Thoát vị đĩa đệm đa tầng: Tổng hợp toàn bộ thông tin bạn cần biết!

Thoát vị đĩa đệm đa tầng là căn bệnh nghiêm trọng bởi nhiều vị trí đĩa đệm bị tổn thương đồng thời. Vậy cụ thể thoát vị đĩa đệm đa tầng là gì? Bệnh có những triệu chứng gì và mức độ nghiêm trọng ra sao? Phương pháp nào điều trị hiệu quả? Tất cả những vấn đề đó sẽ được DiskDr lý giải dưới đây. 

Thoát vị đĩa đệm đa tầng là căn bệnh nghiêm trọng bởi nhiều vị trí đĩa đệm bị tổn thương đồng thời.
Thoát vị đĩa đệm đa tầng là căn bệnh nghiêm trọng bởi nhiều vị trí đĩa đệm bị tổn thương đồng thời.

Thoát vị đĩa đệm đa tầng là gì?

Thoát vị đĩa đệm là tình trạng dây thần kinh bị đĩa đệm chèn ép. Nếu một đĩa đệm bị chèn ép đột ngột giữa hai đốt sống liên tiếp thì lớp bên ngoài có thể bị nứt vỡ tạo ra những cơn đau nhức. Phần nhân phía bên trong của đĩa đệm có thể nhô ra qua vết nứt, chèn ra ngoài và tạo thành tình trạng thoát vị. Phần nhô ra này có thể chèn ép, kích kích hoặc thậm chí làm tổn thương rễ thần kinh cột sống hoặc tủy sống. Đĩa đệm bị vỡ hoặc thoát vị ở lưng dưới thường là nguyên nhân gây đau lưng và đau thần kinh tọa. Nó có thể gây đau cổ nếu vỡ hoặc thoát vị ảnh hưởng đến đĩa đệm cổ (còn gọi là thoát vị đĩa đệm cổ).

Thoát vị đĩa đệm đa tầng là tình trạng bệnh nhân bị thoát vị nhiều đĩa đệm, có nhiều đĩa đệm bị lệch tạo nên những cơn đau dữ dội do quá nhiều vị trí bị ảnh hưởng. 

Hơn 80% trường hợp thoát vị đĩa đệm xảy ra ở vùng thắt lưng và thường gặp ở những người từ 30 đến 50 tuổi. Giữa độ tuổi này, viên nang yếu đi, phần bên trong chịu áp lực cao, có thể xuyên qua vết nứt hoặc điểm yếu của tường ngoài và nhô ra ngoài. Sau 50 tuổi, phần bên trong của đĩa đệm bắt đầu cứng lại nên khả năng thoát vị ít hơn.

Triệu chứng của thoát vị đĩa đệm đa tầng 

Khi bị thoát vị đĩa đệm đa tầng, người bệnh hoàn toàn có thể nhận biết được qua một số triệu chứng điển hình của bệnh. Tuy nhiên không phải người bệnh nào cũng hội tụ đầy đủ các triệu chứng này và các triệu chứng này có thể là căn nguyên của bệnh khác. Vì vậy nếu bạn cảm thấy vùng cột sống thay đổi, có những dấu hiệu bất thường thì bạn nên đi khám để biết được tình trạng của bản thân. Sau đây chúng tôi chỉ ra một vài triệu chứng điển hình để nhận biết bệnh:

  • Đau lưng mãn tính: Nếu thoát vị đĩa đệm đa tầng xảy ra ở phần cột sống thì người bệnh sẽ có cảm giác các cơn đau lan xuống từ thắt lưng, hông và chân. Nhưng nếu thoát vị đĩa đệm xảy ra ở cổ thì người bệnh sẽ cảm thấy cơn đau kéo dài từ cổ đến cánh tay. 
Nếu thoát vị đĩa đệm đa tầng xảy ra ở phần cột sống thì người bệnh sẽ có cảm giác các cơn đau lan xuống từ thắt lưng, hông và chân
Nếu thoát vị đĩa đệm đa tầng xảy ra ở phần cột sống thì người bệnh sẽ có cảm giác các cơn đau lan xuống từ thắt lưng, hông và chân
  • Tê và yếu cơ: Khi bị thoát vị đĩa đệm đa tầng do có nhiều đĩa đệm bị tổn thương cùng một lúc nên người bệnh có thể sẽ cảm thấy tê và yếu cơ nghiêm trọng. Tê yếu ở tay, cánh tay, chân, bàn chân là những dấu hiệu quen thuộc. 
  • Không kiểm soát được việc tiêu hóa: Trong trường hợp tủy sống bị chèn ép nặng thì bệnh nhân có thể mất kiểm soát việc đi đại tiện. 

Mức độ nghiêm trọng của bệnh thoát vị đĩa đệm đa tầng

Thoát vị đĩa đệm đa tầng trải qua nhiều mức độ khác nhau tùy tình trạng bệnh. Bạn cần chú ý rằng thoát vị đĩa đệm đa tầng nghiêm trọng hơn thoát vị đĩa đệm thông thường bởi có nhiều vị trí đĩa đệm bị tổn thương cùng một lúc hơn, vì vậy cơn đau có thể gấp đôi bình thường. 

  • Giai đoạn đầu: Ở giai đoạn đầu khi đĩa đệm cột sống bắt đầu thoái hóa sẽ gây ra tình trạng đau lưng. Các cơn đau xuất hiện gián đoạn theo từng cơn, về sau tình trạng đau ở đĩa đệm bị thoái hóa sẽ nặng hơn và trở thành những cơn đau mãn tính. 
  • Giai đoạn giữa: Đĩa đệm bị thoát vị hoặc lồi ra, chèn ép vào dây thần kinh. Tình trạng này gây đau từ cổ xuống cánh tay hoặc từ lưng trở xuống từ chân đến bàn chân và cũng có thể kèm theo triệu chứng tê. 
  • Giai đoạn nặng: Ở giai đoạn nặng người bệnh sẽ cảm thấy các cơn đau diễn ra dữ dội hơn, chân tê và yếu hơn. Dây thần kinh đã bị tổn thương nghiêm trọng, thậm chí có nguy cơ thương tật nếu không được điều trị tốt. 

Nguyên nhân gây nên tình trạng thoát vị đĩa đệm chèn ép dây thần kinh

Có một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng thoát vị đĩa đệm chèn ép dây thần kinh

  • Trọng lượng cơ thể nặng: Trọng lượng cơ thể càng nặng thì cột càng phải chịu nhiều trọng lượng nặng đè nén khiến đĩa đệm càng chèn ép vào các dây thần kinh.
Trọng lượng cơ thể càng nặng thì cột càng phải chịu nhiều trọng lượng nặng đè nén khiến đĩa đệm càng chèn ép vào các dây thần kinh
Trọng lượng cơ thể càng nặng thì cột càng phải chịu nhiều trọng lượng nặng đè nén khiến đĩa đệm càng chèn ép vào các dây thần kinh
  • Sử dụng cột sống không đúng cách: Việc thường xuyên cúi cổ, cong lưng mang vác vật nặng hoặc do thói quen sinh hoạt cũng sẽ gây nhiều áp lực lên đĩa đệm, vượt quá độ bền mà đĩa đệm có thể hỗ trợ.
  • Ngồi lâu ở tư thế không phù hợp: Việc ngồi sai tư thế trong thời gian dài sẽ khiến thoát vị đĩa đệm chèn ép vào dây thần kinh vùng thắt lưng. Vì phải ngồi lâu nên phần cột sống thắt lưng sẽ phải chịu toàn bộ sức nặng. 
  • Ho hoặc hắt hơi mạnh: Khi ho hoặc hắt hơi mạnh thì áp lực ở đĩa đệm cũng tăng lên đột ngột. Nếu đã bị thoát vị đĩa đệm, khi hắt hơi mạnh bạn sẽ cảm thấy cơn đau ập đến đột ngột, nghiêm trọng khiến bạn chưa kịp phản ứng. 
  • Những người hút thuốc nhiều: Thuốc lá không tốt cho sức khỏe và dù bị bệnh hay không bị bệnh chúng tôi cũng khuyên bạn không nên hút thuốc lá. Hút thuốc lá sẽ gây ra thoát vị đĩa đệm sớm hơn và khiến đĩa đệm bị vỡ nhiều hơn. 

Xem thêm: Thoát vị đĩa đệm C4 C5: Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị

Đối tượng nào có nguy cơ mắc thoát vị đĩa đệm đa tầng?

Những người từ 30 đến 55 tuổi: Từ 30 tuổi trở đi chúng ta có khả năng mắc thoát vị đĩa đệm cao, sau tuổi 55 các đĩa đệm cứng lại và ít bị vỡ hơn nhưng lại kém linh hoạt hơn và cột sống bị cứng lại. 

  • Nam giới có nguy cơ bị thoát vị đĩa đệm cao hơn nữ giới
  • Những người làm những công việc khiến cột sống căng thẳng nhiều như mang vác vật nặng, công việc đòi hỏi phải cúi người thường xuyên hoặc những người dành nhiều thời gian để lái xe như nhân viên giao hàng, tài xế xe tải,…
  • Vận động viên tập những môn thể thao thường xuyên phải chịu áp lực mạnh.
  • Những người ít vận động, ít tập thể thao, cơ bụng yếu
  • Nhân viên văn phòng ngồi làm việc lâu một tư thế hoặc ngồi sai tư thế
  • Phụ nữ mang thai
  • Những người bị thừa cân, béo phì
  • Những người thường xuyên sử dụng chất kích thích, rượu bia, hút thuốc,…

Hướng dẫn điều trị đĩa đệm đa tầng 

Hiện nay có rất nhiều cách điều trị thoát vị đĩa đệm. Nhìn chung là thoát vị đĩa đệm không cần điều trị phẫu thuật, việc áp dụng phương pháp phẫu thuật chỉ áp dụng cho những trường hợp thoát vị đĩa đệm đa tầng chuyển biến nghiêm trọng. Khi người bệnh không có triển biến với phương pháp điều trị bảo tồn thì bác sĩ sẽ có thể yêu cầu điều trị phẫu thuật. 

Điều trị thoát vị đĩa đệm không phẫu thuật

Điều trị thoát vị đĩa đệm đa tầng bằng thuốc

Điều trị thoát vị đa tầng đĩa đệm bằng thuốc bao gồm việc kê đơn thuốc tùy thuộc vào tình trạng của bệnh nhân, một số loại thuốc sẽ được bác sĩ cho sử dụng gồm: Thuốc giảm đau, thuốc chống viêm, thuốc giãn cơ hoặc thuốc giảm đau cho hệ thần kinh,…

Tiêm giảm đau giảm viêm

Ngoài uống thuốc thì tiêm giảm đau và giảm viêm dây thần kinh là một phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm đa tầng hiệu quả. Với phương pháp này bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân chụp MRI để xem đĩa đệm thoát vị đang đè lên dây thần kinh nào. Sau đó thuốc sẽ được đưa vào khu vực dây thần kinh chèn ép vào đĩa đệm bằng cách tiêm vào vị trí đó. 

Điều trị bằng vật lý trị liệu 

Vật lý trị liệu như xoa bóp, siêu âm, điều trị bằng laser, các bài tập sóng xung kích để thư giãn cơ bắp, giảm đau và kết hợp các bài tập kéo giãn và tăng cường cơ bắp là phương pháp điều trị được bác sĩ khuyên áp dụng. Những nghiên cứu chỉ ra rằng chữa thoát vị đĩa đệm đa tầng bằng vật lý trị liệu mang lại hiệu quả tốt trong vòng 6 tuần. 

Điều trị bằng cách sử dụng đai kéo giãn cột sống 

Điều trị bằng cách sử dụng đai kéo giãn cột sống
Điều trị bằng cách sử dụng đai kéo giãn cột sống

Sử dụng đai kéo giãn đốt sống cổ kết hợp với lộ trình điều trị của bác sĩ là cách điều trị thoát vị đĩa đệm đa tầng vô cùng hiệu quả. Dù bạn bị thoát vị đĩa đệm ở cổ hay thắt lưng thì đều có sản phẩm đai kéo giãn cột sống phù hợp. Hiện nay sản phẩm y khoa điều trị thoát vị đĩa đệm đai kéo giãn cột sống cổđai kéo giãn cột sống lưng DiskDr đang được các chuyên gia y tế khuyến khích sử dụng để đẩy nhanh quá trình điều trị và hồi phục. 

Biện pháp giảm đau

Chườm lạnh bằng đá hoặc chườm nóng bằng cách sử dụng túi nước nóng, sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn ví dụ như acetaminophen và thuốc chống viêm không steroid có thể giúp giảm đau đáng kể. 

Điều trị thoát vị đĩa đệm đa tầng bằng phương pháp phẫu thuật 

Phương pháp mổ sẽ được áp dụng trong trường hợp bệnh nhân đã trải qua lộ trình điều trị bảo tồn nhưng cơn đau không thuyên giảm và tình trạng bệnh có nguy cơ diễn biến xấu. Phương pháp phẫu thuật khác nhau sẽ được đưa ra sau khi bác sĩ xem xét chi tiết tình trạng của bệnh nhân. 

Phẫu thuật mở đĩa đệm

Phương pháp phẫu thuật mở đĩa đệm đã được áp dụng từ rất lâu trước đây. Mở đĩa đệm sẽ cần rạch một đường ở khu vực ép đĩa với vết rạch khoảng từ 7 đến 8cm để lấy nhân đĩa ép ra ngoài. 

Phẫu thuật vi phẫu

Phẫu thuật vi phẫu cắt bỏ đĩa đệm là một thủ tục phẫu thuật nhằm giảm đau và giảm các triệu chứng khác có thể xảy ra khi một đĩa đệm bị thoát vị ở cột sóng đè lên rễ thần kinh lân cận. Trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ phẫu thuật sẽ giải phóng dây thần kinh bằng cách loại bỏ các mảnh nhỏ của đĩa đệm, xương và dây chằng. 

Bởi vì hầu hết bệnh nhân sẽ hồi phục sau thoát vị đĩa đệm mà không cần đến biện pháp phẫu thuật nên việc cắt bỏ vi đĩa đệm chỉ được khuyến nghị sau khi điều trị bảo tồn, tức là sau khi điều trị bằng vật lý trị liệu, sử dụng các loại thuốc, tiêm cortisone trong vòng ít nhất từ 6 đến 12 tuần mà không mang lại hiệu quả. Đối với bệnh nhân mắc hội chứng đuôi ngựa thì cần được phẫu thuật sớm để ngăn chặn tình trạng áp lục các dây thần kinh ở phần dưới cột sống ảnh hưởng đến chức năng bàng quang và ruột. 

Phẫu thuật cắt bỏ đĩa đệm nội soi

Phẫu thuật cắt bỏ đĩa đệm nội soi là phương pháp phẫu thuật cột sống thông qua ống nội soi. Bác sĩ sẽ khoan một lỗ đưa một ống nhỏ vào và đưa các thiết bị vào để thực hiện phẫu thuật trên đĩa đệm. Với phương pháp mổ nội soi, vết thương sau phẫu thuật sẽ rất nhỏ chỉ khoảng 8mm. Phương pháp phẫu thuật nội soi đang được khuyến khích bởi mang lại những ưu điểm như: Kích thước vết thương sau phẫu thuật nhỏ, phần cột sống còn nguyên vẹn ít bị chấn thương do phẫu thuật, làm mất máu ít hơn, cơn đau sau phẫu thuật ít hơn so với các phương pháp thông thường, thời gian phục hồi nhanh hơn. 

Nhìn chung thoát vị đĩa đệm đa tầng xuất phát từ nguyên nhân thói quen sinh hoạt của chúng ta và chúng ta hoàn toàn có thể phòng tránh được. Vì vậy bạn cần thay đổi thói quen sinh hoạt sao cho khoa học để đẩy lùi cũng như để phòng tránh bệnh.

Xem thêm: Top 10 bài tập thoát vị đĩa đệm L4 L5 đơn giản mang lại hiệu quả cao

Những thông tin về thoát vị đĩa đệm đa tầng đã được DiskDr phân tích, tổng hợp chi tiết gửi đến bạn đọc. Chúng tôi hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn đọc có cái nhìn tổng quát về căn bệnh này, từ đó có biện pháp phòng chống cũng như điều trị hiệu quả. 

ĐẶT HÀNG NHANH
Vui lòng nhập thông tin đặt hàng của bạn. Đối với sản phẩm có kích cỡ (size), chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ với bạn qua điện thoại để tư vấn sản phẩm phù hợp.
 

Để quay lại trang đang xem nhấn vào nút X ở góc trên bên phải.

YÊU CẦU DISKDR TƯ VẤN
Bạn cần tư vấn về sản phẩm phù hợp cho bệnh cột sống? Hãy để lại thông tin, chuyên gia của chúng tôi sẽ gọi điện tư vấn cho bạn.

Để quay lại trang đang xem nhấn vào nút X ở góc trên bên phải.