7 thông tin bạn phải biết khi bị đứt dây chằng đầu gối

Bị đứt dây chằng đầu gối không chỉ gây đau đớn mà còn là ám ảnh với những người chơi thể thao. Khi gặp phải tình trạng này cần xử lý như thế nào? Thông tin quan trọng được chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn phục hồi nhanh nhất khi đứt dây chằng đầu gối.

1. Cấu tạo và vai trò của dây chằng đầu gối

Cấu tạo dây chằng đầu gối
Cấu tạo dây chằng đầu gối phía sau và môt bên

Khớp gối được cấu tạo bởi xương dưới đùi và đầu trên xương chày. Hệ thống các dây chằng bao quanh khớp gối giúp gối đứng được vững. 

Khớp gối có 4 dây chằng: dây chằng chéo trước, dây chằng chéo sau, chây chằng bên ngoài, dây chằng bên trong. Mỗi dây chằng đóng vai trò quan trọng riêng:

1.1. Dây chằng chéo trước

Dây chằng này chạy chéo ở giữa khớp gối. Dây chằng chéo trước gối có vai trò ngăn cản sự trượt ra phía trước của xương chày. Dây chằng chéo trước ngăn để xương chày xoay vào trong so với xương đùi.

1.2. Dây chằng chéo sau

Dây chằng chéo sau là dây chằng nằm ở ngay trung tâm khớp gối phía sau đầu gối. Dây chằng chéo sau lớn và mạnh hơn là dây chằng trước, bắt chéo tạo thành hình chữ X. Nó có tác dụng làm khớp gối không bị trượt ra trước hoặc sau quá mức, ngăn cản sự di lệch của mâm chày và lồi cầu đùi. Dây chằng sau cũng phối hợp và giúp gối vững chắc khi hoạt động, gấp 90 độ.

1.3. Dây chằng bên ngoài

Dây chằng hỗ trợ hoạt động gấp, duỗi của gối.

1.4. Dây chằng bên trong

Dây chằng này căng dọc theo chiều dài từ vị trí của xương đùi đến xương chày ở mặt trong của gối. Nó kết hợp với các dây chằng khác để gối hoạt động được linh hoạt.

2. Triệu chứng đứt dây chằng đầu gối

Đứt dây chằng đầu gối
Đứt dây chằng đầu gối

Khi đứt dây chằng đầu gối, các dấu hiệu thường gặp là:

2.1. Sưng và đau vùng gối

Tình trạng sưng đầu gối sẽ tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của dây chằng đứt mà khác nhau. Các dây chằng khi bị đứt, xé rách hoàn toàn có thể khiến đầu gối sưng lên nhanh chóng trong vòng 2h và rất đau. Các dây chằng nhỏ thì mức độ sưng có thể ít hơn.

2.2. Lỏng gối

Người bệnh có giảm giác như đầu gối không được cố định. Đầu gối lỏng gây ra tình trạng khó khăn khi đứng trụ và cảm giác đi lại khó khăn. Chân yếu hơn khi đứng, chạy nhanh, leo cầu thang. Cảm giác chân đi không thật.

2.3. Teo cơ

Khi bị đau khớp gối do đứt dây chằng, người bệnh có xu hướng ít hoạt động bên khớp gối bị đau. Tình trạng này lâu dần dẫn tới teo cơ. Phần đùi bị chấn thương sẽ nhỏ hơn so với bên lành.

3. Nguyên nhân đứt dây chằng đầu gối

Những nguyên nhân gây ra đứt dây chằng đầu gối
Những nguyên nhân gây ra đứt dây chằng đầu gối

3.1. Nguyên nhân đứt dây chằng chéo sau

Dây chằng chéo sau bị đứt khi có một lựa mạnh tác động từ ở phía trước ra sau. Lựa đẩy mạnh cẳng chân về phía sau làm cho dây chằng chéo bị đứt. 

Thông thường, các trường hợp tai nạn giao thông khiến đầu gối cong của hành khách, tài xế đập vào ghế trước hoặc bảng điều khiển làm xương chày bị đẩy xuống dưới đầu gối làm dây bị đứt. 

Các vận động viên chơi thể thao là bóng đá, bóng chày có thể đứt dây chằng chéo sau nếu bị ngã trên đầu gối gập so với bàn chân. 

3.2. Nguyên nhân đứt dây chằng chéo trước gối

Đứt dây chằng chéo trước là trường hợp phổ biến nhất. Trong đó, các nguyên nhân gián tiếp chiếm 70%, nguyên nhân trực tiếp chiếm 30%. Các tình huống chấn thương có thể dẫn tới tổn thương dây chằng chéo trước là: 

  • Chấn thương trực tiếp: Tai nạn giao thông hoặc chấn thương trong khi chơi thể thao
  • Chấn thương gián tiếp: Tập thể dục cường độ mạnh.

4. Đứt dây chằng gối có đi lại được không?

Đứt dây chằng có thể đi lại không
Đứt dây chằng có thể đi lại không

Có 3 cấp độ đứt dây chằng gối là:

  • Rách tối thiểu các thớ sợi dây chằng
  • Rách nhiều thớ sợi
  • Dây chằng đứt hoàn toàn

Dây chằng chưa đứt hoàn toàn sẽ diễn biến qua 3 giai đoạn:

  • Giai đoạn viêm cấp: Thường diễn ra trong 3 ngày đầu sau khi đứt dây chằng.
  • Giai đoạn tái tạo: Diễn ra trong khoảng thời gian từ ngày thứ 3 đến tuần 4-6.
  • Giai đoạn phục hồi: Các sợi collagen liên kết tái tạo lại dây chằng.

Thông thường, tổn thương ở cấp độ 1 – 2 có thể tự phục hồi và đi lại được.

5. Cách kiểm tra đứt dây chằng đầu gối

Những cách kiểm tra đứt dây chằng đầu gối
Những cách kiểm tra đứt dây chằng đầu gối

Để kiểm tra bạn có bị đứt dây chằng gối hay không, các bác sĩ có thể dựa vào các nghiệm pháp như: 

5.1. Phương pháp Lachman

Phương pháp này có thể thực hiện trong giai đoạn đầu gối đang bị sưng đau. Nó có thể chẩn đoán tốt các tổn thương đứt dây chằng ở đầu gối.

5.2. Chụp cộng hưởng từ MRI

Phương pháp này được sử dụng khá phổ biến vì an toàn và không xâm lấn phần mềm của khớp gối. Từ phim chụp được, các bác sĩ có thể phát hiện các tổn thương liên quan khác như tổn thương sụn khớp, đứt dây chằng đầu gối sau…

5.3. Chụp X quang

Để chụp X-quang phát hiện đứt dây chằng khớp gối, cần phải có cản quang bơm vào khớp gối.

6. Hướng dẫn phương pháp điều trị đứt dây chằng đầu gối

Đứt dây chằng cần có phương pháp điều trị phù hợp theo từng giai đoạn
Đứt dây chằng cần có phương pháp điều trị phù hợp theo từng giai đoạn

6.1. Sử dụng đai khớp gối

Sử dụng đai khớp gối là một trong những biện pháp hiệu quả nhất hiện nay giúp hồi phục nhanh hơn các trường hợp đứt dây chằng. Để việc sử dụng đai gối mang lại hiệu quả, bạn nên dùng sản phẩm của các hãng uy tín mới đảm bảo chất lượng. 

Sản phẩm đai khớp gối NK30SP1600 của DiskDr. là thương hiệu uy tín từ Hàn Quốc đã được Bộ Y tế cấp phép và xác nhận là thiết bị y tế loại A. Sản phẩm được nhập khẩu chính hãng từ Hàn Quốc đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe về chất lượng và độ an toàn như CE, ISO 13485…

Hình ảnh khách hàng sử dụng đai gối DiskDr để hỗ trợ khi đứt dây chằng
Hình ảnh khách hàng sử dụng đai gối DiskDr để hỗ trợ khi đứt dây chằng

Đai kéo với công nghệ cao cấp giúp giảm đau sưng khớp gối và hỗ trợ điều trị chấn thương đứt dây chằng. Sử dụng sản phẩm giúp làm giảm áp lực cho khớp gối và giúp hỗ trợ vận động linh hoạt hơn.

Đai khớp gối phù hợp sử dụng cho các bệnh nhân bị chấn thương gối như đứt dây chằng và các trường hợp: thoái hóa khớp, rách cơ, đau gối do lệch khớp…

Tham khảo thêm: 4 loại dụng cụ hỗ trợ khớp gối tốt nhất trên thị trường Việt Nam

6.2. Điều trị bảo tồn

Phương pháp điều trị bảo tồn được chỉ định đối với trường hợp: 

  • Đứt không hoàn toàn, khớp gối còn vững
  • Đứt dây chằng chéo trước ở bệnh nhân lớn tuổi
  • Đứt dây chằng chéo trước ở trẻ em còn sụn tăng trưởng

Trong điều trị bảo tồn, bệnh nhân có thể được áp dụng các phương pháp:

Sơ cứu theo phương pháp RICE: Sơ cứu theo phương pháp RICE là các phương pháp sơ cấp cứu được thực hiện trong 1 – 2 ngày đầu. Nó có tác dụng giúp giảm đau và rút ngắn thời gian vết thương lành.

Các phương pháp thường được áp dụng là:

  • Nghỉ ngơi: Sau chấn thương, cần nghỉ ngơi ngay để tránh gây thêm các tổn thương khác.
  • Chườm đá: Dùng túi bọc đá nhỏ để chườm lên vùng bị đau. Nước lạnh giúp các mạch máu co lại để hẹn chế sưng đau. 
  • Băng gối: Cố định khu vực bị thương để giảm đau và giảm sưng.
  • Kê chân cao: Nâng phần bị thương lên cao có hiệu quả giảm sưng tốt.
  • Sử dụng thuốc giảm đau, kháng viêm: Một số loại thuốc giảm đau như ibuprofen hoặc naproxen natri có thể được sử dụng để giảm bớt đau đớn. Thuốc kháng viêm được dùng với tác dụng chống viêm và hạn chế sưng đau.
  • Hạn chế vận động: Trừ khi được tập theo chỉ dẫn của bác sĩ, người bệnh nên hạn chế vận động mạnh để đầu gối nhanh hồi phục.
  • Tập vật lý trị liệu: Tập các bài tập vật lý trị liệu phù hợp để tăng cường sức mạnh của cơ tứ đầu đùi. 

6.3. Phẫu thuật đứt dây chằng đầu gối

Phẫu thuật dây chằng đầu gối
Phẫu thuật dây chằng đầu gối

Phẫu thuật được áp dụng cho các trường hợp chấn thương đứt dây chằng ở mức đặc biệt nghiêm trọng và kèm theo tổn thương sụn, gãy xương,… Phẫu thuật cũng có thể được thực hiện nếu người bệnh bị lỏng khớp đầu gối sau phục hồi chức năng. 

Thường thì phẫu thuật sẽ được thực hiện sau 3 tuần bị thương. Phẫu thuật viên sẽ sử dụng mảnh ghép bằng gân khác để thay thế cho dây chằng chéo bị đứt.

Hầu hết các trường hợp được phẫu thuật hiện nay sử dụng mảnh ghép tự nhân. Các mảnh ghép tự thân thường được sử dụng là: mảnh ghép gân tứ đầu đùi, mảnh ghép gân bánh chè, mảnh ghép gân mác dài,…

Hiện phương pháp phẫu thuật chữa đứt dây chằng đầu gối được áp dụng phổ biến là phẫu thuật nội soi.

6.4. Tập vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu sau phẫu thuật đầu gối
Vật lý trị liệu sau phẫu thuật đầu gối

Bệnh nhân thực hiện phẫu thuật dây chằng khớp gối sẽ được tập vật lý trị liệu theo từng giai đoạn:

Giai đoạn 1: 1 – 2 tuần sau mổ

Mang nẹp đùi cả ngày trừ khi tập và chườm đá cho phần gối bị thương 2-3 lần/ngày. Tập nâng chân khỏi mặt giường, tập day sẹo vết mổ ngăn ngừa chống dính, tập gồng cơ tĩnh, tháo nẹp gối gập gối 60 độ. Mỗi lần tập nên kéo dài từ 5-10 phút.

Giai đoạn 2: Tuần thứ 3 – thứ 4 sau mổ

Các bài tập cho gối nên tăng gần cường độ và thời gian. Cần tập cơ đùi và cẳng chân với lực tăng dần. Sau 3 tuần thì có thể bỏ nẹp để tập đạp xe tại phòng.

Giai đoạn 3: Sau tuần thứ 4 sau mổ

Tập các bài tập duỗi cơ gối, tập đi xuống cầu thang và nhún đùi, tập đi dáng đi bình thường.

7. Sau mổ đứt dây chằng gối nên ăn gì?

Cần bổ sung nhiều chất dinh dưỡng có chứa Canxi, Protein và chất tạo sụn khớp
Cần bổ sung nhiều chất dinh dưỡng có chứa Canxi, Protein và chất tạo sụn khớp

Để cơ thể hồi phục nhanh sau đứt dây chằng gối, người bệnh cần có chế độ ăn uống phù hợp. Các thức ăn mà người bệnh đứt dây chằng gối nên bổ sung gồm:

7.1. Thức ăn dạng lỏng, dễ tiêu hoá

Sau khi mổ dây chằng đầu gối, người bệnh sẽ chưa thể phục hồi ngay. Nhiều người gặp phải cảm giác chán ăn do tác dụng phụ của thuốc gây mê. Do đó, người bệnh nên ăn các loại thực phẩm dạng lỏng dễ tiêu hóa như cháo, nước hầm xương, canh, súp…

7.2. Thực phẩm chứa nhiều Omega 3

Omega 3 có tác dụng chống viêm và hỗ trợ cung cấp Collagen cho da sau khi phẫu thuật. Bên cạnh đó, loại axit béo này còn có tác dụng tăng cường sức khỏe cho tim và làm tốt tâm trạng. Các thực phẩm giàu Omega-3 bao gồm cá thu, cá mòi, cá trích, cá hồi…

7.3. Thực phẩm giàu đạm

Chất đạm có tác dụng giúp cơ thể cung cấp năng lượng và hỗ trợ cấu tạo các mô tế bào. Chất đạm hỗ trợ điều hòa sự cân bằng chất lỏng của cơ thể. Sự trao đổi chất dinh dưỡng từ tế bào với huyết quản thực hiện tốt hơn với sự hỗ trợ của chất đạm. Các thực phẩm giàu đạm nên được cân bằng từ nguồn động vật và thực vật như thịt, trứng, cá, sữa, đỗ xanh, đậu Hà Lan…

7.4. Thực phẩm chứa nhiều vitamin C, E

Các loại thực phẩm giàu vitamin C và E cung cấp nhiều dưỡng chất tốt cho cơ thể. Các loại vitamin này không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn đẩy nhanh quá trình phục hồi sau mổ. Vitamin C, E có nhiều trong các loại rau xanh và hoa quả tươi như bông cải xanh, rau ngót, đậu que, cà rốt, bí đỏ, cam, bưởi, quả bơ…

Khi bị đứt dây chằng đầu gối, bạn cần có chế độ ăn uống và sinh hoạt phù hợp nhất để cơ thể nhanh được phục hồi. Hy vọng các thông tin trên đây đã giúp bạn có những tham khảo hữu ích.

ĐẶT HÀNG NHANH
Vui lòng nhập thông tin đặt hàng của bạn. Đối với sản phẩm có kích cỡ (size), chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ với bạn qua điện thoại để tư vấn sản phẩm phù hợp.
 

Để quay lại trang đang xem nhấn vào nút X ở góc trên bên phải.

YÊU CẦU DISKDR TƯ VẤN
Bạn cần tư vấn về sản phẩm phù hợp cho bệnh cột sống? Hãy để lại thông tin, chuyên gia của chúng tôi sẽ gọi điện tư vấn cho bạn.

Để quay lại trang đang xem nhấn vào nút X ở góc trên bên phải.