Thoát vị đĩa đệm có nên mổ không? Khi nào nên mổ thoát vị đĩa đệm?

Thoát vị đĩa đệm là một loại bệnh có tỷ lệ mắc cao về không ngừng gia tăng tại Việt Nam trong những năm gần đây. Thống kê cho thấy cứ 1000 người thì có 5 đến 20 trường hợp mắc thoát vị đĩa đệm ở người trưởng thành. Do số lượng người mắc nhiều và do sự ảnh hưởng của bệnh đến cuộc sống sinh hoạt của người bệnh, người mắc thoát vị đĩa đệm rất muốn tìm cách chữa khỏi bệnh. “Thoát vị đĩa đệm có nên mổ không?” là một vấn đề được nhiều người vô cùng quan tâm.  

Thoát vị đĩa đệm có nên mổ không?
Thoát vị đĩa đệm có nên mổ không?

Tìm hiểu về bệnh thoát vị địa đệm

Bệnh thoát vị địa điểm là gì?

Các xương (đốt sống) tạo thành cột sống lưng và được kết nối bằng những đĩa đệm. Đĩa đệm có hình tròn, có lớp ngoài cứng và nằm giữa mỗi đốt sống trong cột sống, đĩa đệm đóng vai trò làm bộ giảm xóc cho xương cột sống.

Những cơn đau do thoát vị đĩa đệm có thể rất nghiêm trọng và khiến người bệnh mất ăn mất ngủ, ảnh hưởng đến khả năng di chuyển và sinh hoạt.
Những cơn đau do thoát vị đĩa đệm có thể rất nghiêm trọng và khiến người bệnh mất ăn mất ngủ, ảnh hưởng đến khả năng di chuyển và sinh hoạt.

Thoát vị đĩa đệm là tình trạng một mảnh nhân đĩa bị đẩy ra khỏi vòng sợi do vết rách hoặc vỡ ở vòng sợi. Người bị thoát vị đĩa đệm thường sẽ bị thoái hóa sớm. Các đốt sống không có đủ không gian, không đủ không gian cho dây thần kinh cột sống, các mảnh đĩa đệm bị di chuyển. Do sự di chuyển của các mảnh địa đệm, đĩa đệm sẽ đè lên các dây thần kinh cột sống gây ra những cơn đau. Những cơn đau do thoát vị đĩa đệm có thể rất nghiêm trọng và khiến người bệnh mất ăn mất ngủ, ảnh hưởng đến khả năng di chuyển và sinh hoạt.

Thoát vị đĩa đệm có thể xảy ra ở bất kỳ phần nào của cột sống. Thoát vị đĩa đệm phổ biến hơn ở vùng lưng dưới (cột sống thắt lưng) nhưng cũng xảy ra ở cổ (cột sống cổ). Khu vực bị đau phụ thuộc vào phần nào của cột sống bị ảnh hưởng.

Triệu chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm

Hầu hết thoát vị đĩa đệm xảy ra ở lưng dưới, nhưng chúng cũng có thể xảy ra ở cổ. Các dấu hiệu và triệu chứng phụ thuộc vào vị trí của đĩa đệm và liệu đĩa đệm có đè lên dây thần kinh hay không. Bệnh thoát vị đĩa đệm thường ảnh hưởng đến một bên cơ thể.

  • Đau cánh tay hoặc chân: Nếu thoát vị đĩa đệm ở lưng dưới, ngoài đau ở lưng dưới người bệnh thường sẽ cảm thấy đau ở hông, đùi và bắp chân hoặc một phần bàn chân.
  • Đối với thoát vị đĩa đệm ở cổ, người bệnh thường sẽ cảm thấy đau nhất ở vai và cánh tay. Cơn đau này có thể lan vào cánh tay hoặc chân khi ho, hắt hơi hoặc di chuyển một số tư thế nhất định. Các cơn đau do thoát vị đĩa đệm thường rất nhức và nóng rát.
  • Tê hoặc ngứa: Những người bị thoát vị đĩa đệm thường bị tê hoặc ngứa râm ran ở do các dây thần kinh bị ảnh hưởng chi phối.
  • Cảm thấy cơ thể yếu đuối: Các cơ do dây thần kinh bị ảnh hưởng có xu hướng yếu đi. Điều này có thể khiến người bệnh bị vấp ngã hoặc ảnh hưởng đến khả năng nâng, giữ đồ vật.

Các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ thoát vị đĩa đệm

Trọng lượng cơ thể dư thừa gây thêm căng thẳng cho các đĩa đệm ở lưng dưới.
Trọng lượng cơ thể dư thừa gây thêm căng thẳng cho các đĩa đệm ở lưng dưới.

Thoát vị đĩa đệm ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của người bệnh, có nhiều yếu tố tác động làm tăng nguy cơ thoát vị đĩa đệm có thể nhắc đến như: 

  • Cân nặng:Trọng lượng cơ thể dư thừa gây thêm căng thẳng cho các đĩa đệm ở lưng dưới.
  • Nghề nghiệp: Những người làm công việc vận động mạnh có nguy cơ mắc các vấn đề về cột sống lưng cao hơn. Việc nâng, kéo, đẩy, uốn cơ thể sang một bên và vặn người lặp đi lặp lại cũng có thể làm tăng nguy cơ thoát vị đĩa đệm.
  • Di truyền học: Một số người bị thoát vị đĩa đệm do di truyền. 
  • Hút thuốc: Người ta cho rằng hút thuốc làm giảm lượng oxy cung cấp cho các đĩa đệm, khiến đĩa đệm bị phá hủy cấu trúc nhanh hơn.
  • Lái xe thường xuyên: Ngồi lâu kết hợp với sự rung động từ động cơ xe có thể gây áp lực lên cột sống.
  • Ít vận động: Tập thể dục thường xuyên có thể giúp ngăn ngừa thoát vị đĩa đệm.

Phương pháp điều trị đĩa đệm không phẫu thuật 

Điều trị thoát vị đĩa đệm về cơ bản là không cần phẫu thuật trừ khi bệnh nặng thực sự cần thiết. Bác sĩ có thể khuyên bệnh nhân duy trì mức độ hoạt động thấp, không gây đau trong vài ngày đến vài tuần. Điều này giúp tình trạng viêm dây thần kinh cột sống giảm đi. Khi đau cột sống người bệnh thường có xu hướng chỉ muốn nằm im tại chỗ nhưng việc nằm tại chỗ không được bác sĩ khuyến khích vì nằm nhiều không tốt cho việc điều trị bệnh. 

Thoát vị đĩa đệm thường được điều trị bằng thuốc chống viêm không steroid nếu cơn đau chỉ ở mức độ nhẹ đến trung bình. Việc tiêm steroid ngoài màng cứng có thể được thực hiện bằng cách sử dụng kim tiêm cột sống  với tia X để đưa thuốc đến đúng vị trí thoát vị đĩa đệm.

Ngoài ra bác sĩ có thể đề nghị bệnh nhân làm vật lý trị liệu. Bác sĩ trị liệu sẽ thực hiện đánh giá chuyên sâu kết hợp với chẩn đoán để đưa ra phương pháp điều trị được thiết kế riêng cho bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm. Trị liệu có thể bao gồm kéo vùng chậu, xoa bóp nhẹ nhàng, trị liệu bằng nước đá và nhiệt, siêu âm, kích thích cơ điện và các bài tập kéo giãn. Thuốc giảm đau và thuốc giãn cơ sẽ được kết hợp với vật lý trị liệu.

Sử dụng các thiết bị y tế hiện đại như đai kéo giãn cột sống lưng là một giải pháp hoàn hảo để điều trị thoát vị đĩa đệm mà không cần phẫu thuật. Đai kéo giãn cột sống lưng là thiết bị y khoa điều trị trực tiếp bệnh đau lưng, thoát vị đĩa đệm. Sản phẩm có tác dụng giảm đau nhanh chóng do tác động đúng vào bản chất gây đau do chèn ép dây thần kinh. 

Đai kéo giãn cột sống lưng là thiết bị y khoa điều trị trực tiếp bệnh đau lưng, thoát vị đĩa đệm
Đai kéo giãn cột sống lưng là thiết bị y khoa điều trị trực tiếp bệnh đau lưng, thoát vị đĩa đệm

Sản phẩm đai kéo giãn cột sống lưng DiskDr. WG30G2 Hàn Quốc hỗ trợ đau lưng, thoát vị đĩa đệm đang là sản phẩm hàng đầu được đông đảo người bệnh thoát vị đĩa đệm tin dùng vì những hiệu quả vượt trội mà sản phẩm mang lại. DiskDr. WG30G2 đến từ thương hiệu DiskDr – thương hiệu đến từ Hàn Quốc với 20 năm nghiên cứu và phát triển nên người dùng có thể yên tâm 100% khi sử dụng sản phẩm.

Xem thêm: Top 10 bài tập thoát vị đĩa đệm tại nhà hiệu quả nhất

Thoát vị đĩa đệm có nên mổ không?

“Thoát vị đĩa đệm có nên mổ không?” là vấn đề nhiều người thắc mắc. Người bệnh luôn muốn tìm cách nhanh gọn nhất để trị khỏi bệnh của mình vì bệnh đa gây quá nhiều bất cập cho cuộc sống. Đa số người bệnh thoát vị đĩa đệm có thể kiểm soát và giảm bớt các triệu chứng bằng các phương pháp vật lý trị liệu hoặc dùng thuốc, tiêm steroid. 

Nghiên cứu cho thấy tỷ lệ thành công là 94% đối với các ca phẫu thuật thoát vị đĩa đệm ở cổ và tỷ lệ thành công 78,9% đối với các ca phẫu thuật thoát vị đĩa đệm ở lưng dưới.
Nghiên cứu cho thấy tỷ lệ thành công là 94% đối với các ca phẫu thuật thoát vị đĩa đệm ở cổ và tỷ lệ thành công 78,9% đối với các ca phẫu thuật thoát vị đĩa đệm ở lưng dưới.

Thoát vị đĩa đệm có nên mổ không? Khi bệnh quá nặng hoặc diễn biến xấu bác sĩ điều trị sẽ đề nghị thực hiện phẫu thuật để giảm đau và ngăn chặn những tổn thương của bệnh ảnh hưởng đến các khu vực khác. 

Để điều trị dứt điểm thoát vị đĩa đệm thì phẫu thuật là phương pháp tối ưu nhất. Người bệnh muốn mổ thoát vị đĩa đệm thì cần đến gặp trực tiếp để được bác sĩ tư vấn trực tiếp về tình trạng bệnh, xem tình trạng bệnh của mình có nên mổ không và cần được điều trị bằng phương pháp nào là tốt nhất. Việc hỏi ý kiến bác sĩ là điều vô cùng quan trọng để hạn chế tối đa những biến chứng không mong muốn sau khi trải qua phẫu thuật.

Với những tiến bộ của y học, phẫu thuật đã trở thành phương pháp được áp dụng để mang lại hiệu quả ngắn hạn và dài hạn. Nhiều ca phẫu thuật thoát vị đĩa đệm đã được chứng minh là an toàn và hiệu quả trong điều trị chứng đau lưng và đau cổ mãn tính.

Tỷ lệ thành công của các ca phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cũng ngày càng tăng qua các năm. Nghiên cứu cho thấy tỷ lệ thành công là 94% đối với các ca phẫu thuật thoát vị đĩa đệm ở cổ và tỷ lệ thành công 78,9% đối với các ca phẫu thuật thoát vị đĩa đệm ở lưng dưới.

Khi nào nên mổ thoát vị đĩa đệm?

Như chúng tôi đã đề cập về vấn đề thoát vị địa đệm có nên mổ không. Nếu tình trạng bệnh nặng và bác sĩ điều trị đề xuất mổ thì người bệnh nên mổ. Nếu người bệnh không chắc tình trạng của mình có nên mổ hay không thì dưới đây là một số yếu tố để bác sĩ điều trị xác định rằng có nên thực hiện phẫu thuật thiết vị đĩa đệm hay không:

  • Các cơn đau kéo dài dai dẳng dù đã điều trị  8 tuần
  • Chỗ đau ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc di chuyển, đi lại
  • Cơn đau dữ dội khiến việc sinh hoạt hàng ngày gặp khó khăn
  • Ngứa rát nghiêm trọng ở các vị trí tổn thương

Bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật tùy thuộc vào mức độ khuyết tật và cường độ cơn đau của bạn. Nếu bạn đang gặp phải một số triệu chứng được liệt kê ở trên, điều trị bằng phẫu thuật là biện pháp tốt nhất.

Hiệu quả của phương pháp phẫu thuật thoát vị đĩa đệm

Phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm bằng cách phẫu thuật mang đến những hiệu quả sau: 

  • Giảm đau nhanh hơn: Người bệnh sẽ cảm nhận được sự thay đổi hoàn toàn sau vài tuần đến vài tháng. Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm có thể giúp giảm đau nhanh chóng bằng cách loại bỏ trực tiếp áp lực mạnh lên dây thần kinh của bạn.
  • Tác dụng lâu dài: Phẫu thuật đĩa đệm bao gồm việc loại bỏ hoàn toàn đĩa đệm thoát vị, giảm bớt sự chèn ép lên dây thần kinh của bạn. Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng sau khi điều trị bằng phẫu thuật các triệu chứng của thoát vị đĩa đệm có thể biến mất hoàn toàn hoặc giảm đáng kể. 
  • Cải thiện khả năng vận động: Khi thoát vị đĩa đệm được phẫu thuật cắt bỏ, các đốt sống ở cột sống sẽ được hồi phục cho phép bạn di chuyển thuận lợi. Các chuyển động hàng ngày như uốn, duỗi và nâng trở nên dễ dàng hơn.
  • Phục hồi nhanh hơn: Những bệnh nhân trải qua phẫu thuật thoát vị đĩa đệm sớm hơn sẽ có thời gian phục hồi nhanh hơn và khả năng vận động được cải thiện trong vòng vài tuần.

Xem thêm: Thoát vị đĩa đệm kiêng những gì để bệnh không trở nặng

DiskDr gửi đến bạn đọc đáp án chi tiết cho vấn đề “Thoát vị đĩa đệm có nên mổ không?” để bạn đọc biết sau khi căn cứ vào tình trạng bệnh của mình. Hy vọng những thông tin chúng tôi cung cấp sẽ hữu ích cho bạn đọc trong việc tìm ra phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm phù hợp!

ĐẶT HÀNG NHANH
Vui lòng nhập thông tin đặt hàng của bạn. Đối với sản phẩm có kích cỡ (size), chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ với bạn qua điện thoại để tư vấn sản phẩm phù hợp.
 

Để quay lại trang đang xem nhấn vào nút X ở góc trên bên phải.

YÊU CẦU DISKDR TƯ VẤN
Bạn cần tư vấn về sản phẩm phù hợp cho bệnh cột sống? Hãy để lại thông tin, chuyên gia của chúng tôi sẽ gọi điện tư vấn cho bạn.

Để quay lại trang đang xem nhấn vào nút X ở góc trên bên phải.