Đứt dây chằng gối sau có nguy hiểm không? – Chuyên gia giải đáp

Đầu gối là bộ phận quan trọng nhưng cũng rất dễ bị tổn thương trong quá trình vận động và di chuyển của cơ thể. Trong đó, đứt dây chằng gối sau được xem là một trong những chấn thương có tỷ lệ mắc cao nhất chiếm tới 10%. Những triệu chứng ban đầu của đứt dây chằng gối sau thường rất khó phát hiện. Lâu ngày, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nặng nề như thoái hóa khớp gối, suy giảm khả năng vận động. Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này qua bài viết sau đây.

Nguyên nhân gây đứt dây chằng

Dây chằng chéo sau nằm ở vị trí trung tâm ngay phai sau của khớp gối, kết hợp với dây chằng chéo trước để tạo thành một hình chữ X. Chúng có nhiệm co dãn để giúp gối vận động linh hoạt, đồng thời là vững mối liên kết giữa xương chày và xương đùi.

Nguyên nhân gây đứt dây chằng đầu gối
Nguyên nhân gây đứt dây chằng đầu gối

Chấn thương đứt dây chằng gối sau có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Trong đó, chủ yếu là do tác động ngoại lực đột ngột vào mặt trước của cẳng chân, khiến bộ phận này bị đẩy ngược về phía sau gây đứt dây chằng khớp gối. Chấn thương thường xảy ra trong tư thế khuỵu chân hoặc ngồi.

Người bệnh thường bị tổn thương dây chằng gối trong các trường hợp sau:

  • Tai nạn giao thông do hãm phanh hoặc thắng gấp.
  • Tai nạn lao động.
  • Tai nạn thể thao khi chơi các môn: bóng đá, trượt tuyết, bóng chày,…

Đứt dây chằng gối sau nguy hiểm không?

Trên thực tế, đa số các trường hợp bị đứt dây chằng gối sau đều có thể tự lành lại sau một khoảng thời gian nhất định. Đây là nhờ cơ chế phục hồi tự nhiên của cơ thể.

Tuy nhiên, một số người bệnh vẫn phải chịu nhiều đau đớn khi vận động mạnh. Nếu tình trạng này tiếp tục kéo dài, khớp gối sẽ ngày càng bị tổn thương sâu và thoái hóa nặng, làm giảm khả năng vận động bình thường.

Những dấu hiệu cho biết dây chằng đầu gối đã bị tổn thương
Những dấu hiệu cho biết dây chằng đầu gối đã bị tổn thương

Cách xử trí

Nhận thấy đầu gối có biểu hiện đau nhức bất thường sau chấn thương, tốt nhất bạn nên đến ngay các cơ sở thăm khám để có biện pháp chữa trị đúng cách. Tình trạng đứt dây chằng gối sau hoàn toàn có thể được loại bỏ và không để lại di chứng sau này. 

Một số cách xử trí khi bị đứt dây chằng gối sau:

Phương pháp RICE

Đây là phương pháp điều trị ban đầu được sử dụng với hầu hết các chấn thương nhẹ ở khớp gối. Cụ thể, bạn sẽ thực hiện theo các nguyên tắc sau đây:

  • REST: để cơ thể nghỉ ngơi, hạn chế đi lại làm bên gối tổn thương bị tác động.
  • ICE: dùng đá hoặc túi chườm lạnh để áp vào đầu gối, giảm triệu chứng sưng phù.
  • COMPRESS: nhẹ nhàng băng khớp gối bị đứt dây chằng, dùng lực vừa đủ để máu vẫn có thể lưu thông tốt.
  • ELEVATE: kê cao bên đầu gối vừa bị chấn thương

Sử dụng thuốc

Người bị đứt dây chằng có thể được chỉ định sử dụng một số loại thuốc sau đây:

  • Thuốc giảm đau: paracetamol, tramadol,.. để giảm nhanh các triệu chứng đau nhức ở khớp gối và cẳng chân do chấn thương gây ra.
  • Thuốc kháng viêm không steroids: naproxen, diclofenac, ibuprofen,… để đẩy lùi các triệu chứng và ngăn ngừa nguy cơ viêm nhiễm.

Dùng thuốc paracetamol để làm giảm cơn đau nhanh chóng

Sử dụng thuốc Tây trị bệnh về xương khớp có thể kèm theo nhiều tác dụng phụ. Do đó, người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc được in trên bao bì, đồng thời tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để có liều dùng phù hợp nhất.

Với những trường hợp nặng, làm tổn thương cả những dây chằng ở vị trí khác, các bác sĩ sẽ thực hiện phương pháp phẫu thuật để điều trị triệt để và ngăn ngừa biến chứng.

Những điều cần lưu ý sau khi bị đứt dây chằng

Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý để phục hồi xương khớp sau khi bị đứt dây chằng
Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý để phục hồi xương khớp sau khi bị đứt dây chằng

Sau khi bị đứt dây chằng, chức năng vận động khớp gối của bệnh nhân sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều. Để khắc phục tình trạng này và bảo vệ xương khớp, người bệnh cũng cần lưu ý những điều sau đây:

  • Đi lại và vận động nhẹ nhàng, không thay đổi tư thế một cách đột ngột làm ảnh hưởng đến khớp gối.
  • Không tự ý dùng thuốc, tháo nẹp nếu chưa có yêu cầu của bác sĩ.
  • Tránh co duỗi đầu gối quá nhiều.
  • Không đi lại quá nhiều nhưng cũng tránh nằm một chỗ, điều này sẽ cản trở quá trình phục hồi chức năng của khớp gối.
  • Bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là đạm và vitamin.
  • Sử dụng các thiết bị hỗ trợ như đai gối,… để đẩy nhanh hiệu quả điều trị và bảo vệ khớp gối.

Đứt dây chằng đầu gối không phải là một chấn thương hiếm gặp. Do đó, người bệnh nên chủ động tìm hiểu để có các biện pháp khắc phục và phòng ngừa bệnh từ sớm.

YÊU CẦU DISKDR TƯ VẤN
Bạn cần tư vấn về sản phẩm phù hợp cho bệnh cột sống? Hãy để lại thông tin, chuyên gia của chúng tôi sẽ gọi điện tư vấn cho bạn.

ĐẶT HÀNG NHANH
Vui lòng nhập thông tin đặt hàng của bạn. Đối với sản phẩm có kích cỡ (size), chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ với bạn qua điện thoại để tư vấn sản phẩm phù hợp.
 

Để quay lại trang đang xem nhấn vào nút X ở góc trên bên phải.

YÊU CẦU DISKDR TƯ VẤN
Bạn cần tư vấn về sản phẩm phù hợp cho bệnh cột sống? Hãy để lại thông tin, chuyên gia của chúng tôi sẽ gọi điện tư vấn cho bạn.

Để quay lại trang đang xem nhấn vào nút X ở góc trên bên phải.