Dấu hiệu thoát vị đĩa đệm cổ

Bệnh thoát vị đĩa đệm cổ nếu không phát hiện và khám chữa kịp thời sẽ dẫn đến nhiều nguy hiểm. Do đó, nhận biết dấu hiệu thoát vị đĩa đệm cổ, phát hiện bệnh và sớm điều trị là điều rất cần thiết. Cụ thể, hãy cùng tìm hiểu những dấu hiệu bệnh thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ ở bài viết sau và từ đó có được đánh giá chính xác tình hình sức khỏe của mình bạn nhé.

Xem thêm: Bệnh thoát vị đĩa đệm cổ có nguy hiểm không?

1. Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm cổ

1.1. Thoát vị đĩa đệm cổ là gì?

Thoát vị đĩa đệm cổ là gì
Thoát vị đĩa đệm cổ gây chèn ép lên dây thần kinh làm xuất hiện các cơn đau dai dẳng

Thoát vị đĩa đệm cổ là tình trạng nhân nhầy trong đĩa đệm cổ bị thoát ra ngoài, chèn ép lên tủy, rễ thần kinh gây ra những cơn đau đớn, khó chịu vùng cổ và vai gáy.

Cơ thể người có tất cả 7 đốt sống cổ, từ C1 đến C7. Trong đó, đốt sống C5 và C6 là vị trí hay bị thoát vị nhất. Vì đây là vị trí thường xuyên phải vận động khi cúi, ngẩng đầu và chịu áp lực lớn từ cơ thể nên đĩa đệm dễ bị tổn thương, nguy cơ dẫn đến bệnh cao.

1.2. Nguyên nhân chủ yếu

Thoát vị đĩa đệm cổ có thể xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là các nguyên nhân phổ biến nhất.

  • Tuổi tác: Khi tuổi càng cao thì đĩa đệm càng yếu dần, bị xơ hóa, mất nước và đàn hồi kém. Chỉ cần một tác động nhẹ cũng khiến cho đĩa đệm bị tổn thương và dễ bị thoát vị.
  • Chấn thương: Tai nạn trong lao động, tai nạn giao thông hay chấn thương trong thể thao… khiến bao xơ đĩa đệm bị rách và nhân nhầy bên trong thoát ra ngoài.
  • Thói quen xấu: Ngồi gù lưng, gối đầu quá cao, ngủ ngồi, mang vác vật nặng thời gian dài… sẽ khiến cho cột sống bị cong vẹo và dần làm cho đĩa đệm dịch chuyển khỏi vị trí ban đầu.
  • Nguyên nhân khác: Đặc trưng thù nghề nghiệp, béo phì, mang thai, chế độ sinh hoạt không điều độ, di truyền… cũng là các nguyên nhân dẫn đến thoát vị đĩa đệm cổ.
Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm do thường xuyên mang vác vật nặng
Thường xuyên mang vác vật nặng quá sức là nguyên nhân dẫn đến thoát vị đĩa đệm cổ

2. Dấu hiệu thoát vị đĩa đệm cổ

2.1. Triệu chứng lâm sàng

Bệnh nhân có thể nhận biết bệnh thoát vị đĩa đệm cổ thông qua các triệu chứng lâm sàng sau:

  • Đau nhức trên diện rộng: Cơn đau xuất hiện thường xuyên tại đốt sống cổ. Sau đó cơn đau có xu hướng lan rộng từ cổ xuống bả vai, cánh tay, khuỷu tay, bàn tay hoặc lan lên phía trên sau gáy và sang hai hốc mắt…
  • Tê bì chân tay: Thoát vị đĩa đệm làm cho các dây thần kinh cổ bị chèn ép, khiến cho máu không thể lưu thông đến các chi, gây ra hiện tượng tê bì chân tay.
  • Hạn chế vận động: Người bệnh cảm thấy khó khăn mỗi khi cử động cổ và cánh tay, khó đưa tay ra sau, lên cao hoặc thực hiện động tác cúi, ngửa, xoay cổ…
  • Yếu cơ: Khi bệnh nặng sẽ khiến bệnh nhân bị teo các khối cơ, yếu dần, khó cầm nắm vật. Khi di chuyển cảm thấy run chân, đi không vững, dáng đi xiêu vẹo.
  • Triệu chứng khác: Ở giai đoạn nặng, bệnh nhân còn có một số biểu hiện như khó thở, đau một bên lồng ngực, rối loạn tiêu hóa…
Triệu chứng lâm sàng thoát vị đĩa đệm
Cơn đau thoát vị đĩa đệm cổ có xu hướng lan rộng sang bả vai và xuống tay

2.2. Triệu chứng cận lâm sàng

Một số bệnh lý như đau vai gáy, thoái hóa cột sống cổ cũng có những biểu hiện lâm sàng gần giống với thoát vị đĩa đệm cổ. Do đó để xác định chính xác bệnh, các bác sĩ cần tiến hành làm các xét nghiệm cận lâm sàng như: chụp X quang quy ước, chụp CT, chụp cộng hưởng từ MRI…

Căn cứ vào các kết quả hình ảnh trả về các bác sĩ sẽ đưa ra kết luận cuối cùng về bệnh. Cụ thể, bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm cổ khi:

  • Đĩa đệm nằm không đúng vị trí, có thể lệch về đằng trước hoặc ra phía sau.
  • Trên bao xơ của đĩa đệm có vết nứt, rách. Phát hiện khối nhân nhầy thoát ra khỏi vị trí thông thường.
  • Rễ dây thần kinh có dấu hiệu bị khối thoát vị chèn ép

Với bệnh thoát vị đĩa đệm cổ nếu để càng lâu bệnh sẽ càng nặng và khả năng vận động cũng bị suy giảm nghiêm trọng. Chính vì vậy, khi phát hiện ra các dấu hiệu của bệnh, bệnh nhân nên đến ngay các cơ sở y tế để các bác sĩ khám và đưa ra các phác đồ điều trị kịp thời.

3. Biến chứng có thể gặp

Theo các chuyên gia, giai đoạn vàng để điều trị thoát vị đĩa đệm cổ là lúc đĩa đệm mới bị phồng và lồi, nhân nhầy chưa bị thoát hẳn ra ngoài. Nếu bỏ qua giai đoạn vàng này, bệnh nhân sẽ phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm như:

Biến chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm
Thiếu máu não, thiểu năng tuần hoàn não là một trong những biến chứng của thoát vị đĩa đệm cổ
  • Tàn phế suốt đời: Phần nhân đĩa đệm thoát vị chèn ép dây thần kinh cổ, nếu không loại bỏ sớm sẽ khiến bệnh nhân mất khả năng vận động dẫn, thậm chí bại liệt và tàn phế suốt đời.
  • Thiếu máu não, thiểu năng tuần hoàn não: Cột sống cổ là nơi lưu trú của rất nhiều dây thần kinh lên não. Khi bị thoát vị đĩa đệm các dây thần kinh này sẽ bị chèn ép khiến não bị thiếu máu và oxy dẫn đến các hiện tượng như hoa mắt, chóng mặt, đau đầu…
  • Chèn ép rối dây thần kinh cánh tay: Khi đĩa đệm lệch khỏi vị trí và chèn ép lên tủy sống thì các dây thần kinh cánh tay cũng sẽ bị ảnh hưởng. Làm xuất hiện các cơn đau mỏi vai gáy, đau và tê bì cánh tay, teo cơ.
  • Hội chứng chèn ép tủy: Biểu hiện của hội chứng này là người bệnh bị rối loạn khả năng vận động và rối loạn cảm giác.
  • Đau lan rộng: Cơn đau có thể lan rộng sang các bộ phận khác như; vai, cánh tay, lưng, mông, đùi và cẳng chân… dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa và kiến cho tứ chi trở nên yếu và kém linh hoạt hơn.

Thoát vị đĩa đệm cổ không bao giờ có thể chữa khỏi được hoàn toàn. Tuy nhiên, nếu nhận biết sớm các dấu hiệu và điều trị kịp thời thì bệnh có thể phục hồi từ 80 – 90%. Vì thế, đừng chủ quan với sức khỏe, nếu phát hiện ra các dấu hiệu thoát vị đĩa đệm cổ trên đây thì bạn hãy nhanh chóng tìm đến các địa chỉ khám chữa uy tín nhé.

ĐẶT HÀNG NHANH
Vui lòng nhập thông tin đặt hàng của bạn. Đối với sản phẩm có kích cỡ (size), chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ với bạn qua điện thoại để tư vấn sản phẩm phù hợp.
 

Để quay lại trang đang xem nhấn vào nút X ở góc trên bên phải.

YÊU CẦU DISKDR TƯ VẤN
Bạn cần tư vấn về sản phẩm phù hợp cho bệnh cột sống? Hãy để lại thông tin, chuyên gia của chúng tôi sẽ gọi điện tư vấn cho bạn.

Để quay lại trang đang xem nhấn vào nút X ở góc trên bên phải.