Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng L5 S1 là gì?

Bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng L5 S1 là một căn bệnh khá phổ biến. Bệnh dễ mắc phải nhưng rất khó điều trị, bệnh có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được chữa trị đúng cách. DiskDr. hy vọng với bài viết dưới đây sẽ giúp bạn sẽ nhận thức đầy đủ hơn về tính nguy hiểm cũng như có thêm kiến thức để phòng chống căn bệnh khó chịu này.

1. Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng L5 S1

Trong cơ thể chúng ta có 33 đốt sống được ghép lại với nhau tạo thành cột sống. Các đốt sống này được chia làm 5 đoạn:

  • Cột sống cổ: Gồm 7 đốt sống  từ C1 – C7
  • Cột sống ngực: Gồm 12 đốt sống từ D1 – D12
  • Cột sống thắt lưng: Gồm 5 đốt sống từ L1 – L5
  • Xương cùng: Gồm 5 đốt sống từ S1 – S5
  • Xương cụt: Có từ 3 – 5 đốt sống

Theo đó, L5 là đốt sống cuối cùng của phần cột sống thắt lưng và S1 là đốt sống đầu tiên của phần xương cùng. L5, S1 hai đốt sống quan trọng, là điểm tựa cột sống và cũng là nơi chịu nhiều áp lực nhất từ trọng lượng cơ thể, đảm nhận rất nhiều nhiệm vụ vận động hàng ngày. Đây chính là lý do tại sao thoát vị đĩa đệm hay xảy ra tại vị trí này. 

Cột sống con người

Cột sống con người

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng L5 S1 là hiện tượng phần nhần chất nhầy bên trong đĩa đệm L5 S1 nằm giữa hai đốt sống L5, S1 thoát ra ngoài, chèn ép lên các mạch máu, dây thần kinh, tủy sống gây cho bệnh nhân những cơn đau dữ dội, tê bì, giảm khả năng vận động.

2. 5 Triệu chứng thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng L5 S1 

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng L5 S1 thường có những biểu hiện rất đặc trưng:

Triệu chứng bệnh thoát vị địa đệm cột sống thắt lưng L5 S1

Triệu chứng bệnh thoát vị địa đệm cột sống thắt lưng L5 S1

2.1. Đau thắt lưng và mông

Các cơn đau có thể xuất hiện âm ỉ, từ từ hoặc có thể đột ngột. Cơn đau bắt đầu xuất hiện ở quanh vùng thắt lưng, theo dây thần kinh lan xuống mông, đùi, thậm chí xuống dưới bàn chân

2.2. Đau hơn, khó khăn khi vận động, làm việc

Các cơn đau sẽ mạnh hơn khi bệnh nhân vận động, làm việc, thậm chí ngay một vài cử động nhỏ như hắt hơi, hít sâu cũng làm bệnh nhân đau đớn. Cơn đau giảm dần khi nghỉ ngơi, thư giãn

2.3. Tê mất cảm giác ở chân

Xuất hiện đồng thời với những cơn đau là hiện tượng tê chân, mất cảm giác ở chân, ở một hoặc cả hai bên đùi, năng hơn có thể gây rối loạn cảm giác và vận động

2.4. Yếu cơ bắp, mất lực

Chất nhầy thoát ra chèn ép mạch máu nuôi cơ và các dây thần kinh điều khiển hoạt động cơ bắp gây yếu cơ, cơ mất lực

2.5. Rối loạn chức năng ruột, bàng quang

Đây là triệu chứng thường xuất hiện khi bệnh trở lên nặng hơn. Dây thần kinh chi phối hoạt động hệ cơ thắt bị chèn ép gây rối loạn hoạt động cơ thắt làm mất kiểm soát và rối loạn chức năng ruột, bàng quang.

3. Nguyên nhân gây thoát vị cột sống thắt lưng L5 S1

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng L5 S1 thường do những nguyên nhân sau:

Nguyên nhân gây thoát vị cột sống thắt lưng L5 S1

Nguyên nhân gây thoát vị cột sống thắt lưng L5 S1

3.1. Lão hóa

Những người từ 40 tuổi trở lên là nhóm đối tượng có nguy cơ mắc bệnh rất cao. Nguyên nhân chủ yếu là do quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể, cấu trúc sụn khớp dần bị phá hủy mất đi sự linh hoạt, cấu trúc xương dần thoái hóa, đĩa đệm hư tổn, mất nước, bao xơ bị vỡ, nhân nhầy khô đi…

3.2. Chấn thương, tai nạn

Trong các hoạt động thường ngày như ngã, va đập mạnh hay tai nạn giao thông, tai nạn trong lao động…ảnh hưởng đến cột sống gây tổn thương, thoát vị đĩa đệm hoặc làm tăng nguy cơ thoát vị đĩa đệm L5 S1

3.3. Thói quen làm việc sai tư thế kéo dài

Thói quen này sẽ làm tăng rất nhiều áp lực lên đĩa đệm và cột sống. Một vài những thói quen xấu như: cúi người bê vật nặng, kiễng chân lấy đồ vật trên cao, ngồi cong vẹo cột sống, mang vác vật nặng….

3.4. Béo phì

Cột sống thắt lưng là nơi gánh toàn bộ trọng lượng của cơ thể, trọng lượng cơ thể tăng đồng nghĩa với việc tăng thêm áp lực. Việc gánh chịu một trọng lượng cơ thể quá sức sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến cột sống, đĩa đệm, làm mất độ đàn hồi của đĩa đệm, sự linh hoạt của cột sống, đĩa đệm dễ phình ra hoặc thoát vị.

3.5. Bẩm sinh, di truyền

Những người có bệnh lý về cột sống bẩm sinh như gai cột sống, gù, vẹo… là những đối tượng nguy cơ cao mắc bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống.

4. Biến chứng nguy hiểm của thoát vị đĩa đệm thắt lưng L5 S1

Một số biến chứng có thể gặp phải ở bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng L5 S1 nếu không được điều trị kịp thời đó là:

4.1. Bệnh chuyển biến thành mãn tính

khi đó, việc điều trị sẽ gặp khó khăn hơn rất nhiều, bệnh nhân sẽ phải sống chung với bệnh và những cơn đau thường xuyên.

4.2. Đau rễ thần kinh

Thoát vị đĩa đệm gây chèn ép lên dây thần kinh, thoát vị càng nhiều mức độ chèn ép càng lớn, và có thể chèn ép làm đau rễ thần kinh, thậm chí có thể làm đứt rễ thần kinh. Mức độ chèn ép càng mạnh sẽ làm mất kiểm soát chức năng hoạt động của dây thần kinh, gây ra hội chứng chùm đuôi ngựa.

4.3. Rối loạn cảm giác, mất cảm giác

Biến chứng này xảy ra khi dây thần kinh chi phối cảm giác bị tổn thương, không hoạt động đúng chức năng vốn có của nó.

4.4. Mất khả năng vận động, bại liệt, tàn phế

Do hệ cơ bị teo, yếu cùng những tổn thương nặng lên dây thần kinh vận động.

4.5. Mất tự chủ trong vệ sinh cá nhân, đại tiểu tiện

Đây là kết quả khi hệ cơ thắt bị rối loạn gây mất kiểm soát hoạt động của bàng quang và ruột.

5. Chẩn đoán

Để có thể kết luận chính xác căn bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng L5 S1, bác sĩ cần tiến hành thăm khám và thực hiện một loạt các xét nghiệm cận lâm sàng sau:

5.1. Khám lâm sàng qua việc kiểm tra cơ thể, khả năng vận động

Thông thường các bác sĩ sẽ khám lâm sàng trước:

  • Khám cột sống thắt lưng: Những cơn đau do thoát vị sẽ làm vùng cột sống L5 S1 bị viêm. Khi khám sẽ thấy khu vực này bị sưng đỏ, sờ vào thấy đau và nóng
  • Kiểm tra thần kinh: Thực hiện một số bài kiểm tra nhỏ để kiểm tra xem các dây thần kinh có những dấu hiệu bất thường không. Chủ yếu kiểm tra chức năng vận động, giữ thăng bằng và phối hợp khi để bệnh nhân đi bằng mũi chân
  • Khả năng vận động: Các bài tập như nâng cao chân để kiểm tra mức độ hoạt động và ảnh hưởng của chi dưới, các bài tập vận động ở lưng và hông để kiểm tra mức độ ảnh hưởng của đĩa đệm thoát vị….

5.2. Xét nghiệm

5.2.1. Chụp X Quang

Đây là xét nghiệm được chỉ định nhiều nhất khi bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng L5 S1. Chùm tia X sẽ chụp lại hình ảnh của cột sống với những đốt sống, đĩa đệm, dây thần kinh, mạch máu… Hình ảnh thu được trên phim sẽ cho bạn thấy có hay không hiện tượng thoát vị đĩa đệm

Chụp X Quang

Chụp X Quang

5.2.2. Cộng hưởng từ (MRI)

Là một loại xét nghiệm cao cấp hơn chụp Xquang, MRI sẽ chụp lại hình ảnh của cột sống giúp các bác sĩ xác định chính xác dạng tổn thương, vị trí và mức độ tổn thương của đĩa đệm cũng như mức độ chèn ép vào tủy sống, và các dây thần kinh

5.2.3. Chụp cắt lớp (CT scan)

Là loại xét nghiệm cao cấp và đắt tiền nhất trong các loại xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh. Sử dụng tia X để chụp lại hình ảnh cắt ngang vùng đốt sống thắt lưng, giúp bác sĩ có thể nhìn thấy được rõ hơn những tổn thương và đánh giá chính xác mức độ thoát vị đĩa đệm.

6. Phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm

Để điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng L5 S1 các bác sĩ thường sử dụng những phương pháp sau:

6.1. Sử dụng thuốc Tây y

Phác đồ điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng gồm những nhóm thuốc sau:

  • Thuốc giảm đau: paracetamol và các biệt dược kết hợp
  • Thuốc chống viêm không và có steroid
  • Thuốc giãn cơ: eperisone, baclofen, cyclobenzaprine….
  • Thuốc trấn tĩnh thần kinh: benzodiazepin và không phải benzodiazepin

6.2. Vật lý trị liệu

Những liệu pháp vật lý trị liệu hay được sử dụng trong điều trị thoát vị đĩa đệm:

6.2.1. Nhiệt trị liệu

Sử dụng các tác nhân gây nhiệt tác động lên vùng bị đau giúp giãn mạch tăng cường tuần hoàn, giảm co thắt, tăng cường dinh dưỡng và chuyển hóa tại chỗ giúp giảm đau, đồng thời điều hòa và thư giãn thần kinh, giảm chèn ép thần kinh.

6.2.2. Điện trị liệu

Sử dụng các xung điện có tần số thấp và trung bình với cường độ phù hợp với từng bệnh nhân giúp kích thích thần kinh cơ, tăng dẫn truyền thần kinh, giảm đau, đặc biệt kích thích não giải phóng endorphine – thuốc giảm đau tự nhiên của cơ thể.

6.2.3. Laser

Chiếu tia laser xuyên qua da sẽ đốt cháy một phần nhân nhầy từ đó giảm áp suất bên trong đĩa đệm giúp phần nhân nhầy thoát vị trở về vị trí ban đầu, giảm chèn ép lên các dây thần kinh.

6.2.4. Siêu âm

Liệu pháp siêu âm giúp giãn mạch, tăng tuần hoàn và chuyển hóa, chống viêm, giảm đau, làm giãn và mềm cơ

6.2.5. Vận động điều trị

Là một loạt những động tác, bài tập trị liệu có tác dụng lên vùng cột sống thắt lưng, cơ bụng, cơ đùi, cơ mông giúp kéo giãn cột sống, tăng sự linh hoạt dẻo dai của cột sống, đĩa đệm, tăng cường sức mạnh cơ bắp, giảm chèn ép thần kinh và giúp phục hồi đĩa đệm.

6.2.6. Kéo giãn cột sống

Sử dụng lực cơ học tác động trực tiếp kéo giãn cột sống để giảm áp lực lên đĩa đệm, cột sống giúp phục hồi nguyên vẹn đĩa đệm. Liệu pháp kéo giãn cột sống được thực hiện nhờ sự hỗ trợ của thiết bị, dụng cụ trị liệu như máy kéo giãn cột sống hoặc đai lưng trị liệu. Nếu máy kéo giãn cột sống là một thiết bị y tế đắt tiền thường được sử dụng trong các phòng vật lý trị liệu thì đai lưng trị liệu là một dụng cụ y tế dễ sử dụng, ít tốn kém và mang lại hiệu quả tốt.

6.3. 4 Phương pháp bổ trợ từ bài tập, đông y

  • Xoa bóp, massage: Giúp giảm đau tại chỗ, lưu thông khí huyết đồng thời giúp cơ thể thư giãn.
  • Châm cứu, bấm huyệt: Sử dụng kim châm chuyên dụng hoặc một lực tác động trực tiếp lên các huyệt vị có liên quan giúp đả thông kinh lạc, trừ tà ích khí giúp giảm đau và điều trị phục hồi đĩa đệm
  • Một số loại thuốc thảo dược: Một số loại thảo dược quen thuộc thường thấy trong vườn nhà như: rượu gừng, lá lốt, rễ đinh lăng… được sử dụng trong những bài thuốc dân gian nếu kiên trì sử dụng sẽ có tác dụng giảm đau rất tốt.
  • Yoga: Không chỉ giúp bảo vệ và tăng cường sức khỏe, những bài tập Yoga đặc biệt là Yoga trị liệu còn có tác dụng trong điều trị một số bệnh nhất là bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng. Một số động tác Yoga trị liệu: tư thế con mèo, tư thế châu chấu, tư thế rắn hổ mang, tư thế cây cầu, tư thế em bé….

6.4. Phẫu thuật

Phẫu thuật là biện pháp điều trị cuối cùng khi:

  • Bệnh nhân phải chịu đựng những cơn đau dữ dội, liên tục trong một thời gian dài.
  • Bệnh nhân không đáp ứng với thuốc điều trị và những phương pháp điều trị khác.
  • Bắt đầu xuất hiện những biến chứng như mất cảm giác, rối loạn chức năng bàng quang và ruột, mất kiểm soát việc đại tiểu tiện.

Phẫu thuật sẽ giúp bệnh nhân giảm bớt áp lực bên trong đĩa đệm từ đó làm giảm chèn ép của đĩa đệm lên các dây thần kinh, mạch máu và tủy sống, giúp phục hồi đĩa đệm, phục hồi cột sống thắt lưng

Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng L5 S1 sẽ có 2 hình thức là phẫu thuật thay đĩa đệm nhân tạo hoặc phẫu thuật cắt bỏ phần nhân đệm thoát vị ra ngoài

Với 2 hình thức phẫu thuật trên, bạn có thể lựa chọn những cách phẫu thuật sau:

6.4.1. Mổ mở

Là phương pháp phẫu thuật cổ điển, mức độ xâm lấn nhiều nhất, rủi ro cao, có thể để lại di chứng, dễ gây nhiễm trùng nhưng lại là phương pháp điều trị triệt để nhất, phù hợp với nhiều đối tượng bệnh nhân, đặc biệt là chi phí điều trị rẻ.

6.4.2. Phẫu thuật Mini – COD

Là phương pháp loại bỏ khối nhân thoát vị thông qua một đường rạch nhỏ, không gây tổn thương đến mô xung quanh.

6.4.3. Phẫu thuật nội soi

Là phương pháp phẫu thuật ít xâm lấn, ít đau đớn, ít biến chứng, độ an toàn cao, tỷ lệ thành công lớn, thời gian phục hồi nhanh và có thể điều trị dứt điểm. Tuy nhiên, phương pháp này không áp dụng được với những bệnh nhân nặng, mức độ thoát vị lớn, có chèn ép lên khu vực đuôi ngựa…

6.5. Những lưu ý khi điều trị

Để việc điều trị có hiệu quả cao, rút ngắn thời gian điều trị, trong quá trình điều trị bệnh nhân cần chú ý một số điểm sau:

6.5.1. Nghỉ ngơi hợp lý

Những bệnh nhân đang trong giai đoạn cấp tính, việc nghỉ ngơi, hạn chế vận động, di chuyển là điều rất cần thiết để làm giảm áp lực lên cột sống và đĩa đệm. Vận động nhẹ nhàng với những bài tập chỉ phù hợp với những bệnh nhân đang trong giai đoạn phục hồi.

6.5.2. Chú ý tư thế khi đứng, nằm, ngồi

Áp lực lên cột sống, đĩa đệm có thể đến từ những tư thế sai khi đứng, nằm hay ngồi. Điều chỉnh lại tư thế sẽ giúp việc chữa bệnh của bạn có kết quả tốt hơn

6.5.3. Đeo đai lưng điều trị theo tư vấn bác sĩ

Tất cả các bác sĩ xương khớp đều yêu cầu bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng L5 S1 của mình sử dụng đai lưng trị liệu trong suốt quá trình điều trị để cố định cột sống, hạn chế vận động cột sống, định hình lại cột sống, điều chỉnh cột sống về tư thế chuẩn và đặc biệt đai lưng trị liệu còn giúp kéo giãn cột sống. Tùy theo từng đối tượng, tình trạng bệnh mà các bác sĩ sẽ có những tư vấn hợp lý trong việc lựa chọn và sử dụng đai lưng sao cho phù hợp và có hiệu quả cao nhất.

Đai lưng điều trị Disk Dr

Đai lưng điều trị Disk Dr

7. Phòng ngừa thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng L5 S1

Một điều bạn có thể chắc chắn là mình có thể phòng ngừa và làm giảm nguy cơ mắc bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng L5 S1 xuống mức thấp nhất nếu:

7.1. Thường xuyên vận động, tập thể dục

Giúp nâng cao sức khỏe, sự dẻo dai linh hoạt đặc biệt là sức khỏe của hệ xương khớp cột sống và đĩa đệm vùng thắt lưng

7.2. Chú ý tư thế khi vận động, làm việc

Tư thế đúng sẽ làm giảm áp lực lên cột sống và đĩa đệm

7.3. Thay đổi tư thế khi phải ngồi, đứng lâu

Không chỉ giúp giải phóng áp lực cho địa đệm và cột sống mà còn giúp cột sống được thư giãn, thả lỏng giúp phòng ngừa được nhiều bệnh xương khớp khác

7.4. Kiểm soát cân nặng

Là các để bạn hỗ trợ giảm tải áp lực lên trên cột sống của chính bạn đồng thời giúp bảo vệ sức khỏe toàn diện

7.5. Bổ sung thực phẩm dinh dưỡng

Dinh dưỡng đầy đủ sẽ giúp nâng cao và duy trì sức khỏe cột sống và đĩa đệm, làm chậm quá trình lão hóa, thoái hóa xương khớp, giảm những tổn thương đĩa đệm….

7.6. Từ bỏ thói quen xấu

Các thói quen xấu như uống rượu bia, hút thuốc lá hay sử dụng những chất kích thích sẽ ảnh hưởng đến cột sống và đĩa đệm theo những cơ chế riêng. Nhưng kết quả cuối cùng chính là làm suy yếu chức năng cột sống, đĩa đệm, làm tăng nguy cơ thoái hóa, thoát vị đĩa đệm

7.7. Kiểm tra sức khỏe định kỳ

Đây không chỉ là cách phòng chống bệnh thoát vị đĩa đệm mà còn là cách để phòng chống tất cả các loại bệnh tật, và giúp bạn bảo vệ sức khỏe của mình theo cách tốt nhất.

Nếu bạn thấy xuất hiện những dấu hiệu đau nhức vùng cột sống thắt lưng, tê cứng vùng chân, đùi rất có thể bạn đang mắc phải căn bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng L5 S1. Khám tìm nguyên nhân, điều trị đúng cách và sử dụng thêm đai lưng Disk Dr.- người bạn mới đồng hành trong suốt quá trình điều trị sẽ giúp bạn sớm tạm biệt căn bệnh này.

ĐẶT HÀNG NHANH
Vui lòng nhập thông tin đặt hàng của bạn. Đối với sản phẩm có kích cỡ (size), chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ với bạn qua điện thoại để tư vấn sản phẩm phù hợp.
 

Để quay lại trang đang xem nhấn vào nút X ở góc trên bên phải.

YÊU CẦU DISKDR TƯ VẤN
Bạn cần tư vấn về sản phẩm phù hợp cho bệnh cột sống? Hãy để lại thông tin, chuyên gia của chúng tôi sẽ gọi điện tư vấn cho bạn.

Để quay lại trang đang xem nhấn vào nút X ở góc trên bên phải.