Những dấu hiệu của bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng?

Theo các số liệu thống kê, có đến hơn 80% những người trên 60 tuổi được ghi nhận là từng mắc chứng thoái hóa cột sống, đặc biệt là thoái hóa cột sống thắt lưng. Đây là hệ quả do tuổi tác cao, chấn thương mạnh hoặc lao động nặng trong thời gian dài cũng có thể là nguyên nhân khiến cho bệnh xuất hiện sớm hơn. Do đó, việc sớm phát hiện và nắm rõ được nguyên nhân, triệu chứng của bệnh sẽ là cơ sở để tìm ra phương pháp chữa trị, tránh biến chứng nguy hiểm sau này.

1. Nguyên nhân gây ra thoái hóa cột sống thắt lưng

  • Tuổi tác: Thoái hóa cột sống thắt lưng là căn bệnh có tính quy luật, bởi vậy tuổi tác chính là nguyên nhân chủ yếu gây ra căn bệnh này. Đến một giai đoạn nào đó, tế bào sụn và đĩa đệm ở cột sống sẽ bị mất dẫn độ đàn hồi và khả năng chịu lực.
  • Mang vác nặng: Việc mang vác vận nặng thường xuyên sẽ gây áp lực đến cột sống tại vùng cổ và vai. Đây là tác nhân khiến quá trình lão hóa diễn ra nhanh và mạnh mẽ hơn. Từ đó bệnh sẽ được hình thành.
  • Ngồi lâu ở một tư thế: Dân văn phòng người phải thường xuyên làm việc với máy tính hay những công nhân may,… là đối tượng dễ mắc thoái hóa cột sống nhất. Việc phải ngồi làm việc nhiều giờ mỗi ngày ở một tư thế sẽ gây áp lực đến cột sống, đặc biệt là vùng cổ và lưng. Bên cạnh đó, nhiều người này trong quá trình làm việc còn ngồi không đúng tư thế, phần đầu và vai có xu hướng cúi gập về phía trước.
Ngồi quá lâu 1 tư thế có thể là nguyên nhân gây thoái hóa cột sống
Ngồi quá lâu 1 tư thế có thể là nguyên nhân gây thoái hóa cột sống
  • Do ít vận động: Áp lực từ công việc, nhiều mối lo toan trong cuộc sống làm cho khoảng thời gian thư giãn, vận động của rất nhiều người Việt hiện nay bị thu hẹp lại. Hậu quả của việc ít vận động là xương khớp không được dẻo dai, gân và cơ dễ bị đau nhức.
  • Chế độ ăn uống thiếu khoa học: Chế độ ăn uống có ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động của hệ xương khớp. Trong đó, dinh dưỡng đóng vai trò chủ yếu bởi chúng cung cấp các dưỡng chất để nuôi dưỡng xương khớp chắc khỏe. Một chế độ dinh dưỡng không tốt khi thiếu đi các nguyên tố quan trọng như: canxi, omega-3 và các khoáng chất thiết yếu sẽ khiến hệ xương khớp đặc biệt là cột sống yếu đi.
  • Sử dụng các chất kích thích: Sử dụng bia, rượu, hút thuốc cũng là tác nhân có thể gây nên bệnh lý thoái hóa cột sống thắt lưng.
  • Các yếu tố khác: Di truyền, thừa cân, béo phì, người đã từng phẫu thuật, cơ yếu,…

2. Những dấu hiệu khi bị thoái hóa cột sống thắt lưng

  • Người bệnh sẽ phải đối mặt với những cơn đau khi thì dữ dội, khi thì âm ỉ làm hạn chế khả năng vận động của sụn khớp. Đau sẽ tăng lên khi vận động, thời tiết thay đổi,… và giảm đi khi nghỉ ngơi.
  • Cơn đau do thoái hóa cột sống sẽ tập trung ở vùng lưng dưới, lan xuống mông và hai chi dưới khiến cho người bệnh không cúi được, và hạn chế khả năng đừng, ngồi.
  • Khi bị chấn thương hoặc vận động quá mức cũng sẽ gây đau cho bệnh nhân. Bên cạnh đó, người bệnh còn có dấu hiệu co cứng cơ ở cột sống.
Thoái hóa cột sống thắt lưng gây ra nhiều khó khăn trong sinh hoạt
Thoái hóa cột sống thắt lưng gây ra nhiều khó khăn trong sinh hoạt
  • Ở một số trường hợp bị thoái hóa cột sống lưng còn gây đau tại rễ thần kinh do thoát vị đĩa đệm hoặc hẹp lỗ liên hợp.
  • Người bệnh sẽ xuất hiện những cơn đau vùng gáy, lan xuống hai bả vai và cánh tay, gây tê cẳng tay và ngón tay.
  • Các cử động như cúi, xoay, ngửa cổ sẽ bị hạn chế.
  • Thoái hóa cột sống cổ còn gây ra những cơn đau đầu tại vị trí thái dương hay hố mắt. Bên cạnh đó còn xảy ra hàng loạt các triệu chứng như hoa mắt, ù tai, chóng mặt, mắt mờ, đau họng, thiếu máu cục bộ,…
  • Ở một số trường hợp bệnh nhân còn bị liệt cứng nửa ngửa dưới do gai xương chèn ép bào tủy.

3. Những phương pháp điều trị hiện nay:

Vật lý trị liệu

Bệnh nhân điều trị bằng vật lý trị liệu nhằm kiểm soát triệu chứng, giảm đau nhức và hạn chế mức độ chèn ép lên rễ thần kinh. Ngoài ra, tác động cơ học từ phương pháp này còn giúp ổn định cấu trúc cột sống và cải thiện chức năng vận động đáng kể. Đây được coi là phương pháp được ưu tiên hàng đầu về độ an toàn và hiệu quả.

Đai lưng Diskdr Wg50 kéo giãn cột sống

Các phương pháp vật lý trị liệu được áp dụng trong điều trị thoái hóa cột sống thắt lưng:

Vật lý trị liệu cho tác dụng chậm hơn so với dùng thuốc. Tuy nhiên phương pháp này có độ an toàn cao, hiệu quả lâu dài. Đồng thời không chỉ giúp kiểm soát triệu chứng mà còn hỗ trợ cải thiện chức năng vận động và giảm chèn ép lên rễ thần kinh.

Xem thêm: Đai kéo giãn điều trị thoái hóa cột sống thắt lưng, thoái vị đĩa đệm tại nhà.

Sử dụng thuốc

Thông thường, bác sĩ sẽ kê toa thuốc điều trị triệu chứng kết hợp với thuốc chống thoái hóa tác dụng chậm để tác động toàn diện đến tiến triển của bệnh.

thuốc tây làm giảm đau nhanh chóng

Một số loại thuốc thường được sử dụng:

  • Thuốc giảm đau
  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAID)
  • Tiêm corticoid tại chỗ
  • Thuốc chống thoái hóa tác dụng chậm

Tuy nhiên, việc lạm dụng các loại thuốc có thể gây tổn thương gan, thận, dạ dày, tăng nguy cơ đột quỵ, loãng xương,… Vì vậy, bạn nên cân nhắc trước khi điều trị bằng phương pháp này.

Phẫu thuật

Phẫu thuật là lựa chọn cuối cùng đối với bệnh nhân thoái hóa cột sống thắt lưng. Trên thực tế, bác sĩ chỉ yêu cầu phẫu thuật trong những trường hợp sau:

  • Đi kèm với thoát vị đĩa đệm
  • Trượt đốt sống gây đau thần kinh tọa dai dẳng, kéo dài và hay tái phát
  • Xuất hiện biến chứng hẹp ống sống
  • Đi kèm với các dấu hiệu chèn ép rễ thần kinh có mức độ nặng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống sinh hoạt, lao động và chất lượng cuộc sống nhưng không có đáp ứng khi điều trị nội khoa
  • Đĩa đệm bị thoái hóa nghiêm trọng (xem xét thay đĩa đệm nhân tạo)

Tuy nhiên đây cũng không phải phương pháp được ưu tiên vì những biến chứng sau phẫu thuật cũng là điều khiến nhiều người e ngại.

Phẫu thuật là một trong những phương pháp điều trị thoái hóa cột sống thắt lưng
Phẫu thuật là một trong những phương pháp điều trị thoái hóa cột sống thắt lưng

4. Những lưu ý đối với người bị thoái hóa cột sống thắt lưng.

  • Không mang vác nặng, điều chỉnh tư thế ngồi/ đứng sai lệch, hạn chế đứng hoặc ngồi quá lâu và tránh lao động quá sức.
  • Nên dành ít nhất 15 – 30 phút/ ngày để tập thể dục. Theo các chuyên gia, bơi lội, khiêu vũ, tập yoga, đi bộ nhẹ nhàng,… có thể cải thiện độ dẻo dai của cột sống, làm chậm quá trình lão hóa và giảm mức độ chèn ép rễ thần kinh đáng kể.
  • Tránh các thói quen có khả năng làm tăng mức độ cơn đau và các triệu chứng của bệnh như hút thuốc lá, uống rượu bia, thức khuya, căng thẳng quá mức,…
  • Nên bổ sung canxi, vitamin D và các thành phần dinh dưỡng cần thiết qua chế độ dinh dưỡng khoa học. Tuy nhiên, cần tránh ăn uống quá mức vì thừa cân – béo phì có thể làm nghiêm trọng triệu chứng và tiến triển của bệnh.
  • Nếu cơn đau không đáng kể, có thể áp dụng các biện pháp giảm đau không dùng thuốc như nghỉ ngơi, tắm nước ấm, chườm thảo dược, chườm túi ấm,… Các biện pháp này có thể thực hiện ngay tại nhà, độ an toàn cao và hầu như không gây ra tác dụng phụ.
  • Bổ sung một số thực phẩm chức năng tốt cho xương khớp, giảm thiểu khả năng lão hóa.

Viên xương khớp KingJoint F1 Glucosamin kết hợp thảo dược

YÊU CẦU DISKDR TƯ VẤN
Bạn cần tư vấn về sản phẩm phù hợp cho bệnh cột sống? Hãy để lại thông tin, chuyên gia của chúng tôi sẽ gọi điện tư vấn cho bạn.

ĐẶT HÀNG NHANH
Vui lòng nhập thông tin đặt hàng của bạn. Đối với sản phẩm có kích cỡ (size), chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ với bạn qua điện thoại để tư vấn sản phẩm phù hợp.
 

Để quay lại trang đang xem nhấn vào nút X ở góc trên bên phải.

YÊU CẦU DISKDR TƯ VẤN
Bạn cần tư vấn về sản phẩm phù hợp cho bệnh cột sống? Hãy để lại thông tin, chuyên gia của chúng tôi sẽ gọi điện tư vấn cho bạn.

Để quay lại trang đang xem nhấn vào nút X ở góc trên bên phải.