát.
  • Bị vẹo cột sống.
  • Có thể xuất hiện co giật.
  • Dần dần đánh mất khả năng cảm nhận của da.
  • Cứng xương khớp.
  • Chân bị tê liệt hoặc bị yếu.

Bệnh có mức độ nguy hiểm và ảnh hưởng tùy thuộc vào mỗi người. Ở một số trường hợp, bệnh có thể xuất hiện ở nhiều vị trí trên cơ thể. Trẻ bị bẩm sinh nén tủy sống và nứt đốt sống khi thở, nuốt và ăn sữa mẹ sẽ rất khó khăn và tính mạng có thể bị nguy hiểm.

Bởi vậy, việc nhận biết triệu chứng và hiểu nguyên nhân của căn bệnh là vô cùng quan trọng để phòng tránh và chữa trị kịp thời.

3. Các loại gai đôi cột sống

Bệnh có nhiều loại khác nhau tùy thuộc vào vị trí xương khớp có triệu chứng. Dưới đây là hai loại bệnh thường gặp nhất.

3.1. Gai đôi cột sống cổ

Gai đôi cột sống cổ
Gai đôi cột sống cổ

Hiện nay bệnh lý gai đôi cột sống cổ đang có xu hướng xuất hiện nhiều ở những người trẻ tuổi. Tình trạng báo động này nguyên nhân do đặc thù của công việc vận động quá ít, chỉ ngồi một chỗ làm việc mà không có hoạt động thể chất nào.

Các triệu chứng của căn bệnh này là đau cổ và vai gáy lâu dài, để lâu ngày không chữa trị có thể bị bại liệt cổ. 

Điều này là sự báo hiệu chúng ta đang bị bệnh lý thoái hóa cột sống. Cổ là vị trí hoạt động nhiều nhất nên bạn cần đi thăm khám thường xuyên và biết cách phòng chống để không bị gai đôi cột sống cổ.

Ngoài ra, bệnh này cũng có thể là do chấn thương hoặc ngủ, vận động sai tư thế khiến cho cổ bị áp lực, từ đó làm gai xương phát triển và cột sống cổ bị hành hạ.

Một số triệu chứng bệnh gai đôi ở vùng cột sống cổ cần biết:

  • Đau nửa đầu, đau đầu kéo dài.
  • Mệt mỏi, mất ngủ, buồn nôn, chóng mặt.
  • Khó vận động, đau và khó chịu ở xương khớp.
  • Đau cổ liên tục, ê ẩm.
  • Có thể chèn ép nặng các rễ thần kinh, dẫn đến bại liệt cánh tay.

Trong trường hợp mắc phải một trong những triệu chứng trên, bạn nên đến ngay trung tâm y tế gần nhất để khám và chữa bệnh kịp thời. Chụp X – quang là hình thức tốt nhất để phát hiện bệnh. Nếu bạn muốn chẩn đoán chính xác hơn thì có thể xét nghiệm chuyên sâu như chụp CT, chụp MRI

Một trong những phương pháp hiệu quả nhất để chữa gai đôi cột sống cổ là trị liệu thần kinh cột sống. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng đơn thuốc được kê của bác sĩ để giảm đau và giảm nhẹ biến chứng. 

3.2. Gai đôi cột sống thắt lưng

Gai đôi cột sống thắt lưng
Gai đôi cột sống thắt lưng

Là hiện tương gai đôi ở vị trí các đốt sống L5 và S1. Bệnh có thể gây ra nhiều tác hại như mất đường cong sinh lý và bị thoát vị đĩa đệm khiến ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày và gây ra sự đau đớn cho người bệnh, thậm chí làm mất khả năng lao động.

Các triệu chứng của bệnh rất khó phát hiện vì không rõ ràng. Những đối tượng dễ bị gai đôi cột sống thắt lưng ở độ tuổi lao động và từ 30 tuổi trở lên.

Bệnh gây ra một số hậu quả như:

  • Gây đau đớn vùng cột sống thắt lưng
  • Làm mất đường cong sinh lý cột sống.
  • Rễ thần kinh khu vực đốt sống L5 bị ảnh hưởng nghiêm trọng
  • Có thể chuyển hóa sang các bệnh lý nghiêm trọng tại đốt sống L5 – S1

4. Cách điều trị gai đôi cột sống nào hiệu quả?

Theo thực tế, hiện nay chưa có loại thuốc nào có thể điều trị khỏi hoàn toàn căn bệnh này. Chỉ có những loại thuốc có thể giảm đau, giảm nhẹ triệu chứng và kiểm soát các biến chứng gây ra cho cột sống.

Tùy vào từng loại bệnh và vị trí bị gai đôi, khi đi thăm khám tại bệnh viện, bác sĩ sẽ xem từng trường hợp để đưa ra phương pháp điều trị thích hợp nhất.

Cách điều trị gai đôi cột sống
Cách điều trị gai đôi cột sống

Có 3 cách điều trị phổ biến hiện nay:

4.1. Điều trị nội khoa bằng thuốc

Một số loại thuốc thường được sử dụng để điều trị, giảm biến chứng, giảm đau, kháng viêm, giãn cơ được kê theo đơn của bác sĩ là Hydrocortisone, Ibuprofen, Arcoxia, Korulac, Vitamin B12, Paracetamol…

Xem thêm: Tổng hợp 5 loại thuốc bổ xương khớp tốt nhất

4.2. Phẫu thuật

Các bác sĩ có thể phẫu thuật cho trẻ sơ sinh khi mới được vài ngày tuổi thậm chí khi còn trong bụng mẹ. Trước tuần thứ 26 của thai kỳ, bác sĩ phẫu thuật sẽ tiến vào tử cung của mẹ và khâu lỗ thông trên tủy sống của em bé.

Những đứa trẻ được phẫu thuật sẽ ít nguy cơ bị dị tật bẩm sinh hơn. Tuy nhiên phương pháp này lại nguy hiểm hơn với mẹ và có thể bị sinh non.

4.3. Vật lý trị liệu

Rất nhiều người bị bệnh áp dụng phương pháp bấm huyệt, kéo giãn cột sống bằng máy và chườm nóng, chiếu đèn hồng ngoại… để hạn chế tối đa gai xương phát triển và thủ thuật này rất an toàn cho người bệnh. 

Và một trong những biện pháp trị liệu có hiệu quả cao nhất chính là đai kéo giãn cột sống DiskDr. Đây là loại đai lưng cột sống cao cấp và phổ biến nhất hiện nay.

Đai kéo giãn cột sống lưng Hàn Quốc DiskDr
Đai kéo giãn cột sống lưng Hàn Quốc DiskDr

Bạn còn có thể kết hợp đai cùng với các thủ thuật khác như châm cứu bấm huyệt để phát huy tối đa tác dụng. Đai giúp nâng đỡ và kéo giãn cột sống hiệu quả khi đi lại và vận động. Lực kéo của đai sẽ làm các đốt sống giãn ra và cảm giác đau mỏi sẽ giảm một cách rõ rệt.

Vậy thì gai đôi cột sống kiêng ăn gì để chữa trị bệnh hiệu quả hơn?

  • Các bạn phải gạch các chất kích thích ra và nói không với đồ uống có cồn, rượu bia, thuốc lá… Chất kích thích không chỉ ảnh hưởng tiêu cực tới xương khớp mà còn phá hỏng nội tạng và vẻ ngoài.
  • Kiêng nội tạng động vật, các đồ ăn nhiều dầu mỡ và đồ ăn nhanh.
  • Bạn nên ăn đủ chất dinh dưỡng, các loại vitamin, ngủ đủ giấc và đặc biệt là rèn luyện tư thế đúng cách trong vận động để phòng ngừa bệnh cho một sức khỏe dồi dào. 

Trên đây là tất cả những thông tin cần biết về bệnh lý gai đôi cột sống. Từ khái niệm cho đến triệu chứng, các loại bệnh và gai đôi cột sống kiêng ăn gì. Ngoài ra, hãy đi khám sức khỏe theo định kỳ để được chẩn đoán bệnh đúng nhất. 

ĐẶT HÀNG NHANH
Vui lòng nhập thông tin đặt hàng của bạn. Đối với sản phẩm có kích cỡ (size), chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ với bạn qua điện thoại để tư vấn sản phẩm phù hợp.
 

Để quay lại trang đang xem nhấn vào nút X ở góc trên bên phải.

YÊU CẦU DISKDR TƯ VẤN
Bạn cần tư vấn về sản phẩm phù hợp cho bệnh cột sống? Hãy để lại thông tin, chuyên gia của chúng tôi sẽ gọi điện tư vấn cho bạn.

Để quay lại trang đang xem nhấn vào nút X ở góc trên bên phải.