Cách điều trị đau lưng ở bà bầu | Nguyên nhân và giải pháp

Bà bầu là đối tượng dễ bị đau lưng do trọng lượng cơ thể tăng lên sẽ dồn áp lực lên phần cột sống. Càng những tháng về sau khi thai càng lớn thì chứng đau nhức lưng lại càng trở nên nghiêm trọng. Vậy, cách điều trị đau lưng ở bà bầu nào hiệu quả mà an toàn? Cùng chúng tôi tìm hiểu câu trả lời trong bài viết dưới đây.

1. Nguyên nhân khiến bà bầu bị đau lưng

Không phải ngẫu nhiên mà phụ nữ mang thai lại có nguy cơ đau lưng cao hơn gấp nhiều lần người bình thường. Những biến đổi trên cơ thể được các chuyên gia cho biết có thể tác động và khiến cơn đau lưng ở bà bầu xuất hiện bao gồm:

  • Tăng cân

Trong suốt chu kỳ mang thai, mẹ bầu có thể tăng đến 20kg cân nặng, khiến cho phần cột sống phải chịu áp lực lớn hơn và vì thế xuất hiện đau nhức vùng lưng.

Không chỉ vậy, trong thời kỳ mang thai mẹ sẽ phải cung cấp Canxi cho thai phát triển khung xương, nếu lượng Canxi bổ sung không đủ, cơ thể mẹ sẽ huy động Canxi từ xương ra. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng loãng xương và đau nhức lưng, tê mỏi chân tay ở bà bầu.

  • Căng thẳng, stress

Hàng loạt những thay đổi, rối loạn về nội tiết tố khiến tâm trạng của phụ nữ mang thai không được ổn định. Các mẹ thường xuyên cáu gắt, dễ bực mình và stress kéo dài. Điều này ảnh hưởng đến hoạt động trao đổi chất và gây ra những cơn đau nhức, buốt vùng thắt lưng lan đến các vùng khác trong cơ thể.

Nguyên nhân bà bầu bị đau lưng
Nguyên nhân bà bầu bị đau lưng
  • Tư thế sai trong thai kỳ

Cột sống lưng có thể vì giai đoạn mang thai này mà thay đổi hình dáng sinh lý, trở nên yếu và giảm sức chịu đựng. Hơn nữa, tư thế ưỡn lưng ra sau quá lâu và nhiều có thể gây chèn ép vào các dây thần kinh và gây đau nhức lưng.

  • Thay đổi hormone

Khi bắt đầu có thai, quá trình tiết hormone của mẹ bầu bắt đầu rối loạn mạnh mẽ để chuẩn bị tốt nhất cho sự tồn tại của em bé. Điều này gây ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ quan trong cơ thể và khiến mẹ bầu dễ dàng bị nhức mỏi khắp người trong đó có các nhóm cơ vùng thắt lưng.

  • Các cơ vùng bụng yếu đi

Liên tục phải nâng đỡ và bị chèn ép bởi thai nhi trong thời gian dài khiến các cơ vùng bụng của mẹ bầu yếu đi rõ rệt. Sự thay đổi này hoàn toàn không tốt cho vùng lưng và cột sống vì bộ phận này sẽ phải gánh chịu nhiều áp lực gây tê nhức vùng lưng.

  • Vị trí thai nhi

Thai nhi phát triển ở phần bụng phía trước khiến cột sống bị kéo mạnh mẽ về phía này. Điều này khiến cho các cơ, dây chằng và cột sống luôn căng để giữ cơ thể thăng bằng. Vậy nên, bà bầu không thể đứng hoặc ngồi quá lâu vì rất dễ bị mỏi người đặc biệt là đau nhức thắt lưng.

  • Động thai

Động thai xảy ra đe dọa sự an toàn của em bé. Động thai thường xuất hiện cùng với hiện tượng co bóp dữ dội của tử cung. Điều này ảnh hưởng đến các dây thần kinh từ thắt lưng khiến mẹ không chỉ bị đau bụng mà còn đau dữ dội cả vùng lưng.

  • Do các bệnh như đau thần kinh tọa, thoát vị đĩa đệm…

Nếu đang có sẵn những bệnh này, càng về những tháng cuối khi thai càng to lên thì các cơn đau lưng xuất hiện càng nhiều và càng dữ dội. Vậy nên, trong thời gian này, mẹ bầu cần được nghỉ ngơi nhiều hơn rất nhiều, hạn chế việc di chuyển xa hoặc đứng, ngồi quá lâu để bảo vệ cột sống.

2. Các dạng đau lưng bà bầu cần lưu ý

Cảm giác đau lưng có thể xuất hiện trong suốt chu kỳ mang thai nhưng vì nguyên nhân khác nhau nên đặc điểm của cơn đau trong từng giai đoạn cũng có sự khác biệt. Dưới đây là cách giúp mẹ bầu nhận biết được triệu chứng đau thường gặp trong từng thời kỳ mang thai:

Các dạng đau lưng bà bầu cần lưu ý
Các dạng đau lưng bà bầu cần lưu ý
  • Khi mới thụ thai

Đây là giai đoạn bắt đầu có những biến đổi đầu tiên về sự điều tiết hormon vậy nên những cơn đau chưa quá dữ dội. Mẹ bầu có thể chỉ cảm thấy đau nhẹ vùng lưng và cảm giác hơi mỏi trên cột sống. Tình trạng này có thể khiến mẹ không thoải mái khi di chuyển nhưng không gây ảnh hưởng đến các hoạt động bình thường.

  • Khi mang thai 3 tháng đầu

Khi thai được 3 tháng tuổi tức là tử cung của mẹ cũng sẽ bắt đầu to lên nhiều hơn. Điều này tạo ra lực ép lên vùng cột sống cũng bắt đầu đánh dấu cột sống của mẹ sắp phải chịu áp lực nhiều hơn.

80% các bà bầu 3 tháng đầu đều cho biết họ bị đau lưng, tuy nhiên, những cơn đau trong giai đoạn này cũng không ảnh hưởng đến mẹ quá nhiều, chỉ cần mẹ ăn uống đủ chất và có chế độ nghỉ ngơi phù hợp là cơn đau có thể được cải thiện.

  • Khi mang thai tháng cuối

Đây có thể là thời gian mà những cơn nhức mỏi thắt lưng trở nên dữ dội nhất. Nhiều mẹ bầu gặp khó khăn trong việc di chuyển, đứng lên ngồi xuống thậm chí cơn đau lan ra cả tay chân và các bộ phận khác trên cơ thể.

Lúc này, trọng lượng cơ thể và lực ép lên cột sống sắp đạt đến ngưỡng tối đa, tư thế của mẹ cũng đã điều chỉnh sai lệch trong thời gian đủ dài nên các cơn đau lưng lúc này là không tránh khỏi.

Lúc này các khớp xương chậu trở nên lỏng lẻo để xương chậu có thể dễ dàng mở rộng cùng với sự phát triển của thai nhi và khi chuyển dạ. Điều này khiến mẹ bầu bị đau nhiều ở vùng hông xuống dưới mông. Cơn đau có thể xuất hiện ở một bên hoặc cả hai bên và tăng hơn khi mẹ bầu đi lại, lên xuống cầu thang.

3. Cách điều trị và hạn chế đau lưng cho bà bầu

Không có quá nhiều cách điều trị đau lưng ở bà bầu do đây là nhóm đối tượng đặc biệt. Áp dụng sai cách không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà của cả em bé. Vậy nên, mẹ bầu cần lưu ý và chỉ áp dụng một số cách điều trị đau lưng cho bà bầu được chỉ định bởi bác sĩ và biết chắc chắn là an toàn với thai nhi.

  • Giữ đúng tư thế khi ngồi, nằm hay đứng
Giữ đúng tư thế khi ngồi, nằm hay đứng
Giữ đúng tư thế khi ngồi, nằm hay đứng

Dù trọng lượng phía trước cơ thể khá lớn nhưng mẹ bầu tuyệt đối không được gù lưng và đổ người về phía trước khi ngồi hay khi đứng. Điều này có thể gây tổn thương cho cột sống và ảnh hưởng đến vóc dáng của mẹ khi sinh em bé.

Hãy đảm bảo cơ thể của mẹ luôn thẳng, vai và hông mở rộng để trọng lượng của cơ thể được phân bổ đều và tốt nhất.

Tư thế nằm cũng là điều mẹ bầu cần đặc biệt lưu ý để cả mẹ và em bé đều không bị chèn ép và khó thở khi nằm. Tư thế tốt nhất cho bà bầu là nằm nghiêng một bên và sử dụng một chiếc gối kẹp đùi để tránh cảm giác khó chịu. Khi dậy, mẹ thực hiện nâng cơ thể lên nhẹ nhàng, tránh ngồi dậy đột ngột.

  • Không đi giày cao gót

Giày cao gót là một thứ không an toàn cho mẹ bầu. Sự chênh lệch về trọng lượng trước sau của cơ thể nếu kết hợp cùng một chiếc giày cao gót sẽ khiến mẹ rất dễ bị ngã. Bên cạnh đó, giày cao gót cũng khiến trọng lượng bị dồn về phía trước nhiều hơn nên sẽ gây tổn thương cho cột sống của mẹ.

Một đôi giày búp bê hoặc thể thao đế bằng sẽ là sự lựa chọn an toàn và phù hợp hơn cho mẹ rất nhiều.

  • Không làm việc nặng, vận động mạnh

Mang vác các vật nặng khiến cho lưng của mẹ vất vả thêm rất nhiều. Điều này ảnh hưởng đến độ bền của các khớp xương và khả năng đàn hồi của hệ thống cấu trúc dây chằng, gân cơ. Nếu mẹ mang vác vật nặng, rất dễ khiến các cấu trúc này bị giãn quá mức và gây đau đớn cho mẹ.

Thêm một lưu ý nữa mà mẹ không nên cúi gập người để lấy vật, tư thế này khiến cho phần cột sống, dây thần kinh, dây chằng lưng bị kéo căng rất nhiều và khiến những cơn đau lưng tồi tệ hơn. Không chỉ vậy, bụng của mẹ gập vào cũng là tư thế gây chèn ép em bé trong bụng. Hãy cố gắng để giữ lưng của mình luôn trong tư thế thẳng mẹ nhé.

  • Giữ ấm cho lưng

Nhiệt độ lạnh ở lưng lúc này là yếu tố rất có hại cho mẹ bầu. Khi bị lạnh, các cơ, dây chằng, mạch máu bị co lại, giảm độ đàn hồi, co giãn và khả năng nâng đỡ. Lúc này phần lưng của mẹ có thể bị cứng lại đồng thời lưu lượng máu qua đây cũng giảm xuống khiến những cơn đau lưng trở nên tồi tệ.

Vậy nên, bằng mọi cách, hãy giữ cho nhiệt độ vùng lưng của mẹ luôn ổn định, ấm áp là cách điều trị đau lưng cho bà bầu hiệu quả.

  • Lựa chọn trang phục phù hợp

Trong phục không nên bó sát khiến khó chịu cũng không nên rộng thùng thình gây vướng víu khi hoạt động. Mẹ nên lựa chọn những bộ cánh phù hợp với cơ thể, co giãn và thấm hút mồ hôi tốt vào mùa hè, giữ ấm vào mùa đông để có một sức khỏe tốt nhất.

  • Mát xa, bấm huyệt

Massage, bấm huyệt là phương pháp điều trị đau lưng khi mang thai an toàn. Liệu pháp này giúp đả thông kinh mạch, thúc đẩy khí huyết lưu thông, giải phóng những độc tố trong cơ thể giúp mẹ có sức khỏe tốt nhất.

Xét trên phương diện cơ học, phương pháp massage, bấm huyệt giúp các cấu trúc cơ, xương, khớp vùng lưng, hông và các vùng khác được thư giãn, thoải mái là một cách điều trị đau lưng ở bà bầu rất tuyệt vời.

  • Luyện tập các bài vận động nhẹ nhàng

Tập thể dục là điều cần thiết, tuy nhiên, mẹ bầu nên lựa chọn các bài tập nhẹ nhàng, an toàn như: yoga, dưỡng sinh… để  giúp thư giãn vùng lưng mà không gây áp lực, ảnh hưởng đến em bé trong bụng.

  • Dùng thuốc

Áp dụng các bài thuốc dân gian là cách điều trị đau lưng ở bà bầu được ưu tiên lựa chọn. Các bài thuốc từ thảo dược lành tính … giúp mẹ giảm đau mà không đe dọa đến sức khỏe và sự phát triển của em bé. Mẹ cần hạn chế tối đa việc sử dụng các loại thuốc tây và chỉ dùng khi có chỉ định từ bác sĩ.

  • Sử dụng các thiết bị hỗ trợ

Các biện pháp hỗ trợ cũng giúp các mẹ điều trị đau lưng khi mang thai:

  • Khi mang bầu: Mẹ nên lựa chọn các loại gối: gối ôm, gối kê lưng, gối ngồi, gối kê đùi…. Các loại gối này sẽ giúp cơ thể mẹ phân bổ lực đều đặn hơn và giảm bớt cơn đau cho mẹ.
  • Sau khi sinh: Rất nhiều mẹ gặp phải tình trạng đau lưng kéo dài dẫn tới đau thần kinh tọa hay thoát vị đĩa đệm cực kỳ nguy hiểm. Lúc này, mẹ có thể sử dụng các dòng sản phẩm đai lưng cột sống như DiskDr. để điều trị chứng đau lưng của mình vô cùng hiệu quả và được nhiều người tin dùng.

Tham khảo chi tiết về sản phẩm tại: https://www.diskdr.vn/

  • Áp dụng một số liệu pháp khác

Các liệu pháp tập luyện thể dục thể thao nhẹ nhàng như: bơi, tắm khoáng, xông hơi thảo dược… không chỉ giúp cơ thể mẹ thư giãn mà còn là biện pháp điều trị đau lưng rất hiệu quả.

  • Bổ sung dưỡng chất, đặc biệt là canxi và magie

Ngoài các nhóm dinh dưỡng khác, bổ sung Canxi và Magie là điều vô cùng cần thiết đặc biệt là khi mẹ gặp phải chứng đau lưng. Hai dưỡng chất này giúp hệ xương, cơ khớp của mẹ chắc khỏe, đàn hồi tốt hơn, tăng cường sức mạnh vùng lưng hông để hạn chế tối đa các cơn đau lưng xuất hiện hoặc tiến triển sang các dạng nguy hiểm khác.

4. Bài tập cách điều trị đau lưng cho bà bầu

Các bài tập rèn luyện sức khỏe vùng lưng cũng đóng vai trò quan trọng không kém trong những cách điều trị đau lưng ở bà bầu. Mẹ bầu có thể tận dụng các bài thể dục đơn giản để rèn luyện sức khỏe và khắc phục chứng đau nhức lưng.

4.1. Bài thể dục giãn cơ lưng dưới

Bài tập thể dục điều trị đau lưng cho mẹ bầu
Bài tập thể dục điều trị đau lưng cho mẹ bầu

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Bắt đầu bằng tư thế quỳ với các điểm chạm của cơ thể lên sàn là bàn tay và đầu gối. Mẹ bầu chú ý điều chỉnh để tay và đầu gối vuông góc với sàn nhà
  • Bước 2: Nâng phần vai lên cao, đầu cúi xuống đồng thời điều chỉnh để cổ và lưng thẳng hàng với nhau.
  • Bước 3: Mẹ duy trì tư thế này trong khoảng 15 – 30 giây sau đó nhẹ nhàng trở về tư thế ban đầu rồi thực hiện lại. làm liên tục 10 – 15 lần cho mỗi lần tập

4.2. Bài tập thư giãn

  • Bước 1: Đứng thẳng lưng cách tường khoảng 40 cm, hai chân mở rộng bằng vai, hai tay duỗi thẳng, thả lỏng cơ thể.
  • Bước 2: Từ từ hạ thấp cơ thể, đầu gối chùng xuống để các điểm lưng, đầu, cổ chạm vào tường là được
  • Bước 3: Giữ nguyên tư thế này trong khoảng 3 – 5 giây rồi nhẹ nhàng nâng cơ thể lên trở về tư thế đứng thẳng ban đầu.

4.3. Bài tập yoga tư thế con mèo

Bài tập yoga tư thế con mèo 
Bài tập yoga tư thế con mèo

Tư thế con mèo giúp giải phóng vùng cơ, dây thần kinh lưng từ đó khắc phục cơn đau thắt lưng thường gặp ở bà bầu.

  • Bước 1: Bắt đầu bằng tư thế em bé tập bò với các điểm tiếp xúc là lòng bàn tay, đầu gối và mu bàn chân.
  • Bước 2: Rướn cao đầu, hạ thấp bụng sao cho xương cột sống tạo thành một đường hơi võng tại thắt lưng đồng thời hít một hơi thật sâu.
  • Bước 3: Từ từ cúi đầu xuống kết hợp với đẩy lưng lên trên và thở ra nhẹ nhàng
  • Thực hiện động tác 5 – 10 lần cho mỗi đợt tập luyện.

4.4. Bài tập yoga tư thế con bướm

Bài tập yoga tư thế con bướm
Bài tập yoga tư thế con bướm

Tư thế con bướm là bài tập cải thiện tình trạng đau lưng đồng thời điều chỉnh nhu động đường tiêu hóa để cải thiện chức năng hấp thu của cơ quan tiêu hóa.

  • Bước 1: Bắt đầu bằng tư thế ngồi, giữ cho lưng thẳng, đưa chân khoanh ra phía trước điều chỉnh để lòng bàn chân áp vào nhau, hai tay đặt lên trên hai đầu gối.
  • Bước 2: Cố gắng ép hai đầu gối xuống sàn sao cho thấp nhất có thể. Duy trì vị trí của hai đầu gối trong khoảng 5 nhịp thở rồi thả lỏng đến chúng trở về bình thường.
  • Bước 3: Lặp lại động tác liên tục khoảng 10 – 15 lần cho mỗi đợt tập để có được hiệu quả kiểm soát cơn đau tốt nhất.

4.5. Bài tập yoga tư thế nghiêng lườn

Tư thế nghiêng lườn giúp kéo giãn cột sống đồng thời giải tỏa áp lực cho phần cơ hông, kéo giãn và thư giãn các cơ nên giúp giảm đau lưng hiệu quả.

  • Bước 1: Ngồi xếp bằng trên sàn, giữ lưng thẳng, hai tay đặt thoải mái bên cạnh người hoặc trên đầu gối.
  • Bước 2: Đưa tay phải thẳng lên cao qua đầu đồng thời nghiêng lườn về một thân người về phía bên trái, khuỷu tay trái chống vuông góc với mặt sàn.
  • Bước 3: Duy trì tư thế này trong khoảng 30 giây – 1 phút rồi từ từ trở về tư thế ban đầu. Thực hiện tương tự với bên còn lại.
  • Mẹ bầu nên tập liên tục khoảng 10 lần cho bài tập này trong mỗi lần tập.

5. Bài thuốc chữa đau lưng cho bà bầu

Nếu như các loại thuốc Tây không được khuyến khích sử dụng cho bà bầu thì các bài thuốc Đông y lại rất được ưa chuộng bởi hiệu quả cao và rất an toàn cho người sử dụng.

Một số bài thuốc từ thảo dược được hướng dẫn cách điều trị đau lưng ở bà bầu như sau.

5.1. Bài thuốc từ ngải cứu

Bài thuốc điều trị đau lưng cho mẹ bầu từ ngải cứu và muối
Bài thuốc điều trị đau lưng cho mẹ bầu từ ngải cứu và muối

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • Lá ngải cứu tươi: 200 gam
  • Muối biển: 400 gam

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Ngải cứu chọn lá bánh tẻ, rửa sạch rồi để ráo nước, thái nhỏ.
  • Bước 2: Muối biển hay muối hạt to cho vào chảo đưa lên bếp lửa đảo đều
  • Bước 3: Khi muối hạt nổ lách tách thì cho lá ngải vào đảo đều cho mùi ngải xông lên.

Cách sử dụng:

  • Cho muối và lá ngải đã rang nóng vào một khăn sạch, có thể bọc thêm một lớp nữa để điều chỉnh nhiệt độ cho phù hợp.
  • Đưa bọc muối – lá ngải lên vùng lưng bị đau, di chuyển nhẹ nhàng và cảm nhận cơn đau được dần được kiểm soát.

5.2. Bài thuốc từ lá ớt cay và rượu trắng

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • Lá ớt cay: 1 nắm
  • Rượu trắng: 1 cốc
  • Khăn mỏng hoặc túi vải

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Lá ớt cay rửa sạch, giã nát sau đó cho vào chảo sao nóng
  • Bước 2: Thêm rượu trắng rồi đảo cho đến khi mùi rượu bốc lên
  • Bước 3: Lấy hỗn hợp lá ớt – rượu đã sao bọc vào túi vải

Cách sử dụng:

  • Đặt túi vải lên vùng lưng bị đau, di chuyển nhẹ nhàng và cảm nhận cơn đau dần được kiểm soát.
  • Mẹ bầu nên đắp mỗi ngày một lần và thực hiện liên tục trong 2 tuần để không còn bị cơn đau lưng làm phiền.

6. Khi nào bà bầu bị đau lưng nên đi khám bác sĩ?

Mặc dù có rất nhiều cách thức giúp mẹ bầu kiểm soát cơn đau nhưng mẹ cũng không được vì thế mà chủ quan. Nếu việc điều trị tại nhà không đạt hiệu quả như mong muốn, mẹ bầu bị đau lưng cần đến các cơ sở y tế để được bác sĩ kiểm tra khi nhận thấy mình có những dấu hiệu dưới đây:

6.1. Cơn đau kéo dài, không thuyên giảm

Việc này giúp xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh và có cách điều trị đau lưng ở bà bầu tích cực hơn. Quan trọng hơn, việc thăm khám sẽ giúp mẹ kiểm tra được sự phát triển khỏe mạnh của em bé và chắc chắn rằng em bé không bị ảnh hưởng bởi cơn đau lưng và các phương pháp điều trị mẹ đang áp dụng.

6.2. Đau lưng kèm sốt, chảy máu

Cơn đau nhức lưng trong trường hợp này có thể là báo hiệu sức khỏe của em bé đang bị ảnh hưởng. Mẹ bầu tuyệt đối không được tự xử lý điều trị đau lưng hay sốt ở nhà nếu thấy có hiện tượng xuất huyết xảy ra.

6.3. Đau rát, buốt khi đi tiểu

Triệu chứng rát, buốt khi đi tiểu có thể là dấu hiệu của chứng nhiễm khuẩn, viêm nhiễm đường tiết niệu kết hợp cùng sự phát triển của thai nhi gây ra hiện tượng đau lưng.

Trong trường hợp này mẹ bầu cũng không được tự ý xử lý cơn đau mà cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất thăm khám để xác nhận chính xác nguyên nhân gây ra cơn đau lưng của mình.

DiskDr – Liệu pháp điều trị đau lưng sau sinh cực kỳ hữu hiệu

DiskDr là sản phẩm đai kéo giãn cột sống điều trị đau lưng với hơn 20 năm kinh nghiệm đến từ Hàn Quốc. Sản giúp hỗ trợ rất tốt các triệu chứng đau lưng do chèn ép dây thần kinh bằng kéo giãn các đốt sống nhờ nguyên lý bơm hơi đặc biệt.

Đây là một liệu pháp vô cùng an toàn và hiệu quả cho các mẹ sau khi sinh. Các bạn có thể tham khảo chi tiết về sản phẩm tại đây.

Đai lưng Diskdr Wg50 kéo giãn cột sống

Trên đây là tổng hợp về chứng đau lưng và các cách điều trị đau lưng ở bà bầu. Hy vọng thông qua bài viết mẹ bầu sẽ có thêm thật nhiều kiến thức để vượt qua giai đoạn nhạy cảm và hoàn thành thiên chức làm mẹ của mình. Chúc mẹ có một thai kỳ an toàn và khỏe mạnh!

Các bạn có thể xem thêm:

ĐẶT HÀNG NHANH
Vui lòng nhập thông tin đặt hàng của bạn. Đối với sản phẩm có kích cỡ (size), chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ với bạn qua điện thoại để tư vấn sản phẩm phù hợp.
 

Để quay lại trang đang xem nhấn vào nút X ở góc trên bên phải.

YÊU CẦU DISKDR TƯ VẤN
Bạn cần tư vấn về sản phẩm phù hợp cho bệnh cột sống? Hãy để lại thông tin, chuyên gia của chúng tôi sẽ gọi điện tư vấn cho bạn.

Để quay lại trang đang xem nhấn vào nút X ở góc trên bên phải.