Giải đáp thắc mắc có thể chữa khỏi thoát vị đĩa đệm không?

Có nhiều bệnh nhân trẻ tuổi, làm văn phòng thường xuyên gửi câu hỏi về cho chúng tôi với thắc mắc: Tại sao người trẻ tuổi lại mắc thoát vị đĩa đệm? Và có thể chữa khỏi thoát vị đĩa đệm không? Câu trả lời sẽ có trong bài viết sau đây.

Xem thêm:

1. Thoát vị đĩa đệm là gì?

Thoát vị đĩa đệm là tình trạng mà nhân nhầy của đĩa đệm của cột sống bị chệch khỏi vị trí tự nhiên trong vòng sợi. Khi đó, chúng chèn ép các rễ thần kinh sống, gây ra các cơn đau và cả biến chứng nếu không điều trị kịp thời. Hiện nay, hầu hết các đĩa đệm thoát vị xảy ra ở lưng dưới và cổ.

Những dấu hiệu của bệnh là:

  • Đau lưng, cổ hoặc các bộ phận khác. Nếu bị thoát vị đĩa đệm lưng thì bạn sẽ bị đau lưng dưới lan xuống mông, đùi và bắp chân. Nếu đĩa đệm thoát vị ở cổ, bạn thường cảm thấy đau nhất ở cổ, vai và cánh tay.
  • Tê hoặc ngứa ran tại chân hoặc tay.
  • Yếu cơ, khó cầm nắm giữ đồ vật, khó cúi người, thậm chí có thể khiến bệnh nhân dễ vấp ngã.
Thoát vị đĩa đệm hoàn toàn có thể xảy ra ở người trẻ tuổi
Thoát vị đĩa đệm hoàn toàn có thể xảy ra ở người trẻ tuổi

2. Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm thường là kết quả của sự hao mòn dần dần, những nguyên nhân chủ yếu sẽ bao gồm:

  • Hoạt động, làm việc sai tư thế: Ngồi lâu ở tư thế cong cột sống, tư thế sai sẽ khiến cột sống bị cong vẹo dẫn tới bị thoát vị.
  • Nghề nghiệp: Những người có công việc chân tay như khuân vác, chuyển đồ, nghề đặc thù ngồi lâu như văn phòng, tài xế… sẽ có nguy cơ mắc thoát vị đĩa đệm cao hơn.
  • Di truyền: Một số người thừa hưởng khuynh hướng phát triển thoát vị đĩa đệm từ bố hoặc mẹ.
  • Cân nặng: Khi trọng lượng cơ thể cao thì các áp lực lên cột sống cũng cao hơn, đặc biệt là các đốt sống lưng, làm cho bệnh thoát vị dễ xuất hiện.
  • Tuổi tác: Khi có tuổi, các đĩa đệm sẽ trở nên kém linh hoạt hơn và dễ bị rách hoặc vỡ hơn, chỉ với một biến dạng nhỏ hoặc xoắn cũng có thể gây ra bệnh thoát vị.

Do vậy bệnh thoát vị đĩa đệm không chỉ gặp ở người cao tuổi mà những người trẻ tuổi là đối tượng dễ mắc bệnh.

3. Có thể chữa khỏi thoát vị đĩa đệm không?

Bệnh thoát vị đĩa đệm không chữa khỏi được hoàn toàn bằng phương pháp nào cả. Tuy nhiên, bằng các biện pháp tích cực, người bệnh có thể hồi phục 90 – 95%.

Thực tế thì bệnh thoát vị đĩa đệm có chữa khỏi được không còn do quá trình điều trị. Trong quá trình điều trị, người bệnh cần kiên trì thực hiện theo đúng liệu trình được chỉ định của bác sĩ thì mới có thể phục hồi tốt nhất. Và còn tùy vào tình trạng bệnh cũng như cơ địa của mỗi người mà bệnh nhân được chỉ định liệu pháp điều trị phù hợp.

3.1. Thuốc điều trị thoát vị đĩa đệm

Các loại thuốc Tây có tác dụng làm giảm nhanh các cơn đau thoát vị
Thuốc Tây có tác dụng làm giảm nhanh các cơn đau thoát vị

Khi điều trị thoát vị đĩa đệm, bác sĩ có thể chỉ định bạn sử dụng một số loại thuốc sau:

  • Thuốc giảm đau không kê đơn: Nếu cơn đau của bạn ở mức độ nhẹ đến trung bình, bác sĩ có thể khuyên dùng thuốc giảm đau không kê đơn, chẳng hạn như acetaminophen (Tylenol, …) ibuprofen (Advil, Motrin IB,…) hoặc naproxen natri (Aleve).
  • Cortisone tiêm: Nếu cơn đau của bạn không thuyên giảm bằng thuốc uống, bác sĩ có thể khuyên dùng một loại thuốc corticosteroid có thể được tiêm vào khu vực xung quanh dây thần kinh cột sống.
  • Thuốc giãn cơ: Bạn có thể được chỉ định những điều này nếu bạn bị co thắt cơ bắp. An thần và chóng mặt là tác dụng phụ phổ biến.
  • Opioids: Nếu các loại thuốc khác không làm giảm cơn đau của bạn, bác sĩ có thể cân nhắc sử dụng opioid trong thời gian ngắn, chẳng hạn như codein hoặc phối hợp oxycodone-acetaminophen (Percocet, Roxicet). An thần, buồn nôn, nhầm lẫn và táo bón là những tác dụng phụ có thể xảy ra từ những loại thuốc này.

3.2. Vật lý trị liệu

Bác sĩ có thể đề nghị vật lý trị liệu để giúp giảm đau. Các nhà trị liệu vật lý có thể hướng cho bạn các vị trí và bài tập để giảm thiểu cơn đau do thoát vị đĩa đệm.

3.2.1. Kéo giãn cột sống

Kéo giãn cột sống là phương pháp điều trị dựa vào cơ chế phản xạ. Phương pháp này sử dụng lực cơ học tác động theo chiều dọc của cơ thể giúp làm giãn khoảng cách giữa các đốt sống.

  • Giúp tái định vị các đĩa đệm đã bị phồng hoặc bị thoát vị, đưa chúng trở về vị trí ban đầu.
  • Tạo ra áp suất thấp hơn để thúc đẩy các chất dinh dưỡng đến phần đĩa đệm bị tổn thương, tạo sự phục hồi nhanh chóng.
  • Giảm đau nhanh chóng: phương pháp này sẽ giúp các đốt sống được kéo giãn ra để làm giảm áp lực lên các đĩa đệm đang chèn ép lên các dây thần kinh, từ đó làm giảm cơ cứng cũng như giảm tình trạng đau nhức hiệu quả.

Thời gian thực hiện kéo giãn cột sống bằng máy thường kéo dài khoảng 30-45 phút mỗi lần. Mỗi liệu trình sẽ thực hiện khoảng 15-25 lần trong vòng 4-6 tuần thì sẽ dừng lại để kiểm tra tình trạng bệnh lý có được cải thiện hay không để có biện pháp xử lý.

Bạn nên đến các địa chỉ kéo nắn cột sống uy tín là các bệnh viện, phòng khám giàu kinh nghiệm, tránh thực hiện kéo nắn cột sống ở những địa chỉ không đảm bảo.

3.2.2. Sử dụng đai kéo giãn cột sống

Đai kéo giãn cột sống
Đai kéo giãn cột sống

Sử dụng đai kéo giãn cột sống có tác dụng:

  • Làm giảm áp lực nội cho đĩa đệm và điều chỉnh sự sai lệch của các đốt sống, từ đó giúp bệnh tiến triển tốt hơn.
  • Việc dùng đai kéo giãn cột sống không quá phức tạp nên người bệnh có thể tự thực hiện tại nhà mà không cần đến các cơ sở y tế, rất thuận tiện.

Tuy nhiên, khi sử dụng người bệnh cần tìm đến sản phẩm đai kéo giãn cột sống chất lượng thì mới mang lại hiệu quả điều trị cao và hạn chế nguy hiểm.

Trên thị trường hiện nay có đai kéo giãn cột sống DiskDr. là sản phẩm có uy tín và chất lượng, được Bộ y tế cấp phép xác nhận là thiết bị y tế loại A trong điều trị thoát vị đĩa đệm, vì thế bệnh nhân có thể yên tâm sử dụng. Ngoài ra, sản phẩm đai kéo giãn cột sống DiskDr. được nhập khẩu chính hãng từ Hàn Quốc đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe về chất lượng và độ an toàn như CE, ISO13485…

3.3. Bài thuốc đắp chữa thoát vị đĩa đệm

3.3.1. Ngải cứu

Ngải cứu từ lâu đã nổi tiếng là nguyên liệu chữa các bệnh về xương khớp. Cụ thể ngải cứu có tác dụng làm lưu thông máu tốt, giảm đau nhức cho các bệnh về xương khớp gây ra.

Ngải cứu có công dụng rất hữu hiệu trong việc điều trị thoát vị đĩa đệm ở người già
Ngải cứu có công dụng rất hữu hiệu trong việc điều trị thoát vị đĩa đệm ở người già

Chuẩn bị: 1 mớ ngải cứu tươi, muối hạt.

Cách làm:

  • Ngải cứu đem rửa sạch để ráo nước.
  • Cho muối hạt vào với ngải cứu và rang nóng lên.
  • Dùng khăn sạch bọc hỗn hợp lại và đắp lên vùng thoát vị đĩa đệm.
  • Để yên cho tới khi hết nóng. Bạn có thể rang lại hỗn hợp để tiếp tục dùng.

3.3.2. Xương rồng

Trong Đông y, xương rồng từ lâu đã được sử dụng trong nhiều bài thuốc. Xương rồng có tính hàn, vị đắng. Phần nhựa trắng có trong cây xương rồng có thể điều trị đau nhức xương khớp hiệu quả. Cách dùng xương rồng chữa thoát vị đĩa đệm như sau:

Chuẩn bị: 2 nhánh xương rồng, 1 muống muối hạt to

Cách làm:

  • Xương rồng đem rửa sạch sau đó đập dập.
  • Cho muối vào và trộn đều.
  • Đem hỗn hợp đi sao nóng và dùng 1 miếng vải sạch để bọc lại.
  • Đắp vào vùng bị đau do thoát vị đĩa đệm cho tới khi hết nóng.
Xương rồng có tác dụng điều trị các bệnh xương khớp hiệu quả
Xương rồng có tác dụng điều trị các bệnh xương khớp hiệu quả

3.3.3. Đu đủ

Đu đủ không chỉ là loại quả phổ biến mà nó còn có tác dụng chữa thoát vị đĩa đệm hiệu quả. Nhựa của đu đủ xanh giúp giảm đau nhức cho xương khớp gây ra.

Chuẩn bị: 1 quả đu đủ xanh, 1 nhánh gừng tươi, 150ml rượu trắng.

Cách làm:

  • Gừng tươi giã nát và trộn với rượu.
  • Đu đủ cắt cuống khoảng 5cm sau đó cho hỗn hợp rượu và gừng vào.
  • Nướng chín đu đủ sau đó dằm nhuyễn.
  • Cho đu đủ vào túi vải và đắp lên vùng bị đau. Đắp tới khi hết nóng.
Đu đủ có tác dụng hiệu quả trong điều trị thoát vị đĩa đệm
Đu đủ có tác dụng hiệu quả trong điều trị thoát vị đĩa đệm

4. Tại sao điều trị thoát vị đĩa đệm mãi không khỏi?

Không ít người bệnh điều trị thoát vị đĩa đệm bằng nhiều phương pháp, điều trị dài ngày vẫn không thấy chuyển biến nào tích cực. Tình trạng đó có thể là do những nguyên nhân sau đây:

4.1. Tự ý điều trị mà không thăm khám và có tư vấn của bác sĩ

Thay vì đi thăm khám bác sĩ trước khi điều trị, nhiều người bệnh ngay lập tức sử dụng các phương pháp được người khác mách bảo.

  • Tuy nhiên, mỗi tình trạng bệnh cụ thể cần có phương pháp điều trị khác nhau.
  • Việc điều trị “mò” như vậy không chỉ khiến bệnh không khỏi ngược lại còn khiến tình trạng thêm trầm trọng.
  • Do đó, người bệnh cần đi khám để được bác sĩ xác định tình trạng chính xác từ đó có phương pháp điều trị thích hợp.

4.2. Dùng nhiều phương pháp điều trị không đến nơi đến chốn

Việc điều trị thoát vị đĩa đệm cần có sự kiên trì. Các phương pháp phải sau một thời gian nhất định mới thấy được hiệu quả.

Người bệnh nếu có dùng nhiều phương pháp nhưng không đến nơi đến chốn thì cũng không mang lại hiệu quả cao.

4.3. Chế độ sinh hoạt bất hợp lý trong và sau quá trình điều trị

Chế độ sinh hoạt đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị thoát vị đĩa đệm. Người bệnh cần ăn ngủ khoa học, làm việc hợp lý và đúng tư thế, tránh hoạt động mạnh mới giúp quá trình điều trị mau có tác dụng.

5. Phương pháp hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm

Có thể chữa khỏi thoát vị đĩa đệm không? Ngoài những cách điều trị kể trên, để bệnh nhanh có chuyển biến tốt, người bệnh nên thực hiện các phương pháp hỗ trợ điều trị  như:

Việc kết hợp thể dục thường xuyên tăng cường sự dẻo dai xương khớp
Việc kết hợp thể dục thường xuyên tăng cường sự dẻo dai xương khớp
  • Tập luyện thể dục thể thao: Tập luyện cơ thể bằng cách bộ môn như bơi lội, chạy bộ, đạp xe mang lại rất nhiều tác dụng cho cơ thể và cho cột sống. Nó giúp tăng cường cơ bắp ổn định và hỗ trợ cột sống.
  • Tập Yoga: Các bài tập yoga không quá nặng nề nhưng lại mang đến tác dụng rất tốt trong điều trị thoát vị đĩa đệm. Yoga không chỉ giúp giữ tư thế đúng tốt hơn mà còn giúp tinh thần phấn chấn, thoải mái.
  • Sửa tư thế sai trong sinh hoạt và lao động: Người bệnh cần thường xuyên chú ý để sửa các tư thế sai và duy trì tư thế tốt. Điều này làm giảm áp lực lên cột sống và đĩa đệm của bạn.
  • Duy trì chế độ ăn uống, nghỉ ngơi khoa học: Người bị thoát vị đĩa đệm nên có chế độ ăn uống đúng cách, đủ dinh dưỡng, tăng cường các thực phẩm tốt cho xương khớp. Cần nghỉ ngơi hợp lý trong khi làm việc, ngủ đủ giấc, tránh thức khuya.
  • Tránh làm việc quá sức, bê vác nặng nhọc: Hạn chế các tác động làm cho cột sống và đĩa đệm bị áp lực.

Với những chia sẻ trên đây, chắc hẳn bạn đã giải đáp được thắc mắc: Có thể chữa khỏi thoát vị đĩa đệm không? Bệnh sẽ có chuyển biến tích cực nếu bạn kiên trì thực hiện đúng phương pháp và khám chữa tại các cơ sở y tế uy tín.

ĐẶT HÀNG NHANH
Vui lòng nhập thông tin đặt hàng của bạn. Đối với sản phẩm có kích cỡ (size), chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ với bạn qua điện thoại để tư vấn sản phẩm phù hợp.
 

Để quay lại trang đang xem nhấn vào nút X ở góc trên bên phải.

YÊU CẦU DISKDR TƯ VẤN
Bạn cần tư vấn về sản phẩm phù hợp cho bệnh cột sống? Hãy để lại thông tin, chuyên gia của chúng tôi sẽ gọi điện tư vấn cho bạn.

Để quay lại trang đang xem nhấn vào nút X ở góc trên bên phải.