Tổng hợp các cách giảm đau lưng thoát vị đĩa đệm

Bệnh thoát vị đĩa đệm gây ra những cơn đau lưng vô cùng khó chịu cho người bệnh, làm ảnh hưởng sức khỏe cũng như sinh hoạt. Vậy cách giảm đau lưng thoát vị đĩa đệm như thế nào hiệu quả nhất, các bạn hãy cùng tìm hiểu sau đây.

Đau lưng do thoát vị đĩa đệm
Đau lưng do thoát vị đĩa đệm gây ra

1. Thuốc giảm đau lưng thoát vị đĩa đệm

Người bệnh thoát vị đĩa đệm bị các cơn đau lưng ở mức độ vừa phải, không bị ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống có thể sử dụng thuốc để cải thiện các cơn đau lưng. Sử dụng thuốc mang đến tác dụng giảm đau nhanh chống viêm hiệu quả. Một số loại thuốc được sử dụng đó là:

Thuốc giảm đau lưng do thoát vị đĩa đệm
Thuốc giảm đau lưng thoát vị đĩa đệm
  • Aspirin: Đây là loại thuốc thường được sử dụng để hỗ trợ giảm đau cho người bị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, lưng. Liều lượng bình thường là 650 mg/4 giờ hoặc 1000 mg/6 giờ, không quá 3,5 g/ngày.
  • Ibuprofen: Mang đến tác dụng giảm đau cho người bị thoát vị đĩa đệm và đau thắt lưng. Liều lượng sử dụng Ibuprofen là 200-400mg mỗi lần, thời gian uống cách nhau từ 4-6 giờ. Một ngày không được sử dụng quá 3200mg vì có thể gây triệu chứng mệt mỏi, chóng mặt, buồn nôn,…
  • Naproxen: Sử dụng Naproxen là một cách giảm đau lưng thoát vị đĩa đệm đơn giản. Liều lượng sử dụng thuốc từ 1-2 viên mỗi lần, dùng tối đa 3 viên trong 24 giờ. Nếu muốn sử dụng liều lượng cao hơn cần có chỉ định của bác sĩ. Việc sử dụng Naproxen thời gian dài có thể gây ra xuất huyết bao tử, ảnh hưởng xấu đến tim mạch, tăng nguy cơ đột quỵ.

Sử dụng các loại thuốc trên mang đến tác dụng giảm đau nhanh chóng, tuy nhiên đây chỉ là giải pháp giảm đau tạm thời, sử dụng lâu dài gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và các cơ quan khác như tình trạng xuất huyết dạ dày, ảnh hưởng gan, thận,…

Vì thế khi sử dụng thuốc cần theo chỉ định của bác sĩ, không nên tự ý sử dụng, đặc biệt là dùng trong thời gian dài.

Xem thêm: Đơn thuốc điều trị thoát vị đĩa đệm hiệu quả

2. Sử dụng nhiệt chữa thoát vị đĩa đệm

Chườm nóng hoặc chườm lạnh cũng là một cách giảm đau lưng thoát vị đĩa đệm rất đơn giản mà lại hiệu quả, dễ dàng áp dụng tại nhà, sử dụng trong trường hợp bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm ở giai đoạn nhẹ.

2.1. Chườm nóng

Chườm nóng sẽ giúp làm giãn các cơ từ đó làm giảm đi sự chèn ép của đĩa đệm lên các dây thần kinh, làm giảm đau lưng.

Khi tiến hành cần lưu ý không được chườm quá nóng, chỉ chườm trong khoảng nhiệt độ 70 độ C, trong khoảng thời gian từ 15-20 phút.

Khi chườm người bệnh không nên đứng vì có thể gây lệch cột sống khiến tình trạng bệnh càng trở nên nghiêm trọng hơn.

Chườm nóng giúp giảm đau do thoát vị đĩa đệm
Chườm nóng giúp giảm đau lưng

2.2. Chườm lạnh

Chườm lạnh cũng là một cách giúp giảm đau lưng hiệu quả cho những người thoát vị đĩa đệm. Chườm lạnh hạn chế được nhiệt độ tác động đến các khớp, mang đến khả năng chống viêm hiệu quả.

Các cơ bắp bị đau sẽ tiết ra nhiều dịch và tạo thành áp lực khiến người bệnh cảm thấy căng tức khi di chuyển. Chườm lạnh sẽ giúp làm giảm sưng cũng như quá trình truyền tải thông tin của các dây thần kinh bị chậm lại, làm giảm các cơn đau.

Lưu ý: Chỉ nên chườm lạnh trong khoảng từ 10-15 phút vì thời gian dài có thể gây cơ cứng.

3. Vật lý trị liệu chữa thoát vị đĩa đệm

Vật lý trị liệu là cách giảm đau lưng thoát vị đĩa đệm được nhiều người áp dụng, mang đến hiệu quả cao mà không sử dụng thuốc. Có thể áp dụng các phương thức đó là;

  • Kéo giãn cột sống bằng máy: Kéo giãn cột sống bằng máy là phương pháp tạo áp lực âm ngay trong lòng đĩa đệm từ đó giúp cho nhân nhầy dịch chuyển được về vị trí tự nhiên ban đầu.
  • Phương pháp điện trị liệu: Phương pháp điện trị liệu như sóng ngắn, siêu âm, kích thích điện, tia laser có cường độ cao mang đến tác dụng tăng cường lưu thông máu, tái tạo vùng bị tổn thương, làm giảm đau nhanh chóng.
  • Vận động trị liệu: Dưới sự hướng dẫn của các chuyên gia, người bệnh sẽ thực hiện các bài tập trị liệu được xây dựng riêng để giúp phục hồi và cân bằng như các bài tập kéo giãn cơ, tăng cường sức mạnh cho các cơ bị yếu,…

4. Châm cứu giảm đau do thoát vị đĩa đệm

Châm cứu chính là thủ thuật chèn và thao tac kim vào một điểm trên cơ thể với mục đích tiếp xúc các huyệt từ đó mang đến hiệu quả giảm đau. Các nghiên cứu cho thấy khi tiến hành châm cứu sẽ giúp giải phóng một lượng steroid, có tác dụng thúc đẩy quá trình sửa chữa cột sống đồng thời làm dịu các cơn đau.

Châm cứu giúp giảm đau lưng
Châm cứu chữa đau lưng thoát vị đĩa đệm

Tác dụng:

  • Sử dụng kim châm là cách giảm đau lưng thoát vị đĩa đệm giúp các huyệt đạo được giải phóng, tăng cường lưu thông máu đến các cơ quan trong cơ thể, nuôi dưỡng dây thần kinh để cột sống được khỏe mạnh hơn. Cột sống được phục hồi và các tế bào mô sụn được tái tạo thì các cơn đau lưng sẽ biến mất.
  • Ngoài ra châm cứu còn giúp giải tỏa căng thẳng mệt mỏi, tạo giấc ngủ sâu, tăng cường sức khỏe cho người bệnh.
  • Châm cứu là phương pháp đơn giản và an toàn, người bệnh không cần phải sử dụng thuốc nên sẽ không gây những tác dụng phụ cho cơ thể.

Vị trí huyệt giúp giảm đau:

  • Huyệt đại chùy: nằm ở vị trí giữa đốt sống cổ số 7 và đốt sống ngực 1
  • Huyệt trường cường: vị trí tại chỗ lõm sau hậu môn và trước đầu xương cụt đo ra 0.3 tấc.
  • Huyệt thận dư: từ vị trí dưới mỏm gai đốt sống lưng số 2 đo ra 1.5 tấc.
  • Huyệt chí thất: từ huyệt thận du đo sang 1.5 tấc.
  • Huyệt ủy trung: nằm ở giữa nếp lằn của khoeo chân
  • Huyệt thừa sơn: vị trí giữa đường nối huyệt ủy trung với gót chân, ngay chỗ lõm ở giữa khe cơ sinh đôi trong ngoài.

Lưu ý:

  • Áp dụng châm cứu khi bệnh nhân có các triệu chứng như sưng tấy hay chuột rút. Nếu bệnh ở tình trạng nặng cần sử dụng thêm các phương pháp hỗ trợ khác.
  • Nên kết hợp cùng các bài tập trị liệu để đạt kết quả tốt nhất.
  • Không được tự châm cứu mà cần được thực hiện bởi các chuyên gia.
  • Trong quá trình thực hiện châm cứu nên xây dựng một lối sống lành mạnh, ăn uống, ngủ nghỉ hợp lý để hiệu quả tốt nhất.

Xem thêm: Đánh giá phương pháp điều trị đau lưng bằng châm cứu

5. Xoa bóp bấm huyệt

Bấm huyệt là việc sử dụng kỹ thuật của đôi tay để tác động lên các huyệt đạo từ đó giúp làm thông kinh mạch. Xoa bóp sẽ có tác dụng là tăng sức bền của cơ cũng như năng lực làm việc.

Xoa bóp bấm huyệt giúp giảm đau lưng
Xoa bóp bấm huyệt có tác dụng giảm đau lưng

Người bệnh có thể tiến hành như sau:

  • Day: sử dụng gốc của bàn tay, mô ngón cái và út để ấn xuống da, di chuyển theo đường tròn và dọc ở hai bên cột sống.
  • Lăn: dùng mu bàn tay và khớp của ngón út hay cổ tay tạo thành một lực tác động lên hai bên cột sống, doc theo đến mông của bệnh nhân.
  • Bóp : dùng bốn ngón tay (trừ ngón cái) bóp mạnh xuống phần lưng bị đau, vừa bóp vừa kéo da thịt lên.
  • Bấm huyệt: tiến hành day, ấn, bóp tại các huyệt để giảm đau và thư giãn các cơ, Khi bấm huyệt cần bắt đầu với một lực vừa phải sau đó tăng dần lên tùy thuộc tình trạng người bệnh.

Xem thêm: Hướng dẫn cách xoa bóp điều trị đau lưng hiệu quả

6. Nghỉ ngơi

Cách giảm đau lưng thoát vị đĩa đệm cần bắt đầu với liệu pháp điều trị bảo tồn. Người bệnh cần nghỉ ngơi, hạn chế làm việc, đặc biệt là những công việc nặng. Bên cạnh đó cần tạo một tinh thần thoải mái và lạc quan sẽ rất tốt cho việc điều trị bệnh.

7. Tư thế hoạt động

Người bị thoát vị đĩa đệm cần tránh các tư thế sau để tránh tình trạng đau lưng:

  • Ngồi quá lâu: việc ngồi quá lâu khiến trọng lượng cơ thể bị dồn hết vào mông và hông, khiến cột sống bị chịu áp lực lớn khi chống đỡ cơ thể và giữ cho lưng được thẳng, từ đó gây nên những cơn đau nhức vùng lưng.
  • Ngủ không đúng tư thế: ngủ nằm úp bụng hoặc đầu không thẳng với cổ sẽ làm tăng áp lực lên cột sống và gây nên đau lưng.
  • Cúi nhiều hay xoay bẻ phần cột sống cũng khiến cho phần lưng bị đau nhức nặng hơn.
  • Bê vác đồ nặng đột ngột.
Ngồi đúng tư thế tránh bị đau lưng
Ngồi đúng tư thế tránh đau lưng

Để hạn chế tình trạng đau lưng người bệnh cần lưu ý thực hiện đúng các tư thế như:

  • Khi ngồi cần ngồi thẳng, hai đầu gối song song với nhau và vuông góc với sàn nhà. Nên chọn loại ghế chắc chắn và vừa với tầm cao của cơ thể.
  • Tránh ngồi làm việc trong thời gian quá lâu.
  • Khi ngủ nên nằm trên đệm cứng, nằm ngửa và giữ lưng thẳng.
  • Khi bê đồ nặng cần ngồi xuống bê đồ rồi từ từ đứng lên, tránh thực hiện đột ngột.

8. Diện chẩn

Phương pháp diện chẩn giúp tăng cường sự bài tiết chất giảm đau tự nhiên của cơ thể, từ đó làm giảm các cơn đau lưng cho người thoát vị đĩa đệm. Bên cạnh đó còn giúp tăng cường sự miễn dịch cho cơ thể, từ đó giúp tăng cường sức khỏe. Đây được đánh giá là một phương pháp an toàn, dễ thực hiện.

Các vị trí huyệt trên khuôn mặt

Cách tiến hành diện chẩn:

  • Chuyên gia sử dụng que dò hoặc cây sao chổi gạch lên 8 vùng phản chiếu
  • Sử dụng đầu của que dò để chấm một chút dầu cù là vào các huyệt đạo 87,45, 103,1, 300,16, 342, 558, 170, 0. Bấm và giữ huyệt trong vòng 3-5 giây, và cần bấm với lực vừa phải.
  • Cắt miếng Salonpas kích thước 4mm để dán vào các huyệt đạo vừa bấm
  • Sử dụng chày day huyệt và dầu cù là để di vào hai bên cột sống, đặc biệt là những vùng đau.

Lưu ý: Phương pháp diện chẩn cần được tiến hành bởi các chuyên gia, không nên tự ý thực hiện và cần kiên trì thì mới có được hiệu quả tốt nhất.

9. Tập thể dục

Tập thể dục là cách giảm đau lưng thoát vị đĩa đệm rất hiệu quả, lại giúp xương khớp được dẻo dai và linh hoạt hơn. Một số bài tập mà người thoát vị đĩa đệm có thể áp dụng để làm giảm đau lưng đó là:

Bài tập 1: Ép hai chân xuống sàn

  • Nằm ngửa trên sàn và hai chân vuông góc với sàn nhà.
  • Nghiêng đầu gối về phía bên phải rồi ép cho đầu gối sát xuongs sàn và giữ trong vòng 5 giây.
  • Trở về tư thế ban đầu sau đó thực hiện tập đổi bên
  • Mỗi bên tập khoảng 3 lần.
  • Bài tập này sẽ giúp kéo giãn cơ ở cột sống, nhất là vùng thắt lưng từ đó giúp làm giảm đau, tạo cảm giác thoải mái cho người bệnh.

Bài tập 2: Bài tập tư thế chiếc cầu

  • Người bệnh nằm trên sàn, giữ cho hai chân rộng bằng vai và vuông góc với sàn nhà.
  • Từ từ nâng cao phần mông để tạo thành một đường thẳng giữa đầu gối với vai, giữ trong vòng 5 giây rồi trở về tư thế ban đầu.
  • Thực hiện động tác này 2-3 lần
Tập thể dục giúp giảm đau lưng
Tập thể dục giảm đau lưng tư thế chiếc cầu

Bài tập 3: Tư thế con mèo

  • Người bệnh quỳ gối trên sàn, hai tay chống xuống sàn sao cho hai cánh tay và hai chân song song với nhau, mắt nhìn xuống dưới sàn.
  • Dùng lực để nâng bụng và cột sống hướng lên trên, đầu cúi xuống sàn, giữ tư thế trong vòng 5 giây.
  • Từ từ đẩy bụng cong xuống dưới sàn, giữ để đầu và lưng thẳng, thấp hơn so với mông trong vòng 5 giây.
  • Trở về vị trí ban đầu, thực hiện động tác này từ 2-3 lần mỗi ngày sẽ giúp giảm các cơn đau đáng kể.

Xem thêm: 10 bài tập chữa thoát vị đĩa đệm dễ thực hiện cho người bệnh

10. Chế độ dinh dưỡng

10.1. Thực phẩm nên sử dụng

Chế độ dinh dưỡng là một trong những cách giảm đau lưng thoát vị đĩa đệm rất quan trọng. Để làm hạn chế các cơn đau lưng do bệnh gây ra, người bị thoát vị đĩa đệm nên sử dụng các thực phẩm sau:

  • Thực phẩm giàu canxi: các loại thực phẩm giàu canxi như sữa, phô mai, trứng,… sẽ giúp cho xương khớp được chắc khỏe hơn.
  • Các thực phẩm giàu protein: như thịt bò, thịt gà, đậu hà lan, bông cải xanh,… mang đến tác dụng duy trì cũng như sửa chữa các tổn thương ở vùng sụn khớp.
  • Thực phẩm nhiều chất xơ: như tôm, cá,… sẽ giúp phục hồi cột sống ở mức độ tế bào
  • Nhóm thực phẩm giàu omega-3: sẽ giúp ngăn chặn những tổn hại do bệnh thoát vị gây ra. Những thực phẩm đó là: cá hồi, cá ngừ, hạt óc chó,..
Thực phẩm nên ăn cho người bị đau lưng
Thực phẩm người thoát vị đĩa đệm nên sử dụng để giảm đau lưng

10.2. Các thực phẩm nên hạn chế sử dụng

Bên cạnh những loại thực phẩm nên sử dụng thì người bị thoát vị đĩa đệm cũng cần hạn chế các loại thực phẩm sau đây để tránh những cơn đau nhức:

  • Hạn chế chất béo và các thực phẩm chứa nhiều đạm: vì sẽ làm tăng quá trình đào thải canxi qua thận từ đó dễ gây ra loãng xương. Các thực phẩm cần tránh đó là: đồ ăn nhanh, thịt dê,..
  • Kiêng rượu bia và các chất kích thích
  • Hạn chế sử dụng đồ cay nóng
  • Không sử dụng thực phẩm chứa purin và fructose: vì sẽ kích thích phản ứng viêm ở khớp từ đó làm tình trạng đau lưng dữ dội hơn. Các loại thực phẩm đó là: cà muối, nội tạng động vật,…

11. Sử dụng đai kéo giãn cột sống để chữa thoát vị đĩa đệm

Hiện nay trên thị trường có hai loại đai đó là đai cố định cột sống và đai kéo giãn cột sống có nguyên lý hoạt động khác nhau. Vì thế bệnh nhân nên lưu ý để có thể lựa chọn đúng được loại đai điều trị bệnh hiệu quả.

Đai cố định cột sống có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh, sử dụng giúp bảo vệ cột sống, giữ cho cột sống được đúng tư thế trong quá trình sinh hoạt và làm việc, ngăn ngừa tình trạng chấn thương thêm.

Còn đai kéo giãn cột sống được sử dụng trong điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm do có tác dụng kéo giãn khoảng cách giữa các đốt sống, nâng đỡ cột sống và giảm áp lực, giảm chèn ép lên các dây thần kinh, từ đó làm giảm tình trạng căng, cứng cơ và giảm đau hiệu quả.

Hiện nay trên thị trường có đai kéo giãn cột sống DiskDr. là sản phẩm được bộ y tế cấp phép là thiết bị y tế loại A có tác dụng trong điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm, vì thế bạn có thể yên tâm sử dụng. Đai DiskDr. được phân phối chính hãng bởi Công ty TNHH T3 Việt Nam, để tránh mua phải hàng giả hàng nhái, bạn vui lòng liên hệ tới:

  • Địa chỉ: 96 Nguyễn Lương Bằng – Đống Đa – Hà Nội
  • Điện thoại: 0969 685 333
  • Website: https://www.diskdr.vn/

12. Quan điểm sai lầm trong giảm đau lưng thoát vị đĩa đệm

Một số quan điểm sai lầm trong việc giảm đau lưng thoát vị đĩa đệm mà người bệnh cần lưu ý đó là:

  • Sử dụng đai lưng cố định cột sống có tác dụng giảm đau: Việc sử dụng đai lưng cột sống sẽ mang đến tác dụng nâng đỡ cột sống để tránh các tư thế xấu làm ảnh hưởng đến cột sống, có tác dụng hỗ trợ chứ không có tác dụng chữa trị bệnh. Thay vào đó người bệnh nên sử dụng các loại đai kéo giãn cột sống để giúp giảm sự chèn ép của các dây thần kinh, từ đó mới làm hạn chế các cơn đau lưng do bệnh.
  • Sử dụng đai lưng càng lâu càng tốt: Dù là đai kéo giãn cột sống hay đai cố định cột sống thì người bệnh cũng không nên đeo đai 24/24 trong ngày. Việc sử dụng đai quá nhiều thời gian trong một ngày khiến cho cột sống bị phụ thuộc vào đai và sẽ trở nên yếu đi, làm mất tính dẻo dai. Vì thế cần sử dụng đai lưng hợp lý, tốt nhất nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia.
  • Nằm trên nệm cứng: Việc này có thể khiến cho cột sống bị cơ cứng, gây nên tình trạng đau nhức dữ dội hơn. Người bệnh nên chọn loại nệm có độ cứng vừa phải để mang đến cảm giác thoải mái, giúp giấc ngủ ngon và sâu hơn.
  • Lạm dụng thuốc giảm đau: Tự ý sử dụng thuốc giảm đau hoặc lạm dụng có thể khiến người bệnh gặp phải những biến chứng nguy hiểm như gây phù nề, xuất huyết dạ dày, suy gan thận, tiểu đường,… Vì thế cần tuân thủ liều lượng và cách sử dụng mà bác sĩ kê đơn.
  • Chỉ đi thăm khám bệnh khi bị đau dữ dội: Nhiều người bệnh chủ quan chỉ khám khi các cơn đau trở nên dữ dội và thường xuyên. Lúc này tình trạng bệnh đã trở nên nặng, các dây thần kinh chịu nhiều tổn thương, khiến việc điều trị trở nên khó khăn và tốn nhiều chi phí. Vì thế các chuyên gia khuyến cáo khi người bệnh có các triệu chứng bệnh thì nên đi khám tại những cơ sở y tế uy tín để xác định sớm và có phác đồ điều trị tốt nhất, không nên tự ý chữa trị tại nhà.

Trên đây là những cách giảm đau lưng thoát vị đĩa đệm mà người bệnh có thể áp dụng, giúp xua tan nỗi lo về các cơn đau do bệnh gây ra, để người bệnh được sống vui khỏe mỗi ngày.

ĐẶT HÀNG NHANH
Vui lòng nhập thông tin đặt hàng của bạn. Đối với sản phẩm có kích cỡ (size), chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ với bạn qua điện thoại để tư vấn sản phẩm phù hợp.
 

Để quay lại trang đang xem nhấn vào nút X ở góc trên bên phải.

YÊU CẦU DISKDR TƯ VẤN
Bạn cần tư vấn về sản phẩm phù hợp cho bệnh cột sống? Hãy để lại thông tin, chuyên gia của chúng tôi sẽ gọi điện tư vấn cho bạn.

Để quay lại trang đang xem nhấn vào nút X ở góc trên bên phải.