Đứt dây chằng: Dấu hiệu, nguyên nhân, chẩn đoán và cách điều trị hiệu quả

Đứt dây chằng là chấn thương phổ biến nhất nhiều người gặp phải, đặc biệt là vận động viên rất lo ngại loại chấn thương này. Khi dây chằng bị tổn thương sẽ ảnh hưởng đến khả năng vận động của cơ thể do các cử động khớp bị hạn chế. Qua bài viết này, DiskDr sẽ giúp bạn tìm hiểu về đứt dây chằng để đảm bảo sức khỏe bản thân.

đứt dây chằng đầu gối
Dây chằng là gì?

Dây chằng là gì?

Các xương có thể kết nối với nhau giữ vững khớp nhờ vào dây chằng bao gồm các môn liên kết dày, dai. Khác với gân, dây chằng căng giãn, đàn hồi hơn nhưng nếu căng quá mức sẽ dẫn đến tình trạng tổn thương khiến khớp đau và lỏng lẻo, cử động bị hạn chế.

Đứt dây chằng là gì?

Đứt dây chằng hay rách dây chằng là chấn thương thường gặp bởi tác động quá lớn gây ra áp lực khiến dây chằng bị rách ở phần ngón tay, đầu gối, mắt cá chân. Nguyên nhân trực tiếp là do tai nạn hay hoạt động cường độ cao tác động mạnh đến dây chằng.

Xem thêm: Làm gì để hỗ trợ đầu gối khi bị đứt dây chằng

Dấu hiệu nhận biết đứt dây chằng

Người bệnh khi gặp phải tình trạng rách dây chằng hay đứt dây chằng sẽ có dấu hiệu sau:

  • Phần bị đứt dây chằng có âm thanh như tiếng nổ nhỏ hoặc tiếng nứt.
  • Khu vực bị đứt dây chằng sẽ diễn ra cơn đau liên tục, bị sưng và bầm tím.
  • Khu vực dây chằng bị đứt, bị rách sẽ xuất hiện vết lõm ở khu vực.
  • Không thể hoạt động như bình thường do các khớp lỏng lẻo, co thắt cơ.

Nguyên nhân gây đứt dây chằng

  • Mắt cá chân: Bàn chân bị trẹo, bị lật ra ngoài hay vào trong khiến tổn thương tổ hợp dây chằng xung quanh mắt cá chân.
Đứt dây chằng cần có phương pháp điều trị phù hợp theo từng giai đoạn
Dấu hiệu nhận biết đứt dây chằng
  • Đứt dây chằng đầu gối: Đây là khu vực dây chằng dễ bị tổn thương nhất. Đứt dây chằng đầu gối có thể gặp phải ở dây chằng bên ngoài, dây chằng bên trong, dây chằng chéo sau, đây chằng chéo trước.
  • Cổ tay: Có khoảng 20 dây chằng tập trung ở cổ tay, Chấn thương dây chằng dễ xảy ra ở vùng cổ tay khi có lực tác động mạnh, đột ngột vào tay.
  • Cổ: Dây chằng có thể bị đứt, bị rách khi vùng cổ bị vận động, cử động đột ngột. Dây thần kinh và xương có bị ảnh hưởng nghiêm trọng khi chấn thương này diễn ra.
  • Lưng: Dây chằng ở lưng dễ bị rách, bị đứt khi phải hoạt động sai tư thế, nâng vật quá nặng.

Chẩn đoán đứt dây chằng

Khi khu vực dây chằng bị đứt, bị chấn thương bác sĩ sẽ tiến hành khám tổng thể khu vực đó để chẩn đoán chính xác. Mức độ chấn thương có thể chẩn đoán ra khi sờ nắn và di chuyển khớp.

Việc tiến hành chụp cộng hưởng từ (MRI) hay chụp X-quang sẽ giúp bác sĩ xác định phần dây chằng bị đứt toàn bộ hay một phần. Đứt dây chằng có thể phân loại theo 3 cấp độ:

  • Độ I: Dây chằng bị tổn thương nhẹ, dây chằng bị rách một phần không đáng kể hoặc không rách.
  • Độ II: Dây chằng bị tổn thương vừa phải, khớp có thể bị lỏng lẻo bất thường do dây chằng có thể đứt một phần.
  • Độ III: Dây chằng bị tổn thương nặng, người bệnh không còn khả năng vận động do dây chằng bị đứt hoàn toàn.

Điều trị đứt dây chằng

Vật lý trị liệu sau phẫu thuật đầu gối
Điều trị đứt dây chằng

Để có thể điều trị dứt điểm đứt dây chằng bạn phải tiến hành đúng phương pháp chỉ định của bác sĩ. Thời gian phục hồi sẽ tùy thuộc và mức độ nghiêm trọng của chấn thương và quá trình điều trị của bạn.

  • Nghỉ ngơi: Thời gian dây chằng đang bị chấn thương bạn phải hạn chế hoạt động để giảm tải áp lực, căng thẳng cho khu vực đó. Dây chằng sẽ hồi phục hiệu quả hơn khi bạn nghỉ ngơi đúng cách.
  • Chườm đá: Tình trạng sưng tấy, đau nhức sẽ được giảm bớt khi bạn sử dụng phương pháp chườm đá. Thực hiện chườm đá thường xuyên với mỗi lần cách nhau 2 giờ, mỗi lần khoảng 15 – 30 phút.
  • Băng ép” Các vùng dây chằng bị chấn thương sẽ gây ra sự lỏng lẻo khớp, gây ra tình trạng đau sưng. Thực hiện việc ép chặt, băng bó sẽ giúp cố định phần khớp đó và giúp giảm đau, sưng.

Đối với trường hợp chấn thương dây chằng cấp độ II, để hồi phục nhanh và hiệu quả hơn thì bệnh nhân nên sử dụng nẹp. Đối với chấn thương dây chằng cấp độ III, bác sĩ sẽ chẩn đoán mức độ dây chằng bị đứt để tiến hành việc phẫu thuật hay nối lại.

Điều trị dây chằng cấp độ III thường áp dụng phương pháp phẫu thuật nội soi tái tạo dây chằng. Người bệnh không phải lo lắng với phương pháp an toàn, để lại sẹo mổ nhỏ, ít đau, giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng.

Phương pháp điều trị này giúp người bệnh phục hồi nhanh chóng, hiệu quả. Kết hợp với bài tập vật lý trị liệu và thuốc thì bệnh nhân sẽ phục hồi hoàn toàn từ vài tháng đến một năm, phục thuộc vào mức độ nghiêm trọng tổn thương dây chằng.

Cách điều trị hiệu quả với đai bảo vệ khớp gối DiskDr. NK30 Hàn Quốc

Ngoài phương pháp phẫu thuật hoặc vật lý trị liệu thì việc sử dụng đai bơm hơi DiskDr. NK30 là một liệu pháp giúp giải tỏa áp lực lên khớp gối, làm vững chắc khớp gối và có tác dụng như các sợi dây chằng nhân tạo giúp ổn định làm giảm đau và phục hồi khớp gối một cách nhanh chóng.

DiskDr. NK30 đặc biệt hữu hiệu cho các trường hợp đứt dây chằng đầu gối giúp người sử dụng có thể hồi phục nhanh, có thể vận động thậm chí chơi thể thao một cách bình thường.

Đai khớp gối DiskDr. NK30 là một giải pháp cực kỳ hữu hiệu cho những trường hợp:

✅ Người bị chấn thương khớp gối, đứt dây chằng gối

✅ Thoái hóa khớp gối, viêm sưng khớp gối

✅ Người bị viêm khớp dạng thấp, khớp gối yếu

✅ Rách cơ, đứt dây chằng chéo

✅ Đau khớp gối do tăng cân quá nhanh

✅ Đau do vẹo, lệch khớp gối trong và ngoài

Đai gối DiskDr NK30 phù hợp với nhiều đối tượng

Xem thêm: Đai kéo giãn bảo vệ khớp khối DiskDr. SP 1600 bản Hàn Quốc

Lời kết

Đứt dây chằng đầu gối là gì?
Chẩn đoán đứt dây chằng

Trên đây, chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu về đứt dây chằng, mong rằng bạn sẽ chuẩn bị phương pháp phòng tránh hiệu quả. Đến với DiskDr để tìm hiểu thêm những thông tin về đứt dây chằng và các bệnh liên quan. Chúng tôi sẽ giúp bạn khỏe mạnh, hạn chế chấn thương với đai kéo giãn cột sống, đai gối kéo giãn khớp gối, đai nẹp bảo vệ cổ tay với giá thành phải chăng, chất lượng cao.

ĐẶT HÀNG NHANH
Vui lòng nhập thông tin đặt hàng của bạn. Đối với sản phẩm có kích cỡ (size), chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ với bạn qua điện thoại để tư vấn sản phẩm phù hợp.
 

Để quay lại trang đang xem nhấn vào nút X ở góc trên bên phải.

YÊU CẦU DISKDR TƯ VẤN
Bạn cần tư vấn về sản phẩm phù hợp cho bệnh cột sống? Hãy để lại thông tin, chuyên gia của chúng tôi sẽ gọi điện tư vấn cho bạn.

Để quay lại trang đang xem nhấn vào nút X ở góc trên bên phải.