Biểu hiện thoát vị đĩa đệm lưng

Thoát vị đãi đệm thắt lưng là bệnh lý thường gặp ở những trên 40 tuổi. Để nhận biết sớm căn bệnh này, bạn có thể dựa vào các biểu hiện thoát vị đĩa đệm lưng được chúng tôi tổng hợp trong bài viết dưới đây, và có biện pháp phát hiện và điều trị bệnh hiệu quả nhất.

Xem thêm: 9 Triệu chứng thoát vị đĩa đệm thắt lưng

1. Thoát vị đĩa đệm thắt lưng là gì?

Bệnh thoát vị đĩa đệm thắt lưng
Hình ảnh đĩa đệm bị thoát vị

Trước khi tìm hiểu những biểu hiện thoát vị đĩa đệm lưng thì cần phải hiểu thoát vị đĩa đệm là gì. Thoát vị đĩa đệm thắt lưng là tình trạng bất thường của cấu trúc cột sống từ đốt sống L1 – L5. Các đĩa đệm nằm giữa hai đốt sống bị vỡ vòng sụn, rách bao xơ làm cho nhân nhầy bị thoát ra ngoài và chèn ép vào rễ dây thần kinh hoặc ống sống.

Hậu quả là người bệnh bị tổn thương dây thần kinh hoặc hẹp gian đốt sống thứ phát và gặp phải hàng loạt các triệu chứng khó chịu.

2. 15 Biểu hiện thoát vị đĩa đệm lưng từng giai đoạn

2.1. Xuất hiện những cơn đau khi cúi người, khi ho hoặc hắt hơi

Biểu hiện của bệnh thoát vị đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm khiến người bệnh bị đau khi cúi gập người

Người bệnh cũng có thể cảm thấy đau hơn khi cúi, xoay, vặn người hoặc khi ho, hắt hơi. Lý giải về điều này, các bác sĩ cho biết, các tư thế dùng lực ở phần hông có thể làm tăng lực ép lên đĩa đệm, khiến nhân nhầy của đĩa đệm bị đàn hồi, giãn ra và chèn ép vào các tổ chức xung quanh như dây thần kinh hay ống sống. Điều này khiến cho người bệnh cảm thấy cơn đau ở vùng lưng xuất hiện rõ rệt hơn.

Biểu hiện thoát vị đĩa đệm lưng này thường xuất hiện ở giai đoạn thứ 3 của thoát vị đĩa đệm khi bao xơ bị rách và nhân nhầy tràn ra ngoài.

2.2. Đau dữ dội khi ngồi, đứng, nằm sấp, nằm nghiêng quá lâu

Cột sống là cấu trúc chính nâng đỡ phần trọng lượng phía trên của cơ thể. Do đó, khi bạn giữ cơ thể ở một tư thế trong thời gian dài sẽ khiến giảm máu lưu thông qua các vị trí bị chèn ép nhiều và gây ra những cơn đau nhức.

Triệu chứng này biểu hiện thoát vị đĩa đệm lưng rõ hơn khi vị trí đốt sống bị chèn ép. Người bệnh cảm thấy những cơn đau nhói buốt, lan xuống chân hoặc lan đến tay khi duy trì một tư thế quá lâu.

2.3. Rối loạn cảm giác

Triệu chứng rối loạn cảm giác là biểu hiện thoát vị đĩa đệm lưng thường xuất hiện ngay trong những giai đoạn bệnh đã có phần nặng, không phải là giai đoạn đầu. Lúc này, người bệnh có thể bị rối loạn về cảm nhận nóng, lạnh do dây thần kinh bị chèn ép và dẫn truyền các tín hiệu không chuẩn.

2.4. Các lực của tay, chân giảm sút đáng kể

Biểu hiện chân tay yếu của bệnh thoát vị đĩa đệm lưng
Cảm thấy chân tay vô lực là biểu hiện thoát vị đĩa đệm lưng

Triệu chứng này thường xuất hiện khi các đĩa đệm bị vỡ và chèn ép vào dây thần kinh. Lực chèn ép vào dây thần kinh có thể gây những tác động làm giảm trương lực cơ của tay và chân khiến người bệnh có thể cảm thấy chân, tay vô lực và không khỏe mạnh như trước.

2.5. Có thể xảy ra rối loạn cương dương

Rối loạn cương dương là một trong những ảnh hưởng của thoát vị đĩa đệm đến nam giới. Người bệnh có thể bị liệt dương, xuất tinh sớm, yếu sinh lý do dây thần kinh điều khiển chức năng sinh lý bị rối loạn. Thông thường, biểu hiện thoát vị đĩa đệm lưng này thường xuất hiện khi thoát vị đĩa đệm bước sang giai đoạn thứ 3.

2.6. Cơn đau thường giảm khi nghỉ ngơi, tăng nhanh hơn khi vận động

Đây là biểu hiện mà đa số người bệnh thoát vị đĩa đệm đều gặp phải. Trong trạng thái nghỉ ngơi, cơ thể sẽ tiết ra hormon giúp thư giãn cơ thể, giảm triệu chứng khó chịu đồng thời kích thích quá trình tự làm lành của cơ thể. Người bệnh thỉnh thoảng sẽ xuất hiện những cảm giác tê nhức hoặc bỏng rát như bị những chiếc kim châm.

2.7. Đau cánh tay hoặc chân

Đau chân là biểu hiện của bệnh thoát vị đĩa đệm
Đột ngột bị đau chân

Đây cũng là biểu hiện thoát vị đĩa đệm lưng cho thấy cấu trúc đĩa đệm có nhiều thay đổi, đĩa đệm bị thoát ra nhiều và chèn ép vào hệ thống dây thần kinh tọa khiến cơn đau chạy dọc từ thắt lưng xuống hông và mặt sau của cẳng chân.

Thông thường, cơn đau xuất hiện đột ngột khi người bệnh gắng sức hoặc bước hụt chân, đau thường tăng khi về đêm. Vị trí đau dữ dội nhất mà người bệnh cảm nhận được thường là ở mông, đùi và bắp chân.

2.8. Cảm giác đau âm ỉ xảy ra ở xung quanh vùng đĩa đệm bị thoát vị

Biểu hiện này thường xuất hiện ở giai đoạn thứ 2 của bệnh khi sự chèn ép của đĩa đệm bị thoát vị chưa ảnh hưởng nhiều đến cấu trúc xung quanh. Cơn đau sẽ tăng cường độ khi bạn hoạt động mạnh, ho, hắt hơi, cười lớn.

2.9. Vận động khó khăn hơn

Người bệnh sẽ nhận thấy rõ ràng triệu chứng này khi thực hiện bê vác một vật nặng tác động trực tiếp đến vùng đĩa đệm thoát vị. Thông thường, cơn đau sẽ xuất hiện ngay lập tức khi bạn gắng sức nhấc vật nặng khiến cho bạn không thể thực hiện được việc này.

2.10. Mất dần cảm giác

Biểu hiện thoát vị đĩa đệm lưng mất cảm giác thường gặp ở giai đoạn cuối của thoát vị đĩa đệm khi các đĩa đệm chèn ép và khiến các dây thần kinh bị tổn thương nặng nề. Người bệnh sẽ gặp khó khăn khi cần cầm nắm hoặc thực hiện những việc đòi hỏi sự khéo léo.

2.11. Tê bì chân, tay

Biểu hiện tê bì chân tay của bênh thoát vị đĩa đệm
Tê bì chân tay là một trong những biểu hiện thoát vị đĩa đệm lưng

Biểu hiện này có thể xảy ra trong một số trường hợp khi khối thoát vị đĩa đệm chèn ép dây thần kinh ở mức độ nặng.

Biểu hiện cụ thể là các đầu ngón chân, tay xuất hiện cảm giác ngứa râm ran như kim chích, kiến bò. Một số trường hợp, người bệnh còn có cảm giác ngứa râm ran ở khe ngón tay, chân. Triệu chứng tê buốt có thể lan dọc theo cánh tay, cổ chân, cẳng chân.

Người bệnh có thể cảm nhận rõ triệu chứng này khi duỗi hoặc gấp tay, chân và có thể bị té ngã khi di chuyển.

2.12. Rối loạn đại tiện, tiểu tiện

Triệu chứng này xuất hiện khi dây thần kinh điều khiển hoạt động của cơ vòng bị chèn ép và tổn thương. Lúc này, người bệnh có thể mất kiểm soát khả năng đại, tiểu tiện gây ra tình trạng đi vệ sinh không tự chủ.

Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn tác động xấu đến cảm xúc của người bệnh rất nhiều.

2.13. Teo cơ xảy ra ở bắp chân hoặc bắp tay

Đây là biểu hiện thoát vị đĩa đệm lưng xuất hiện ở giai đoạn cuối khi cấu trúc đĩa đệm bị phá vỡ hoàn toàn, nhân nhầy gần như thoát ra ngoài toàn bộ và chèn ép làm tổn thương dây thần kinh trầm trọng. Trương lực cơ của phần bắp chân, bắp tay sẽ giảm dần, sau đó teo lại gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hoạt động bình thường của cơ thể.

2.14. Đau dây thần kinh tọa

Biểu hiện của thoát vị đĩa đệm đau dây thần kinh toạ
Một trong những biểu hiện thoát vị đĩa đệm lưng là đau dây thần kinh toạ

Thoát vị đĩa đệm xảy ra trong một thời gian không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây ra đau thần kinh tọa. Dấu hiệu nhận biết là những cơn đau dọc từ thắt lưng xuống chân.

Ở thời gian đầu, người bệnh có thể chỉ xuất hiện triệu chứng tê bì, râm ran, sau đó, khi dây thần kinh tọa bị chèn ép nhiều hơn, các triệu chứng cũng trở nên rõ nét với các cơn đau buốt, chạy dọc từ thắt lưng xuống đến gót chân.

2.15. Sụt cân, sốt, cơ thể mệt mỏi, chán ăn

Đây là biểu hiện toàn thân của thoát vị đĩa đệm gây ra trên cơ thể người bệnh. Các tác động tiêu cực đến sức khỏe và tâm lý khiến người bệnh luôn trong tình trạng mệt mỏi, chán ăn, ăn không ngon và hậu quả là sụt cân, suy nhược cơ thể.

3. Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm

Các nguyên nhân chủ yếu gây thoát vị đĩa đệm bao gồm:

  • Thoái hóa tự nhiên của cơ thể: Ở những người cao tuổi, cấu trúc bao xơ và vòng sợi đĩa đệm có thể bị bào mòn, mất nước trở nên xơ cứng và dễ bị tổn thương khiến nhân nhầy thoát ra ngoài gây ra tình trạng thoát vị đĩa đệm.
  • Sai tư thế trong học tập, lao động, tập luyện hàng ngày: Tư thế sai trong thời gian dài tạo áp lực lên cột sống chèn ép vào đĩa đệm khiến đĩa đệm bị tổn thương và bị thoát vị.
  • Chấn thương vùng cột sống do bị tai nạn: Các lực tác động đột ngột từ tai nạn có thể phá vỡ cấu tạo của đĩa đệm hoặc làm đĩa đệm bị trượt ra khỏi vị trí sinh lý bình thường.
  • Người thừa cân béo phì: Áp lực quá lớn từ cân nặng của cơ thể cũng có thể trở thành nguyên nhân chèn ép khiến đĩa đệm bị đàn hồi quá mức và bị tổn thương.
  • Người bị loãng xương, thiếu chất: Thiếu chất là nguyên nhân khiến cấu trúc đĩa đệm yếu, khả năng đàn hồi, co giãn kém nên dễ bị tổn thương và gây ra thoát vị.
  • Phụ nữ sau khi sinh: Áp lực quá lớn trong suốt thời gian mang thai kết hợp với lực chèn ép tác động trong quá trình sinh nở khiến cấu trúc cột sống của phụ nữ trở nên yếu và làm tăng nguy cơ bị thoát vị đĩa đệm.
Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm
Một số nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm

4. Cách chữa thoát vị đĩa đệm

Để điều trị thoát vị đĩa đệm, người bệnh cần thực hiện những điều sau đây:

4.1. Đi khám lâm sàng chẩn đoán giai đoạn của bệnh

Việc thăm khám lâm sàng sẽ giúp các bác sĩ phát hiện ra triệu chứng, dấu hiệu đặc trưng của bệnh đồng thời xác định được tình trạng bệnh lý để đưa ra chẩn đoán và phác đồ điều trị phù hợp với thể chất của bệnh nhân

4.2 Sử dụng các phương pháp điều trị

Người bệnh có thể được áp dụng các biện pháp dưới đây để điều trị thoát vị đĩa đệm:

  • Điều trị nội khoa không dùng thuốc: Phương pháp này áp dụng các liệu pháp vật lý trị liệu như: xoa bóp, bấm huyệt, châm cứu… để tác động đến hệ thống kinh mạch trong cơ thể theo nguyên lý y học cổ truyền. Từ đó, điều trị và kiểm soát hiệu quả các triệu chứng bệnh lý mà người bệnh đang gặp phải.
  • Điều trị nội khoa dùng thuốc: Người bệnh sẽ được chỉ định dùng thuốc trong trường hợp các triệu chứng gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và cuộc sống. Các thuốc được kê sẽ dựa trên triệu chứng hiện tại mà người bệnh đang gặp phải. Nhóm thuốc thông dụng thường bao gồm: thuốc giảm đau, thuốc chống viêm, thuốc giãn cơ, thuốc an thần, Vitamin và các loại thực phẩm chức năng.
  • Điều trị ngoại khoa: Điều trị phẫu thuật được chỉ định trong các trường hợp người bệnh không đáp ứng với các phương pháp điều trị bảo tồn sau 6 tháng hoặc các triệu chứng có dấu hiệu trở nặng. Trong trường hợp bệnh nhân bị thoát vị cấp hoặc thoát vị di trú cũng có thể được chỉ định phẫu thuật để ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm.
  • Nghỉ ngơi, chế độ dinh dưỡng khoa học: Tùy theo mức độ bệnh mà người bệnh cần xây dựng được chế độ nghỉ ngơi phù hợp. Nếu mức độ nhẹ, bạn có thể chỉ cần giảm giờ làm, tăng thời gian nghỉ ngơi. Tuy nhiên, trường hợp nặng, người bệnh cần nghỉ ngơi hoàn toàn để cơ thể phục hồi tốt nhất.
  • Sử dụng đai lưng kéo giãn cột sống: Đai kéo giãn cột sống là ứng dụng của liệu pháp kéo giãn cột sống. Theo đó, với cấu tạo thông minh, các đai kéo giãn sẽ giúp tăng cường khoảng cách tự nhiên của các đốt sống, từ đó, giảm áp lực lên các đĩa đệm và giải phóng dây thần kinh bị chèn ép.

Xem thêm: Đai lưng thoát vị đĩa đệm – Tổng hợp thông tin chi tiết nhất

Đai kéo giãn cột sống DiskDr. có tác dụng điều trị thoát vị đĩa đệm thắt lưng hiệu quả
Đai kéo giãn DiskDr. là thiết bị y tế có tác dụng điều trị thoát vị đĩa đệm

Hy vọng với những biểu hiện thoát vị đĩa đệm lưng mà chúng tôi chia sẻ, bạn có thể sơ bộ xác định tình trạng sức khỏe của mình. Nếu bạn cần tư vấn thêm về bệnh lý này, hãy gửi lại thông tin của mình cho chúng tôi ngay dưới bài viết này. Chúc bạn mau khỏe!

ĐẶT HÀNG NHANH
Vui lòng nhập thông tin đặt hàng của bạn. Đối với sản phẩm có kích cỡ (size), chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ với bạn qua điện thoại để tư vấn sản phẩm phù hợp.
 

Để quay lại trang đang xem nhấn vào nút X ở góc trên bên phải.

YÊU CẦU DISKDR TƯ VẤN
Bạn cần tư vấn về sản phẩm phù hợp cho bệnh cột sống? Hãy để lại thông tin, chuyên gia của chúng tôi sẽ gọi điện tư vấn cho bạn.

Để quay lại trang đang xem nhấn vào nút X ở góc trên bên phải.