Thoát vị đĩa đệm l4 l5 là gì? Phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm hiệu quả

Bệnh thoát vị đĩa đệm đã quá phổ biến với tỷ lệ ngày càng gia tăng ở nhiều độ tuổi. Nói đến thoát vị đĩa đệm, đại đa số mọi người đều có hiểu biết sơ qua về bệnh nhưng nếu nói đến thoát vị đĩa đệm L4 L5 thì không phải ai cũng hiểu. Vậy thoát vị đĩa đệm L4 L5 là gì và đâu là phương pháp điều trị bệnh hiệu quả?

Thoát vị đĩa đệm L4 L5 là gì?
Thoát vị đĩa đệm L4 L5 là gì?

Thoát vị đĩa đệm L4 L5 là gì?

Thoát vị đĩa đệm L4 L5 còn được gọi là thoát vị đĩa đệm thắt lưng. Đốt sống thắt lưng được chia thành 5 đốt gồm đốt từ L1 đến L5. Trong đó vị trí đốt sống L4 và L5 là 2 đốt sống có vị trí ở phía dưới. Do đây là vị trí chủ chốt chiếm 95% để con người thực hiện những chuyển động uốn cong cơ thể để ngồi, cúi,… thực hiện những hoạt động trong cuộc sống sinh hoạt.Do phải chịu áp lực hỗ trợ phần thân trên, vị trí L4 L5 thường gặp các chứng phình đĩa đệm, lồi, thoát vị,… 

Triệu chứng khi bị thoát vị đĩa đệm L4 L5

Thoát vị đĩa đệm L4 L5 gây đau lưng, đau vùng mông, hông, đùi, cẳng chân hoặc bàn chân.
Thoát vị đĩa đệm L4 L5 gây đau lưng, đau vùng mông, hông, đùi, cẳng chân hoặc bàn chân.

Các triệu chứng thoát vị đĩa đệm L4 L5 phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của việc dây thần kinh bị chèn ép. Triệu chứng thường gặp khi bị thoát vị đĩa đệm L4 L5 như sau: 

Thoát vị đĩa đệm L4 L5 gây đau lưng, đau vùng mông, hông, đùi, cẳng chân hoặc bàn chân. Bên cạnh đó cũng có thể gây tê, ngứa râm ran ở bàn chân hoặc ngón chân.

Bệnh thoát vị đĩa đệm L4 L5 nghiêm trọng gây đau lưng dữ dội, chân yếu và mất lực, rối loạn bàng quang và ruột, rối loạn cương dương ở nam giới và các vấn đề sinh sản ở nữ giới. Nếu để nghiêm trọng, diễn biến nặng  sẽ dẫn đến tê liệt một phần hoặc toàn bộ. 

Một số triệu chứng thường gặp của thoát vị đĩa đệm L4 L5 gồm:

  • Đau cổ
  • Nhức đầu
  • Đau, tê hoặc mất lực ở đùi, đầu gối hoặc chân
  • Khó đứng và đi lại
  • Co thắt cơ bắp
  • Phản xạ bất thường
  • Ngứa ran ở tay hoặc chân
  • Rối loạn chức năng ruột hoặc bàng quang (nếu thoát vị đĩa đệm đè lên tủy sống). Tình trạng này có thể khiến cả hai chân cảm thấy yếu, tê hoặc đau. 

Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm L4 L5 là gì?

Chấn thương khu vực lưng, khu vực cột sống
Chấn thương khu vực lưng, khu vực cột sống

Bệnh thoát vị đĩa đệm L4 L5 có nhiều nguyên nhân tạo thành, “nguyên nhân thoát vị đĩa đệm L4 L5 là gì?” là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Nguyên nhân chính xuất phát từ việc cột sống thắt lưng bị thoái hóa. Tình trạng thoái hóa cột sống thắt lưng kéo dài lâu ngày sẽ khiến các đĩa đệm bị bào mòn và không hấp thụ nước được gây nên mất nước. Khi xảy ra tình trạng này thì bất kỳ tác động nào xảy ra với vùng đốt sống L4 L5 đều sẽ khiến đĩa đệm bị thoát vị khỏi vị trí ban đầu. 

Ngoài nguyên nhân chính do cột sống bị thoái hóa thì còn tồn tại một số nguyên nhân khác như:

  • Những tai nạn, chấn thương khu vực lưng, khu vực cột sống
  • Ngồi nhiều, ít di chuyển và vận động, ngồi sai tư thế
  • Hoạt động khuân vác nặng thường xuyên
  • Mắc những bệnh như béo phì, viêm xương khớp,…

Chức năng của cột sống thắt lưng vị trí L4 L5

Cột sống thắt lưng còn được gọi là phần lưng dưới và là một cấu trúc phức tạp. Phần thắt lưng có tổng cộng 5 đốt sống phối hợp chặt chẽ với các cơ, khớp và dây thần kinh xung quanh để tạo ra một loạt các chuyển động và chịu được trọng lượng của cơ thể. Đĩa đệm cột sống L4 L5 là khoang đĩa thấp thứ hai và thấp nhất. Hầu hết những bệnh nhân bị đau lưng, thoát vị đĩa đệm đều có biểu hiện phình đĩa đệm L4 L5.

Chức năng của cột sống thắt lưng vị trí L4 L5
Chức năng của cột sống thắt lưng vị trí L4 L5

Mô tả 5 đốt sống thắt lưng

  • L1: Phần trên cùng của cột sống thắt lưng.
  • L2: Chứa phần cuối của tủy sống. Tất cả các đốt sống ngoài điểm này chỉ có dây thần kinh cột sống chứ không có tủy sống.
  • L3: Đốt sống giữa cột sống thắt lưng
  • L4: Đây là đoạn thứ hai đến cuối cùng của cột sống thắt lưng
  • L5: Đoạn cuối cùng của cột sống thắt lưng.

Cột sống thắt lưng hỗ trợ phần thân trên và phân bổ trọng lượng cơ thể

Cột sống thắt lưng hỗ trợ phần thân trên của cột sống – bảy đốt sống cổ cổ và 12 cột sống ở ngực cùng với trọng lượng của đầu. Cột sống thắt lưng kết nối với xương chậu và chịu phần lớn trọng lượng của cơ thể và chịu sự tác động khi mang vác đồ vật. Bên cạnh đó cột sống thắt lưng cũng chuyển trọng lượng từ phần thân trên cơ thể sang phần chân.

Cột sống thắt lưng hỗ trợ sự di chuyển của cơ thể 

Tính linh hoạt của cột sống thắt lưng cho phép cơ thể di chuyển với mọi tư thế từ uốn cong, xoay và duỗi. Hai đốt sống thắt lưng L4 L5 cho phép cơ thể thực hiện hầu hết các chuyển động từ cơ bản đến phức tạp.

Bảo vệ tủy và đốt sống

Tủy được bao bọc và bảo vệ bởi xương cột sống, khu vực từ đáy hộp sọ cho đến đốt sống thắt lưng đầu tiên. Vì vậy cột sống thắt lưng có vai trò bảo vệ tủy và đốt sống tránh những thương tổn. 

Kiểm soát những chuyển động của chân

Cột sống thắt lưng kiểm soát những chuyển động của chân và cho phép chân hoạt động linh hoạt theo điều khiển.

Các vấn đề thường gặp liên quan đến cột sống L4 L5

Rối loạn khớp cột sống

Đoạn cột sống L4-L5 là đoạn di chuyển nhiều nhất và chịu nhiều gánh nặng nhất ở vùng lưng dưới. Hơn nữa các hoạt động như ngồi, chạy nhảy, uốn cong người còn tạo gánh nặng quá mức cho các khớp của các bộ phận này. Các khớp cột sống hoặc các khớp mặt của cột sống được lót bằng sụn có chứa màng hoạt dịch. Sự căng thẳng khi đứng hoặc ngồi có thể dẫn đến những thay đổi gây viêm, khiến chất lỏng tích tụ trong khớp. Sự tích tụ quá nhiều chất lỏng là yếu tố hàng đầu dẫn đến thoái hóa khớp (phì đại khớp) và gai xương (viêm khớp).

Rối loạn cơ và dây chằng

Chấn thương, tổn thương hoặc rối loạn dây chằng là những vấn đề về cơ và dây chằng phổ biến nhất và rất đáng lo ngại. Các vấn đề về cơ và dây chằng liên quan đến cột sống L4-L5 là tình trạng rất nhiều người gặp phải, đặc biệt là những người trên 40 tuổi. Tuy nhiên, nếu người bệnh chỉ gặp vấn đề về cơ hoặc dây chằng sẽ không gây ra đau đớn quá lớn. Nguyên nhân gây đau lưng là do cơ hoặc dây chằng xảy ra khi bị tổn thương. Tổn thương dây chằng dẫn đến phì đại dây chằng vàng, chèn ép dây thần kinh và tủy sống.

Trượt đốt sống L4 L5

Trượt đốt sống L4-L5 là một bệnh bẩm sinh hoặc đôi khi là một tình trạng mắc phải (thoái hóa cột sống) trong đó một đốt sống trượt về phía đốt sống bên dưới và được phân loại dựa trên mức độ nghiêm trọng:

  • Trượt đốt sống độ I: trượt về phía trước dưới 24%
  • Trượt đốt sống độ II: Trượt 25-49%
  • Trượt đốt sống độ III: Trượt 50-74%
  • Trượt đốt sống độ IV: trượt trên 75%
  • Trượt đĩa đệm

Đĩa đệm phồng, thoát vị, nhô ra là biểu hiện của tình trạng trượt đĩa đệm đĩa đệm L4 L5 và xảy ra khi đĩa đệm cột sống L4 L5 bị thoái hóa hoặc mòn đi. Vị trí thoái hóa đĩa đệm cột sống, phồng đĩa đệm và trượt đĩa đệm phổ biến nhất là đoạn L4 L5.

Đĩa đệm L4-L5 (thoát vị hoặc phồng lên) có thể chèn ép túi vỏ (sợi tủy sống) và dây thần kinh cột sống. Việc các dây thần kinh bị chèn ép rất nghiêm trọng có thể gây thoái hóa dây thần kinh. Những thay đổi thoái hóa trong dây thần kinh là nguyên nhân hàng đầu gây đau, yếu và tê liệt dây thần kinh.

Xem thêm: Thoát vị đĩa đệm ăn gì và nên bổ sung chất dinh dưỡng nào?

Thoát vị đĩa đệm L4 L5 ảnh hưởng đến dây thần kinh nào?

Rễ thần kinh L5 là dây thần kinh bị ảnh hưởng nhiều nhất đối với người bệnh bị thoát vị đĩa đệm. Rễ thần kinh L5 bị lệch ra khỏi đốt sống L4 L5 và chi phối các cơ đùi và đầu gối, bên hông. Khi gặp tình trạng dây thần kinh bị ảnh hưởng, người bệnh thoát vị đĩa đệm L4 L5 sẽ bị đau, tê yếu đùi, đầu gối và chân. 

Dây thần kinh L5 bị lệch ra khỏi đốt sống L4 L5 và chi phối các cơ đùi và đầu gối, bên hông
Rễ thần kinh L5 bị lệch ra khỏi đốt sống L4 L5 và chi phối các cơ đùi và đầu gối, bên hông

Phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm L4 L5

Có 2 phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm:

Điều trị thoát vị đĩa đệm L4 L5 không phẫu thuật

Điều trị thoát vị đĩa đệm L4 L5 không nhất định phải phẫu thuật. Tùy thuộc vào tình trạng và diễn biến của bệnh mà bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị phù hợp riêng với từng bệnh nhân. Với điều trị không phẫu thuật, bác sĩ sẽ đề xuất bệnh nhân điều trị bằng những cách sau:

  • Sử dụng nhiệt chườm nóng hoặc chườm lạnh
  • Thực hiện những liệu pháp châm cứu
  • Làm vật lý trị liệu và massage
  • Tiêm màng cứng
  • Sử dụng thuốc giảm đau, thuốc giãn cơ theo chỉ định của bác sĩ
  • Sử dụng đai lưng cột sống

Trong những cách điều trị thoát vị đĩa đệm L4 L5, sử dụng đai lưng cột sống là cách điều trị được bác sĩ khuyến khích hàng đầu. Là một sản phẩm y tế chuyên dụng điều trị thoát vị đĩa đệm, đai lưng cột sống mang lại hiệu quả tốt, ổn định và lâu dài.

Sản phẩm đai lưng kéo giãn cột sống DiskDr là một trong những sản phẩm điều trị thoát vị đĩa đệm hàng đầu được những chuyên gia y tế đến từ những bệnh viện hàng đầu khuyên dùng. Sản phẩm giúp kéo giãn, giảm áp lực đĩa đệm lên cột sống và giảm sự chèn ép dây thần kinh, hỗ trợ điều trị vô cùng hiệu quả. 

Đai kéo giãn cột sống DiskDr. WG50G
Đai kéo giãn cột sống DiskDr. WG50G

Các sản phẩm đai kéo giãn cột sống DiskDr. WG50G và đai kéo giãn cột sống DiskDr. WG30G2 được người bệnh tin dùng vì:

  • Sản phẩm đến từ thương hiệu hàng đầu Hàn Quốc với hơn 20 nghiên cứu và phát triển.
  • Đầy đủ giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm và giấy bảo hành sản phẩm.
  • Giảm đau nhanh chóng do tác động đúng vào bản chất gây đau do chèn ép dây thần kinh
  • Điều trị thoát vị đĩa đệm mà không cần phẫu thuật
  • Hiệu quả nhanh chóng, tiện lợi trong quá trình sử dụng

Điều trị thoát vị đĩa đệm L4 L5 bằng phẫu thuật

Nếu phương pháp điều trị không phẫu thuật không giúp giảm đau, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật. Có nhiều lựa chọn phẫu thuật khác nhau dành cho những bệnh nhân được chẩn đoán thoát vị đĩa đệm. 

Điều trị thoát vị đĩa đệm L4 L5 bằng phẫu thuật
Điều trị thoát vị đĩa đệm L4 L5 bằng phẫu thuật

Việc lựa chọn phương pháp điều trị bằng phẫu thuật thường phụ thuộc vào hai yếu tố gồm : Các triệu chứng liên quan và mức độ nghiêm trọng của bệnh nhân. Trước khi chọn một quy trình, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến ​​​​của chuyên gia về cột sống để tiến hành xem xét MRI toàn diện, đồng thời cho phép kiểm tra kỹ lưỡng và chẩn đoán cục bộ sau đó. 

Một số phẫu thuật thoát vị đĩa đệm L4 L5 được áp dụng hiện nay: 

  • Phẫu thuật qua da bằng kính hiển vi
  • Phẫu thuật cắt bỏ một hoặc toàn bộ đĩa đệm đang gây áp lực lên dây thần kinh
  • Phẫu thuật hợp nhất các đốt sống 
  • Phẫu thuật thay đĩa đệm nhân tạo

Sau khi phẫu thuật, người bệnh hãy chú ý điều trị tốt trong giai đoạn phục hồi để việc phục hồi diễn ra nhanh chóng và thuận lợi. Bên cạnh đó người bệnh cần tuyệt đối tránh những nguyên nhân làm cho bệnh tái phát.

Xem thêm: Thoát vị đĩa đệm có nên mổ không? Khi nào nên mổ thoát vị đĩa đệm?

Trên đây DiskDr lý giải cho bạn đọc hiểu được thoát vị đĩa đệm L4 L5 là gì và nguyên nhân, triệu chứng, phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm L4 L5 để bạn đọc có cái nhìn tổng quát về bệnh. Hy vọng những thông tin chúng tôi cung cấp sẽ hữu ích cho bạn đọc!

ĐẶT HÀNG NHANH
Vui lòng nhập thông tin đặt hàng của bạn. Đối với sản phẩm có kích cỡ (size), chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ với bạn qua điện thoại để tư vấn sản phẩm phù hợp.
 

Để quay lại trang đang xem nhấn vào nút X ở góc trên bên phải.

YÊU CẦU DISKDR TƯ VẤN
Bạn cần tư vấn về sản phẩm phù hợp cho bệnh cột sống? Hãy để lại thông tin, chuyên gia của chúng tôi sẽ gọi điện tư vấn cho bạn.

Để quay lại trang đang xem nhấn vào nút X ở góc trên bên phải.