Top 4 phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm không cần phẫu thuật mang hiệu quả cao

Điều trị thoát vị đĩa đệm không cần phẫu thuật áp dụng như thế nào để có thể mang đến hiệu quả tốt nhất và khi điều trị cần lưu ý gì, các bạn hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây.

Phương pháp điều trị thoát vị đĩa đêjm không cần phẫu thuật
Các phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm không cần phẫu thuật

1. Biến chứng sau phẫu thuật thoát vị đĩa đệm

Phẫu thuật là phương pháp được sử dụng để chữa trị thoát vị đĩa đệm khi bệnh ở giai đoạn nặng, các cách điều trị bảo tồn không mang lại hiệu quả. Tuy là phương pháp mang đến hiệu quả giảm đau nhanh, tuy nhiên sau khi tiến hành phẫu thuật, người bệnh có thể gặp phải một số biến chứng như:

  • Nhiễm trùng: Nhiễm trùng có thể xảy ra tại vùng da nơi vết mổ hoặc bên trong đĩa đệm hay một vị trí liên quan đến đĩa đệm như tủy sống xung quanh các dây thần kinh,… Nhiễm trùng xảy ra ở vết mổ thì người bệnh chỉ cần sử dụng kháng sinh theo liều kê của bác sĩ sẽ khỏi. Tuy nhiên nếu nhiễm trùng ở bên trong sẽ phải tiến hành hút mủ và dùng kháng sinh liều cao…
  • Bệnh thoát vị đĩa đệm tái phát: Sau khi mổ thoát vị đĩa đệm các triệu chứng của bệnh sẽ chấm dứt một thời gian nhưng bệnh vẫn có thể tái phát trở lại. Có từ 10-15% bệnh nhân bị tái phát bệnh trên cùng một đĩa đệm. Việc điều trị bệnh sau tái phát trở nên khó khăn và tỷ lệ phục hồi thấp.
  • Đau dai dẳng: Tình trạng các mô sẹo phát triển xung quanh các dây thần kinh có thể sẽ gây ra tình trạng đau nhức kéo dài khiến người bệnh cảm thấy vô cùng khó chịu.
  • Thoái hóa cột sống: Do ở vùng cột sống đã từng được tiến hành phẫu thuật thoát vị đĩa đệm thì không còn khả năng hoạt động tốt như lúc đầu và thoái hóa cột sống sẽ xảy ra.

Xem thêm: Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

Biến chứng sau phẫu thuật thoát vị đĩa đệm
Biến chứng đau dai dẳng sau phẫu thuật thoát vị đĩa đệm

2. Top 4 cách điều trị thoát vị đĩa đệm không cần phẫu thuật

2.1. Nắn chỉnh cột sống

Nắn chỉnh cột sống là phương pháp trị liệu thần kinh cột sống rất phổ biến ở các nước phát triển. Ở phương pháp này các bác sĩ sẽ xác định những điểm sai lệch trên cột sống, sau đó sẽ tác động nắn chỉnh và sắp xếp các đốt sống để đưa chúng về vị trí đúng.

Cách tiến hành nắn chỉnh cột sống:

Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra tổng thể để nắm được tình trạng bệnh lý của người bệnh sau đó sẽ xây dựng phác đồ điều trị riêng cho mỗi bệnh nhân, phù hợp với thể trạng của mỗi người.

Sau khi kiểm tra tổng thể và đưa ra chẩn đoán về tình trạng bệnh, bệnh nhân sẽ được các bác sĩ chuyên khoa xây dựng phác đồ điều trị riêng cho từng người, phù hợp với thể trạng sức khỏe mỗi người.

  • Giai đoạn 1: Điều trị triệu chứng: Giai đoạn này bác sĩ sẽ thực hiện giảm đau chuyên sâu để giúp bệnh nhân hết các triệu chứng đau nhức, có thể trở lại các hoạt động sinh hoạt thường ngày. Bệnh nhân cần được thăm khám với tần suất đều đặn, nhiều hơn các giai đoạn sau.
  • Giai đoạn 2: Chỉnh sửa cấu trúc cột sống: Giai đoạn này các bác sĩ sẽ tập trung để tái tạo lại các đốt sống, tái cấu trúc hoàn toàn cột sống và các khớp ngoài cột sống, cơ bắp đang bị tổn thương để lấy lại khả năng vận động vốn có. Giai đoạn này tần suất thăm khám đã được giảm đi.
  • Giai đoạn 3: Chăm sóc sức khỏe: Lúc này bệnh nhân đã hoàn toàn hồi phục và để duy trì những tái cấu trúc thì bệnh nhân cần thăm khám và kiểm tra định kỳ, đảm bảo các chế độ dinh dưỡng và luyện tập để đảm bảo hiệu quả điều trị.

Tác dụng của phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm không cần phẫu thuật nắn chỉnh cột sống:

  • Điều trị không gây đau: bác sĩ sẽ dùng tay để tác động một lực phù hợp vào cột sống để làm dịu các cơn đau, đồng thời sẽ kết hợp thêm các bài tập trị liệu có tác dụng làm giãn cơ, để bệnh nhân được thoải mái hơn.
  • Không sử dụng thuốc, không phẫu thuật: đây là phương pháp chữa thoát vị đĩa đệm không cần phẫu thuật và không sử dụng thuốc, đảm bảo an toàn. Các thao tác nắn chỉnh sẽ giúp giải phóng sự chèn ép các dây thần kinh, sửa chữa những sai lệch bên trong để xương khớp được vận động linh hoạt hơn.
  • Thời gian điều trị ngắn, hiệu quả cao: phương pháp nắn chỉnh cột sống cho hiệu quả điều trị cao với hơn 80% bệnh nhân cải thiện được tình trạng bệnh lý sau vài lần điều trị.
  • Duy trì sức khỏe ổn định: kết quả điều trị của phương pháp nắn chỉnh cột sống được duy trì lâu dài và ổn định, bệnh nhân chăm sóc sức khỏe tốt sẽ giúp giảm được các bệnh lý về xương khớp, hạn chế tình trạng tái phát của bệnh.
  • Chi phí hợp lý trong quá trình điều trị: phương pháp này có chi phí rất hợp lý nên phù hợp cho nhiều đối tượng khác nhau.

Tuy nhiên, phương pháp này có thể gây ra một số tác dụng phụ và biến chứng nguy hiểm vì thế khi tiến hành cần có sự cho phép của các bác sĩ. Một số tai biến có thể xảy ra đó là: tê chân tay, rối loạn nhịp đập, choáng váng,…

Lưu ý:

  • Phương pháp cần được thực hiện bởi các chuyên gia, không nên tự học và bắt chước làm theo sẽ gây nguy hiểm.
  • Người mắc bệnh loãng xương, chèn ép tủy hay bị viêm khớp không nên sử dụng phương pháp nắn chỉnh cột sống.

2.2. Sóng radio cao tần

Sóng radio cao tần là phương pháp Điều trị thoát vị đĩa đệm không cần phẫu thuật sử dụng bức xạ điện tử với bước sóng điện tử dài hơn ánh sáng hồng ngoại, có bước sóng từ 3kHz tới 300Hz, với nhiệt độ khoảng 40- 70 độ C để điều trị thoát vị đĩa đệm không phẫu thuật.

Phương pháp chữa thoát vị đĩa đệm không cần phẫu thuật
Chữa thoát vị đĩa đệm không cần phẫu thuật bằng sóng radio cao tần

Cách tiến hành điều trị bằng sóng radio cao tần:

  • Bác sĩ sẽ sử dụng một cây kim lớn để chọc qua da vào trung tâm của nhân đệm với sự dẫn đường của C-arm.
  • Sau đó sử dụng sóng radio cao tần lưỡng cực vào trong lòng kim và dùng sóng radio để đốt loại bỏ đi các nhân đĩa đệm. Ở nhiệt độ 40-70 độ C thì các nhân nhầy sẽ bị đốt cháy hết.
  • Mũi kim sẽ được di chuyển đến nhiều vị trí ở lòng của nhân đệm tạo ra các đường hầm. Sóng radio cao tần sẽ giúp làm thay đổi phần diện tích trong đĩa đệm giúp cho phần bị thoát ra của nhân đĩa đệm sẽ trở về vị trí ban đầu, giải phóng các dây thần kinh bị chèn ép.

Tác dụng của phương pháp sóng radio cao tần:

Khi điều trị bằng sóng radio cao tần nếu thực hiện đúng cách thì bệnh thoát vị đĩa đệm có thể khỏi đến 90% mà không cần phải tiến hành phẫu thuật.

Phương pháp này còn mang đến hiệu quả tức thì mà không tốn nhiều thời gian, bệnh nhân sẽ có thể sinh hoạt bình thường mà không phải chăm sóc đặc biệt.

Ưu điểm:

  • Không gây ra nhiều đau đớn và ít để lại di chứng so với việc phẫu thuật trong điều trị thoát vị đĩa đệm.
  • Có thể chữa trị dứt điểm bệnh thoát vị đĩa đệm.
  • Thời gian hồi phục nhanh, thông thường người bệnh có thể hồi phục hoàn toàn sau 4h tiến hành điều trị bằng sóng radio cao tần.

Nhược điểm:

  • Phương pháp chỉ áp dụng được với một số trường hợp bệnh ở giai đoạn nhẹ.
  • Một số người bệnh gặp các lý do về sức khỏe nên không thể điều trị bằng phương pháp này.
  • Chưa có nhiều địa điểm có thể thực hiện điều trị bằng sóng radio cao tần.

Lưu ý:

Khi điều trị bằng sóng radio cao tần người bệnh không được hút thuốc hay uống nhiều bia rượu vì sẽ làm ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị.

2.3. Mổ nội soi

Mổ nội soi điều trị thoát vị đĩa đệm là phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm không cần phẫu thuật dùng những vết rạch nhỏ so với đường rạch dài vài centimet như mổ hở.

Mổ nội soi chữa thoát vị đĩa đệm
Mổ nội soi điều trị thoát vị đĩa đệm

Cách thực hiện mổ nội soi:

Bác sĩ sử dụng một ống nội soi có nhiều kênh với đường kính 5,2mm với 4 đường dẫn: một đường để chiếu ánh sáng và camera quan sát, 2 đường giúp bơm nước vào và hút nước ra để tạo một không gian giúp nhìn được vào trong lòng đĩa đệm, và một đường còn lại để đưa các dụng cụ vào.

Nhờ ống nhỏ này bác sĩ sẽ dễ dàng thao tác qua lỗ liên hợp để lấy những khối thoát vị và nhân nhầy xơ hóa.

Tác dụng của mổ nội soi:

Sau khi tiến hành mổ bệnh nhân sẽ cảm thấy giảm đau ngay tức thì và có thể đi lại được sau vài ngày và có thể tập vật lý trị liệu tại nhà. Bệnh nhân có thể thực hiện được vận động bình thường trong vòng 1 đến 6 tuần sau khi phẫu thuật.

Ưu điểm:

  • Phương pháp này không có sự can thiệp nhiều đến cơ và xương khớp nên tránh được các tác dụng phụ.
  • Không để lại sẹo sau mổ của thần kinh và bệnh nhân có thể về nhà ngay sau phẫu thuật vì được giảm đau ngay tại chỗ.

Nhược điểm:

  • Mổ nội soi thường kéo dài hơn so với mổ hở.
  • Có thể xảy ra những biến chứng sau khi mổ như chảy máu trong, chảy máu tại vết rạch, bị nhiễm trùng,…

Xem thêm: Mổ thoát vị đĩa đệm cột sống lưng

2.4. Giảm áp đĩa đệm cột sống bằng laser qua da

Giảm áp đĩa đệm cột sống bằng laser qua da là sử dụng năng lượng của tia laser để giúp triệt tiêu các nhân nhầy của vùng đĩa đệm bị thoát vị, giúp làm giảm áp suất và hạn chế sự chèn ép lên đĩa đệm.

Cách thực hiện:

Để tiến hành phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm không cần phẫu thuật, bác sĩ sẽ tiến hành gây tê cục bộ để bệnh nhân được tỉnh táo trong suốt quá trình chiếu laser. Sau đó các bác sĩ sẽ đưa vào nhân nhầy của đĩa đệm bằng hệ thống quang dẫn mềm.

Năng lượng được các bác sĩ đưa vào nhân nhầy của đĩa bằng hệ thống quang dẫn mềm. Năng lượng từ tia laser sẽ giúp đốt cháy một phần nhân nhầy để tình trạng đĩa đệm được ổn định hơn. Người bệnh chỉ cần nghỉ ngơi từ 30-1 giờ là có thể xuất viện.

Tác dụng:

Người bệnh chỉ cần nghỉ ngơi từ 30-1 giờ sau khi tiến hành thực hiện giảm áp đĩa đệm cột sống bằng laser qua da là có thể xuất viện, có hiệu quả giảm đau ngay tức thì.

Lưu ý: Một số trường hợp sau đây không thể tiến hành phương pháp giảm áp đĩa đệm cột sống bằng laser qua da đó là:

  • Đĩa đệm bị mất nước nặng, xuất hiện bọt khí trong nhân nhầy
  • Bệnh nhân bị xẹp đĩa đệm nặng
  • Bệnh nhân có vấn đề về tâm lý, tâm thần,….

2.5. Các cách điều trị thoát vị đĩa đệm không cần phẫu thuật khác

Ngoài các cách điều trị đĩa đệm không cần phẫu thuật trên, người bệnh có thể tham khảo thêm một số phương pháp đó là:

  • Tiêu nhân nhầy bằng hóa dược là việc sử dụng chất men tiêu protein để tiêm vào trong đĩa đệm giúp làm tiêu hủy nhân nhầy đĩa đệm mà không làm ảnh hưởng đến vòng sợi và dây chằng.
  • Cắt hút đĩa đệm qua da: đây là một kỹ thuật tiên tiến không cần phải tiến hành rạch da nên giúp giữ được cấu trúc giải phẫu, sinh lý ở đoạn vận động cột sống thắt lưng.

Lưu ý:

  • Các phương pháp trên có tác dụng làm giảm các áp lực đĩa đệm lên dây thần kinh chung quanh
  • Có tác dụng dài hạn khi chỗ thoát vị đĩa đệm không phải chịu áp lực nặng
  • Chống chỉ định khi dây chằng dọc sau đã bị rách đứt hoặc bao xơ bị rách

2.6. Sử dụng đai kéo giãn cột sống chữa thoát vị đĩa đệm

Đai kéo giãn cột sống DiskDr.
DiskDr. là nhãn hiệu nổi tiếng trong điều trị thoát vị đĩa đệm

Các loại đai kéo giãn cột sống có sự khác biệt so với các loại đai cố định cột sống thông thường ở nguyên lý hoạt động, vì thế đai kéo giãn cột sống có tác dụng điều trị thoát vị.

Hiện nay trên thị trường có nhiều loại đai kéo giãn cột sống, trong đó đai kéo giãn cột sống DiskDr. là sản phẩm đang được rất nhiều chuyên gia xương khớp khuyên bệnh nhân nên sử dụng. Với rất nhiều lợi ích mà đai kéo giãn cột sống DiskDr. mang lại, đây được đánh giá là một phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm không cần phẫu thuật vô cùng hiệu quả.

Xem thêm: Đai lưng thoát vị đĩa đệm – Tổng hợp thông tin chi tiết nhất

3. Phương pháp hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm

Bên cạnh những phương pháp chữa thoát vị đĩa đệm không cần phẫu thuật, người bệnh có thể áp dụng thêm những cách giúp hỗ trợ điều trị bệnh như:

3.1. Tập thể dục

Người bị thoát vị đĩa đệm có thể áp dụng các bài tập thể dục giúp cho xương khớp được vận động trở nên linh hoạt hơn, hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả. Các bài tập đó là:

  • Đi bộ: mỗi ngày đi bộ khoảng 30 phút vào buổi sáng hoặc chiều muộn, nên đi bộ nhẹ nhàng để cơ thể được thư giãn
  • Các bài tập yoga: giúp tăng cường sức mạnh của cơ, để xương cột sống được thư giãn với các bài tập tư thế cái bàn, tư thế con lạc đà,…
  • Bơi lội: bơi lội vừa sức giúp gân, cơ xương khớp được thư giãn, giảm áp lực tác động lên đĩa đệm bị lồi ra từ đó giúp giảm đau nhanh chóng.

3.2. Chế độ sinh hoạt

Cần có chế độ sinh hoạt khoa học, nghỉ ngơi hợp lý, xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh. Cần lưu ý đến các tư thế hoạt động, tránh các tư thế sai để bệnh tình không bị tiến triển xấu. Các tư thế cần tránh đó là:

  • Tránh ngồi làm việc thời gian quá dài: sẽ khiến xương khớp bị cơ cứng khiến tình trạng đau nhức càng nghiêm trọng hơn.
  • Không bê vác đồ quá nặng hoặc đột ngột: sẽ làm tăng áp lực lên vùng cột sống…

Trên đây là những cách điều trị thoát vị đĩa đệm không cần phẫu thuật mang đến hiệu quả cao, người bệnh có thể tham khảo và áp dụng để xua đi nỗi lo về bệnh tật.

ĐẶT HÀNG NHANH
Vui lòng nhập thông tin đặt hàng của bạn. Đối với sản phẩm có kích cỡ (size), chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ với bạn qua điện thoại để tư vấn sản phẩm phù hợp.
 

Để quay lại trang đang xem nhấn vào nút X ở góc trên bên phải.

YÊU CẦU DISKDR TƯ VẤN
Bạn cần tư vấn về sản phẩm phù hợp cho bệnh cột sống? Hãy để lại thông tin, chuyên gia của chúng tôi sẽ gọi điện tư vấn cho bạn.

Để quay lại trang đang xem nhấn vào nút X ở góc trên bên phải.