Bệnh thoát vị đĩa đệm cổ có nguy hiểm không?

Bệnh thoát vị đĩa đệm cổ có nguy hiểm không là nỗi niềm quan tâm, lo lắng của rất nhiều bệnh nhân. Theo các chuyên gia xương khớp, thoát vị đĩa đệm cổ là bệnh lý xương khớp nguy hiểm với tỷ lệ biến chứng cao. Chính vì vậy việc phát hiện và điều trị kịp thời là rất cần thiết.

Xem thêm:

1. Tìm hiểu bệnh thoát vị đĩa đệm cổ

1.1. Thoát vị đĩa đệm cổ là gì?

Thoát vị đĩa đệm cổ là tình trạng nhân nhầy trong đĩa đệm cổ bị thoát ra bên ngoài, chèn ép lên rễ thần kinh, gây ra những cơn đau nhức vô cùng khó chịu cho vùng cổ và vai gáy của người bệnh.

Mặc dù không phổ biến như thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng nhưng thoát vị đĩa đệm cổ lại được đánh giá là có mức độ nguy hiểm và khó chữa hơn.

Bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ
Bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ

1.2. Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm cổ

Thoát vị đĩa đệm cổ có thể xuất phát từ các nguyên nhân chủ yếu như:

  • Thoái hóa tự nhiên: Tuổi càng cao đốt sống cổ càng bị thoái hóa khiến cho đĩa đệm không còn đàn hồi nữa. Vòng sụn bên ngoài bắt đầu xơ hóa dần và rạn nứt, nhân nhầy bên trong sẽ theo vết rứt đó thoát ra ngoài.
  • Chấn thương: Tai nạn giao thông, tai nạn nghề nghiệp ở vùng cột sống cổ làm cho đĩa đệm bị tổn thương và thoát vị.
  • Lao động, làm việc sai tư thế: Thường xuyên mang vác vật nặng bằng vai, ngồi làm việc học tập sai tư thế, sẽ làm gia tăng áp lực lên nội đĩa đệm khiến đĩa đệm dễ bị thoát vị.
  • Các nguyên nhân khác: Thoát vị đĩa đệm cổ có thể bắt nguồn từ các nguyên nhân khác như di truyền, béo phì hoặc dị tật bẩm sinh…
Ngồi làm việc không đúng tư thế là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến thoát vị đĩa đệm
Ngồi làm việc không đúng tư thế là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến thoát vị đĩa đệm

2. Bệnh thoát vị đĩa đệm cổ có nguy hiểm không?

Bệnh thoát vị đĩa đệm cổ có thể phục hồi đến 90 – 95% nếu phát hiện và điều trị kịp thời. Tuy nhiên sẽ nguy hiểm, gây ra nhiều biến chứng nếu bệnh nhân không điều trị ngay, đúng phương pháp. Cụ thể các biến chứng nguy hiểm có thể là:

2.1. Tàn phế suốt đời

  • Khối thoát vị chèn ép dây thần kinh tủy làm cản trở các hoạt động của đốt sống cổ.
  • Nếu không loại bỏ sớm, người bệnh sẽ mất dần khả năng vận động dẫn đến tàn phế suốt đời.

2.2. Thiểu năng tuần hoàn não

  • Xung quanh đốt sống cổ có rất nhiều dây thần kinh với nhiệm vụ dẫn truyền oxy lên não.
  • Khi các dây thần kinh này bị chèn ép, não sẽ bị thiếu oxy và gây ra các triệu chứng như mệt mỏi, đau đầu, choáng váng… thậm chí là đột quỵ.

2.3. Chèn ép rối thần kinh cánh tay

  • Với biến chứng này người bệnh sẽ có cảm giác đau mỏi vai gáy, tê bì và mất cảm giác ở cánh tay, bàn tay và các ngón tay.
  • Việc cầm nắm, nâng vật trở nên khó khăn hơn rất nhiều.

2.4. Hội chứng chèn ép tủy

Thường sẽ có các biểu hiện rối loạn vận động, rối loạn cảm giác.

  • Rối loạn vận động là triệu chứng nổi bật hơn, lúc đầu thấy mất dần khéo léo bàn tay, thay đổi dáng đi, dần dần xuất hiện các biểu hiện liệt hai tay, liệt trung ương hai chân, rối loạn phản xạ khiến tiểu tiện mất chủ động.
  • Rối loạn cảm giác thường biểu hiện tê bì các ngón tay. Thường giảm cảm giác đau và nhiệt.

2.5. Rối loạn thần kinh thực vật

  • Người bệnh bị đau ở hốc mắt, có biểu hiện mờ mắt, ù tai, đi đứng mất thăng bằng
  • Đau tức ngực từng cơn, đôi khi đau ở phần sau hốc mắt
  • Đỏ mặt đột ngột, cơn hạ huyết áp, vã mồ hôi, tăng nhu động ruột, cơn đau ngực khó nuốt do chèn ép thực quản.

3. Thoát vị đĩa đệm cổ chữa được không?

Mặc dù là căn bệnh xương khớp nguy hiểm, nhưng thoát vị đĩa đệm có thể chữa được nếu bệnh nhân thực hiện đúng theo chỉ định của các bác sĩ.

3.1. Điều trị bằng thuốc Tây

Đa phần các loại thuốc tây trị thoát vị đĩa đệm là thuốc giảm đau, kháng viêm
Đa phần các loại thuốc tây trị thoát vị đĩa đệm là thuốc giảm đau, kháng viêm

Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng thuốc tây là biện pháp tạm thời dùng để làm giảm nhanh các cơn đau thoát vị cấp.

Một số loại thuốc Tây y thường dùng trong điều trị bao gồm:

  • Thuốc giảm đau: Paracetamol, Aspirin
  • Thuốc chống viêm: Diclofenac, Meloxicam
  • Vitamin nhóm B: B1, B6, B12
  • Thuốc tiêm ngoài màng cứng: Hydrocortison acetate hoặc Depo medrol.

Lưu ý:

  • Các loại thuốc Tây y thường chứa rất nhiều tác dụng phụ cho gan thận và dạ dày. Vì vậy bệnh nhân không nên lạm dụng mà phải tuân thủ đúng theo liều lượng đã chỉ định của bác sĩ.
  • Với các loại thuốc tiêm thì cần phải được tiến hành bởi các bác sĩ dày dặn kinh nghiệm trong môi trường vô khuẩn hoàn toàn.

3.2. Vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu chữa thoát vị đĩa đệm là giải pháp điều trị an toàn, hiệu quả trong việc giải quyết nhanh chóng những cơn đau mà không cần phải dùng thuốc hay phẫu thuật. Các liệu pháp chữa bệnh bằng vật lý trị liệu bao gồm:

Xoa bóp

  • Là liệu pháp sử dụng các ngón tay, bàn tay để tác động lên các huyệt đạo trên cơ thể. Giúp làm giãn cơ, giảm đau, tăng cường lưu thông máu và cải thiện khả năng vận động của đốt sống cổ.
  • Khi xoa bóp bấm huyệt, cần thực hiện với lực vừa đủ để không làm ảnh hưởng đến cột sống và khiến bệnh nặng hơn.

Châm cứu

  • Châm cứu có tác dụng tương tự như xoa bóp bấm huyệt, tuy nhiên thay vì sử dụng tay, các bác sĩ sẽ dùng kim để châm lên các huyệt đạo.
  • Lưu ý khi tiến hành châm cứu phải châm đúng huyệt đạo, đòi hỏi người thực hiện phải có chuyên môn và tay nghề cao.
Châm cứu chữa thoát vị đĩa đệm
Châm cứu chữa thoát vị đĩa đệm

Phương pháp nhiệt

  • Là phương pháp sử dụng nhiệt độ để làm tăng tuần hoàn máu, làm mềm và giãn cơ, từ đó làm giảm sự co cứng của các khớp cổ và vai gáy.
  • Các biện pháp dùng nhiệt để chữa thoát vị đĩa đệm cổ bao gồm: chiếu tia hồng ngoại, chườm nóng, quấn khăn ấm quanh cổ…
  • Lưu ý khi thực hiện phương pháp này bệnh nhân cần chú ý sử dụng nhiệt độ phù hợp để không làm bỏng da.

3.3. Kéo giãn cột sống cổ

Kéo giãn cột sống cổ là phương pháp trị bệnh hiệu quả, thông qua việc kéo giãn cột giúp khoảng cách giữa hai đốt sống sẽ được tăng thêm. Lợi ích của phương pháp:

  • Giảm áp lực lên đĩa đệm, máu và chất dinh dưỡng sẽ thẩm thấu tốt hơn vào trong nuôi dưỡng đĩa đệm, phục hồi thương tổn cho đĩa đệm.
  • Đặc biệt, các dây thần kinh bị chèn ép sẽ được giải phóng, người bệnh sẽ không còn bị hành hạ bởi những cơn đau nhức triền miên, dai dẳng.

Hiện nay việc kéo giãn cột sống cổ có thể thực hiện bằng máy hoặc bằng đai kéo giãn. Tuy nhiên các loại máy kéo giãn cột sống cổ có giá thành rất cao và chỉ các bệnh viện chuyên khoa lớn mới có khả năng trang bị. Chính vì vậy, để tiết kiệm chi phí rất nhiều người đã chuyển qua sử dụng đai kéo giãn cột sống cổ.

Đai kéo giãn cột sống cổ DiskDr. - giải pháp hoàn hảo cho người bị thoát vị đĩa đệm cổ.
Đai kéo giãn cột sống cổ DiskDr. – giải pháp hoàn hảo cho người bị thoát vị đĩa đệm cổ.

Trên thị trường có rất nhiều dòng đai kéo giãn cột sống cổ khác nhau nhưng có một dòng đai được rất nhiều bác sĩ ở bệnh viện lớn như Viện 103, Viện 108 khuyên dùng đó chính là DiskDr.

DiskDr. là dòng đai kéo giãn cột sống cổ bằng hơi uy tín trên thị trường bởi đã được Bộ Y tế xác nhận là thiết bị Y tế loại A có tác dụng điều trị thoát vị đĩa đệm. Với lực kéo phù hợp, DiskDr. giúp hỗ trợ loại bỏ các triệu chứng của bệnh từ căn nguyên.

Sản phẩm hiện đang được phân phối bởi công ty T3 Việt Nam với chế độ bảo hành lên đến 1 năm sử dụng. Để đặt mua sản phẩm bệnh nhân có thể truy cập website: www.disdr.vn hoặc gọi điện đến hotline: 0969685333 để biết thêm thông tin.

3.4. Phẫu thuật

Phẫu thuật là phương pháp cuối cùng được chỉ định khi bệnh ở giai đoạn nặng và các phương pháp điều trị bảo tồn không cho hiệu quả như mong đợi. Đặc biệt, trong trường hợp đĩa đệm bị thoái hóa nghiêm trọng và không thể phục hồi lại được các bác sĩ sẽ phải tiến hành phẫu thuật thay đĩa đệm nhân tạo mới.

Chỉ thực hiện phẫu thuật chữa thoát vị đĩa đệm khi có chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa
Chỉ thực hiện phẫu thuật chữa thoát vị đĩa đệm khi có chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa

3.5. Bài thuốc dân gian

Trong dân gian, ngải cứu và xương rồng là hai loại cây có tác dụng rất tốt trong việc điều trị các bệnh về xương khớp. Chính vì vậy, chúng thường được ứng dụng để điều chế thành các bài thuốc chữa thoát vị rất hiệu quả.

3.5.1. Bài thuốc từ ngải cứu

Nguyên liệu: 300g ngải cứu tươi, 200ml giấm gạo.

Cách thực hiện:

  • Ngải cứu giã nát, trộn đều với giấm gạo và sao nóng.
  • Đổ hỗn hợp ra một tấm khăn mỏng, bọc lại và đắp lên vị trí cổ bị đau nhức trong khoảng 15 phút.
  • Thực hiện liên tục trong 2 – 3 tuần để thấy các cơn đau giảm dần.

3.5.2. Bài thuốc từ xương rồng

Nguyên liệu: 2 – 3 nhánh xương rồng 3 cạnh

Cách thực hiện:

  • Xương rồng bỏ gai, rửa sạch nhựa, đập dập rồi cho vào chảo sao nóng cùng muối hột.
  • Đổ hỗn hợp đã sao nóng ra một tấm vải và đắp lên vùng cột sống cổ bị đau nhức.
  • Kiên trì thực hiện bài thuốc này 2 – 3 tuần để thấy hiệu quả trị bệnh.

4. Thay đổi những thói quen sinh hoạt khắc phục tình trạng bệnh

Bệnh thoát vị đĩa đệm cổ có thể được đẩy lùi nhờ việc thay đổi các thói quen sinh hoạt xấu. Dưới đây là một số thói quen tốt bệnh nhân nên thực hiện:

  • Duy trì trọng lượng cơ thể hợp lý, xây dựng chế độ giảm cân khoa học nếu bị béo phì.
  • Tập thể dục thể thao đều đặn thường xuyên để tăng cường sự dẻo dai cho cột sống cổ.
  • Ngồi làm việc, học bài hoặc mang vác vật nặng đúng tư thế.
  • Không gối đầu cao khi ngủ.
  • Không hút thuốc lá và sử dụng chất kích thích như bia, rượu, cafein.

Thoát vị đĩa đệm cổ có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi khác nhau. Hy vọng rằng, với những thông tin vừa cung cấp bệnh nhân đã có lời giải đáp cho câu hỏi “Bệnh thoát vị đĩa đệm cổ có nguy hiểm không?”. Chúc bệnh nhân mau chóng khỏi bệnh, sớm trở lại với nhịp sống sinh hoạt như bình thường.

ĐẶT HÀNG NHANH
Vui lòng nhập thông tin đặt hàng của bạn. Đối với sản phẩm có kích cỡ (size), chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ với bạn qua điện thoại để tư vấn sản phẩm phù hợp.
 

Để quay lại trang đang xem nhấn vào nút X ở góc trên bên phải.

BẠN CẦN DISKDR TƯ VẤN?
Bạn cần tư vấn về sản phẩm phù hợp cho bệnh cột sống? Hãy để lại thông tin, chuyên gia của chúng tôi sẽ gọi điện tư vấn cho bạn.

Để quay lại trang đang xem nhấn vào nút X ở góc trên bên phải.