9 triệu chứng thoát vị đĩa đệm thắt lưng thường gặp

Những triệu chứng thoát vị đĩa đệm thắt lưng gây cản trở lớn đến công việc và cuộc sống của người bệnh. Không dừng lại ở đó, bệnh có thể tiến triển sang biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Hãy cùng tìm hiểu về căn bệnh này kĩ hơn nhé!

1. Tìm hiểu về thoát vị đĩa đệm

1.1. Thoát vị đĩa đệm là gì?

Thoát vị đĩa đệm là gì?
Thoát vị đĩa đệm là gì?

Đĩa đệm là một cấu trúc nằm giữa các đốt sống có tác dụng giúp cột sống co giãn đàn hồi và phân tán các lực tác dụng lên cột sống. Cùng với cấu trúc dây chằng và gân cơ, đĩa đệm giúp các đốt sống liên kết chặt chẽ với nhau, đảm bảo khả năng nâng đỡ cơ thể của toàn bộ cột sống.

Thoát vị đĩa đệm là hiện tượng đĩa đệm bị tổn thương dẫn đến bị biến dạng hoặc bao xơ đĩa đệm bị rách, vỡ. Những tổn thương này khiến đĩa đệm bị thoát ra khỏi vị trí sinh lý bình thường và chèn ép vào các cấu trúc dây chằng, dây thần kinh khiến người bệnh đau đớn.

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng thông thường sẽ xảy ra ở phần đĩa đệm giữa các đốt L4 – L5 và L5 – S1. Lí do là các đốt sống L4, L5 và S1 nằm ở phần cuối cùng của cột sống lưng nên chịu nhiều áp lực nhất.

Xem thêm: Thoát vị đĩa đệm nguy hiểm như thế nào?

1.2. Thoát vị đĩa đệm có chữa được không?

Bệnh thoát vị đĩa đệm có chữa được không?
Bệnh thoát vị đĩa đệm có chữa được không?

Cần phải khẳng định việc điều trị khỏi hoàn toàn thoát vị đĩa đệm là không thể xảy ra. Khi đĩa đệm đã bị tổn thương, sẽ chẳng có bất kỳ một phương pháp nào có thể giúp đĩa đệm phục hồi hoàn toàn như bình thường được.

Tuy nhiên, các phương pháp điều trị bảo tồn và phục hồi có thể khắc phục 80 – 90% sức khỏe của người bệnh.

Khả năng hồi phục sức khỏe của người bệnh phụ thuộc vào các yếu tố sau đây:

  • Mức độ thoát vị: Vị trí đĩa đệm bị chệch càng ít thì khả năng phục hồi bệnh càng cao.
  • Tuân thủ phác đồ điều trị: Người bệnh cần tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ cũng như thời gian điều trị để đạt được hiệu quả nhanh chóng và bền vững nhất.
  • Phương pháp điều trị: Việc tuân thủ điều trị của người bệnh chỉ đạt được hiệu quả như mong muốn khi người bệnh áp dụng đúng phương pháp điều trị.
  • Chế độ sinh hoạt, làm việc và ăn uống.

Vậy nên, khi bị thoát vị đĩa đệm thắt lưng, người bệnh cần đến các cơ sở y tế thăm khám và thực hiện điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ, tránh tự điều trị theo kinh nghiệm tại nhà.


Video giải thích về thoát vị đĩa đệm

2. Tìm hiểu 9 triệu chứng thoát vị đĩa đệm thắt lưng thường gặp

Những triệu chứng, dấu hiệu của thoát vị đĩa đệm thắt lưng sẽ khác nhau ở từng giai đoạn của bệnh. Dưới đây là 9 triệu chứng thoát vị đĩa đệm thường gặp nhất.

Những triệu chứng cơ bản của thoát vị đĩa đệm
Những triệu chứng cơ bản của thoát vị đĩa đệm

2.1. Đau thắt lưng

Đau thắt lưng là một trong những dấu hiệu thoát vị đĩa đệm đầu tiên mà người bệnh cảm nhận được. Cơn đau âm ỉ thường kéo dài trong nhiều ngày và có xu hướng tăng lên khi vận động và giảm bớt khi người bệnh nghỉ ngơi.

Trong thời gian đầu của bệnh, cơn đau chỉ gây khó chịu và rất dễ được kiểm soát. Tuy nhiên, nếu không điều trị kịp thời, tình trạng thoát vị nặng hơn, cơn đau có thể gây cản trở khi vận động, sinh hoạt hằng ngày của người bệnh.

2.2. Đau tại các vị trí khác như mông, đùi và chân

Cơn đau thắt lưng lan sang các bộ phận khác như mông, đùi, chân cho thấy dây thần kinh tọa đang bị chèn ép bởi đĩa đệm bị thoát vị. Cơn đau nhức chạy dọc theo chân, chân và mông bị tê bì… khiến người bệnh gặp khó khăn khi đi lại hoặc ngồi làm việc.

2.3. Đau dữ dội ở lưng khi vận động, làm việc nặng

Ở người bị thoát vị đĩa đệm thắt lưng, cấu trúc đĩa đệm bị phá vỡ dẫn đến mất đi khả năng đàn hồi và phân tán lực. Vậy nên, các hoạt động vận động mạnh hay mang vác các vật nặng sẽ khiến áp lực dồn lên vùng đĩa đệm bị tổn thương và làm tình trạng thoát vị nặng thêm.

Điều này khiến cho các dây thần kinh bị chèn ép nhiều hơn dẫn đến những cơn đau dữ dội của người bệnh sau khi lao động nặng.

Việc lao động, làm việc nặng sẽ khiến cơn đau trở lên dữ dội hơn
Việc lao động, làm việc nặng sẽ khiến cơn đau trở lên dữ dội hơn

2.4. Rối loạn xúc giác, cảm giác

Rối loạn xúc giác, cảm giác ở người thoát vị đĩa đệm là do tín hiệu thông tin truyền qua dây thần kinh về não bị gián đoạn tại điểm bị đĩa đệm chèn ép. Người bệnh có thể không cảm nhận được nóng, lạnh, hay đau…

2.5. Hạn chế khả năng vận động

Khả năng vận động bị hạn chế thường xuất hiện trong những giai đoạn sau của bệnh thoát vị đĩa đệm thắt lưng. Nguyên nhân là do:

  • Đau đớn dữ dội: Bất cứ cử động nào lúc này của người bệnh cũng có thể khiến đĩa đệm thoát vị chèn ép vào dây thần kinh và gây đau đớn cho người bệnh. Vậy nên, người bệnh lúc này bắt buộc phải nghỉ ngơi bất động cho đến khi triệu chứng đau được kiểm soát
  • Rối loạn dẫn truyền tín hiệu từ não: Các hoạt động vận động của chân tay là do thần kinh trung ương tại não bộ ra lệnh thông qua các dây thần kinh vận động.

Khi các dây thần kinh bị chèn ép bởi đĩa đệm thoát vị, tín hiệu từ não không xuống được hoặc sai lệch dẫn đến đến khiến người bệnh thực hiện các hành động không như ý muốn hoặc mất khả năng vận động

Thoát vị đĩa đệm có thể gây mất khả năng vận động
Thoát vị đĩa đệm có thể gây mất khả năng vận động

2.6. Rối loạn cơ thắt, đại tiểu tiện

Dây thần kinh thực vật chi phối hoạt động đại – tiểu tiện của người bệnh có rễ xuất phát từ cột sống thắt lưng. Vậy nên, khi các đĩa đệm ở cột sống thắt lưng bị thoát vị chèn ép vào rễ dây thần kinh này sẽ khiến cho người bệnh không tự chủ được hoạt động đại – tiểu tiện của mình.

Trương lực cơ bàng quang hay nhu động tống phân ra ngoài của đại tràng bị rối loạn khiến cho người bệnh đi vệ sinh một cách không tự chủ.

2.7. Đau thần kinh tọa

Dây thần kinh tọa là hệ dây thần kinh lớn nhất của cơ thể chi phối hoạt động vận động từ phần thắt lưng xuống tận dưới bàn chân. Dây thần kinh này chạy qua phần ống sống của đốt sống thắt lưng L4 – L5.

Vậy nên, khi đĩa đệm ở vị trí này bị thoát vị và chèn ép vào dây thần kinh sẽ khiến người bệnh bị đau dây thần kinh tọa. Cơn đau, tê nhức râm ran sẽ lan đến phần mông, đùi, cẳng chân và bàn chân khiến người bệnh vô cùng khó chịu.

Triệu chứng đau thần kinh tọa
Triệu chứng đau thần kinh tọa

2.8. Rối loạn dây thần kinh thực vật

Các đĩa đệm bị thoát vị có thể chèn ép vào các dây thần kinh thực vật – điều tiết các phản ứng của cơ thể dưới các tác động từ bên ngoài mà không tuân thủ theo ý muốn chủ quan của con người.

Các biểu hiện của rối loạn dây thần kinh thực vật có thể bao gồm: tăng nhịp tim, rối loạn đại tiểu tiện, rối loạn nhu động ruột – dạ dày….

2.9. Một số triệu chứng khác như sốt, ho, sụt cân

Ngoài các triệu chứng đã nêu trên, thoát vị đĩa đệm thắt lưng còn khiến người bệnh cảm thấy căng thẳng, stress liên tục làm suy giảm hệ miễn dịch, dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn gây ra triệu chứng: sốt, ho, sụt cân….

3. Biến chứng của thoát vị đĩa đệm

Trong khi những triệu chứng thoát vị đĩa đệm thắt lưng khiến người bệnh khó chịu thì các biến chứng của nó lại đe dọa trực tiếp tới sức khỏe của người bệnh.

Những biến chứng nguy hiểm mà thoát vị đĩa đệm có thể gây ra
Những biến chứng nguy hiểm mà thoát vị đĩa đệm có thể gây ra

3.1. Tổn thương thần kinh

Các chèn ép cơ học của đĩa đệm lên các dây thần kinh sẽ gây ra các tổn thương. Hậu quả là người bệnh có thể gặp các vấn đề liên quan đến hệ thần kinh như:

  • Đau rễ dây thần kinh
  • Viêm dây thần kinh

Tổn thương thần kinh khiến người bệnh bị đau đớn dữ dội đặc biệt là khi vận động hoặc khi hắt hơi, ho. Đây là hậu quả đầu tiên do thoát vị đĩa đệm thắt lưng gây ra và là mở màn cho các biến chứng nguy hiểm tiếp theo.

3.2. Mất tự chủ khi đại tiểu tiện

Là một trong những hậu quả xuất hiện sau khi dây thần kinh thực vật chi phối hoạt động đại tiểu tiện bị tổn thương. Các cơ thắt bàng quang, cơ thắt hậu môn không còn được kiểm soát bởi những tín hiệu từ não đưa xuống qua dây thần kinh và trở nên nhạy cảm trước các tác động từ môi trường bên ngoài.

Hậu quả là người bệnh đại tiểu tiện một các thiếu tự chủ. Đây là một biến chứng không chỉ gây tổn thương cho sức khỏe mà còn tổn thương lớn đến tinh thần của người bệnh. Người thân nên quan tâm, động viên người bệnh để người bệnh có tinh thần tốt hơn.

Mất tự chủ việc tiểu tiện
Mất tự chủ việc tiểu tiện

3.3. Mất cảm giác nóng lạnh

Các dây thần kinh cảm giác bị tổn thương là nguyên nhân dẫn đến mất cảm giác nóng, lạnh ở người bệnh. Tuy không cảm nhận được nóng, lạnh nhưng người bệnh vẫn có thể bị bỏng, hoại tử… khi tiếp xúc với các vật có nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh. Đây cũng là nguyên nhân khiến người bệnh gặp nguy hiểm khi biến chứng này xuất hiện.

3.4. Teo cơ

Teo cơ là một biến chứng rất nguy hiểm do thoát vị đĩa đệm thắt lưng gây ra. Khi bệnh tiến triển nặng, các cơn đau chạy dọc theo dây thần kinh kết hợp với việc hạn chế vận động trong thời gian dài khiến trương lực cơ của các cơ dần dần giảm đi, cấu trúc cơ bớt độ săn chắc và teo lại.

Teo cơ chi rất khó phục hồi. Biến chứng này khiến các hoạt động sống bình thường của người bệnh bị ảnh hưởng trầm trọng. Người bệnh có thể bị giảm khả năng di chuyển, mất khả năng lao động…

3.5. Liệt toàn thân

Đây là biến chứng nguy hiểm nhất mà người bệnh thoát vị đĩa đệm có thể gặp phải. Toàn bộ hệ thống dây thần kinh vận động bị tổn thương trầm trọng khiến người bệnh bị liệt toàn thân và phải cố định một chỗ.

Biến chứng này ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe thể chất và tinh thần của người bệnh đồng thời gây ra những gánh nặng và mất mát kinh tế, tinh thần cho gia đình và người thân.

4. Các phương pháp chẩn đoán bệnh thoát vị đĩa đệm

Những triệu chứng thoát vị đĩa đệm thắt lưng không quá đặc biệt. Vậy nên, chỉ dựa vào triệu chứng sẽ rất khó để đưa ra những kết luận về bệnh lý này. Dưới đây là các phương pháp giúp người bệnh phát hiện xem mình có đang bị thoát vị đĩa đệm hay không.

4.1. 6 cách kiểm tra vật lý với thoát vị đĩa đệm

4.1.1. Kiểm tra phản xạ của đầu gối

Kiểm tra phản xạ của đầu gối
Kiểm tra phản xạ của đầu gối

Cách thực hiện:

Bước 1: Để người bệnh ngồi trên chỗ cao, cẳng chân thả lỏng tự do.

Bước 2: Dùng tay nắm vào bắp đùi của bệnh nhân

Bước 3: Dùng búa cao su gõ nhẹ vào phần xương bánh chè ở cẳng chân

Quan sát:

Nếu bó cơ ở đùi giật và chân duỗi thẳng ra thì người bệnh có phản xạ bình thường. Nếu không thì chứng tỏ dây thần kinh cảm giác đã bị tổn thương do bị đĩa đệm thoát vị chèn ép ở vùng cột sống.

4.1.2. Kéo cẳng chân

Cách kiểm tra:

Bước 1: Để người bệnh nằm thẳng trên giường hoặc sàn nhà

Bước 2: Nắm vào phần mắt cá chân của bệnh nhân rồi kéo từ từ

Hỏi bệnh nhân:

Nếu người bệnh cảm thấy đỡ đau ở cẳng chân khi thực hiện động tác kéo thì rất có thể cơn đau hiện tại của người bệnh là do thoát vị đĩa đệm thắt lưng gây ra.

4.1.3. Phản xạ Hoffman

Cách thực hiện:

Phương pháp này rất đơn giản. Người bệnh chỉ cần nhờ một người khác nắm hoặc chạm vào đầu ngón áp út. Nếu ngón tay này không co lại thì rất có thể cơn đau vùng thắt lưng của bạn là do thoát vị đĩa đệm chèn ép vào dây thần kinh gây ra.

4.1.4. Hạ thấp đột ngột

Cách kiểm tra: Người bệnh ngồi lên một chiếc ghế sau đó đột ngột hạ thấp nửa người trên về phía trước đồng thời duỗi thẳng chân ra trước mặt. Nếu chân bị đau thì đây cũng là dấu hiệu cảnh báo có thể bạn đã bị thoát vị đĩa đệm.

4.1.5. Kéo căng dây thần kinh chi trước

Cách kiểm tra:

Bước 1: Để người bệnh ngồi trên một chiếc ghế

Bước 2: Người bệnh từ từ đưa hai tay ra phía trước mặt sao cho bắp tay song song và gập khuỷu tay tạo thành một góc vuông, cổ tay quay về phía lưng

Bước 3: Cổ tay giữ nguyên, nhẹ nhàng duỗi thẳng tay ra phía trước rồi đưa thẳng tay về phía sau

Kết luận:

Nếu người bệnh bị đau cánh tay thì chứng tỏ người bệnh bị thoát vị đĩa đệm cột sống vùng cổ.

4.2. Kiểm tra bằng phương pháp hiện đại

Để đi đến kết luận chính xác nhất, người bệnh cần được kiểm tra bằng các loại trang thiết bị hiện đại bao gồm:

4.2.1. Chụp MRI (cộng hưởng từ)

Đây là phương pháp xác định thoát vị đĩa đệm chính xác nhất. Chụp MRI giúp xây dựng lại cấu trúc 3D của cột sống. Qua đó, bác sĩ quan sát được chính xác vị trí của đĩa đệm và mức độ xâm lấn của chúng đến các cấu trúc xung quanh. Chụp cộng hưởng từ MRI là phương pháp kiểm tra cận lâm sàng đóng vai trò chẩn đoán thoát vị đĩa đệm.

Chụp cộng hưởng từ MRI để phát hiện thoát vị đĩa đệm
Chụp cộng hưởng từ MRI để phát hiện thoát vị đĩa đệm

4.2.2. Chụp X quang

X quang không phải là phương pháp giúp chẩn đoán thoát vị đĩa đệm. Các kết quả chụp X – quang trong trường hợp này giúp bác sĩ loại trừ các nguyên nhân từ chấn thương cột sống gây ra các cơn đau lưng đế có biện pháp điều trị chính xác nhất.

4.2.3. Cắt lớp (CT scan)

Chụp cắt lớp CT cho thấy hình ảnh của tủy sống và các cấu trúc xung quanh. Nhờ phương pháp này, các bác sĩ có thể xác định được là đĩa đệm đã chèn ép vào tủy sống của người bệnh hay chưa.

5. Làm gì khi có dấu hiệu thoát vị đĩa đệm?

Khi xuất hiện triệu chứng thoát vị đĩa đệm, bạn cần lưu ý những điều sau để nhanh chóng thoát khỏi sự hành hạ của những cơn đau.

5.1. Nằm nghỉ ngơi, thư giãn

Nằm nghỉ thư giãn
Nằm nghỉ thư giãn

Các nghiên cứu cho thấy việc nằm nghỉ ngơi, thư giãn khi cơn đau xuất hiện sẽ kích thích các tế bào trong cơ thể tăng hoạt động tái tạo và phục hồi tổn thương. Bên cạnh đó, não bộ kích thích cơ thể bài tiết ra các hóa chất tương tự như các loại thuốc giảm đau giúp người bệnh bớt đau và thoải mái hơn rất nhiều.

5.2. Khám tại cơ sở y tế có chuyên môn cao

Khi xuất hiện các triệu chứng thoát vị đĩa đệm thắt lưng, bạn cần tìm kiếm sự giúp đỡ của các chuyên gia tại các cơ sở uy tín. Điều này sẽ đảm bảo bạn được chẩn đoán chính xác nhất về nguyên nhân và mức độ của bệnh cũng như đảm bảo bạn có một phác đồ điều trị phù hợp và hiệu quả nhất.

5.3. Nên điều trị sớm để tránh những nguy cơ lâu dài

Phát hiện và điều trị sớm sẽ tăng khả năng phục hồi đồng thời ngăn chặn được những biến chứng nguy hiểm của bệnh. Ngay khi phát hiện những triệu chứng đầu tiên của thoát vị đĩa đệm thắt lưng, bạn hãy đến ngay các cơ sở y tế và tìm kiếm lời khuyên của bác sĩ.

Hiện nay, những phương pháp điều trị an toàn, sử dụng ngay tại nhà được nhiều khác hàng lựa chọn. Một trong số đó chính là dòng đai kéo giãn cột sống Hàn Quốc DiskDr.

Video khách hàng được người quen giới thiệu đai lưng DiskDr.

Đây là dòng sản phẩm cao cấp, khác biệt với các loại đai thông thường trên thị trường. Đai sử dụng cơ thế bơm hơi giúp kéo giãn các đốt sống theo chiều dọc, gia tăng khoảng cách đốt sống và giảm áp lực chèn ép lên các dây thần kinh.

Với hơn 9 năm có mặt tại Việt Nam, Đai kéo giãn DiskDr đã giúp hàng chục ngàn khách hàng quên đi những cơn đau mỏi do thoát vị đĩa đệm. Đây chắc chắn là một sự lựa chọn mà bạn có thể tham khảo để sử dụng và điều trị ngay tại nhà HIỆU QUẢ.

Các bạn có thể qua DÙNG THỬ để cảm nhận sản phẩm tại 2 địa chỉ:

  • 96 Nguyễn Lương Bằng – Phường Nam Đồng – Đống Đa – Hà Nội
  • 436 Hai Bà Trưng – Phường Tân Định – Quận 1 – Hồ Chí Minh


Video lần đầu đi dùng thử đai lưng DiskDr.

Hy vọng với những chia sẻ cụ thể của chúng tôi về những triệu chứng thoát vị đĩa đệm thắt lưng sẽ giúp bạn nhận biết được tình trạng sức khỏe của mình và sớm tìm được giải pháp. Chúc bạn nhiều sức khỏe!

ĐẶT HÀNG NHANH
Vui lòng nhập thông tin đặt hàng của bạn. Đối với sản phẩm có kích cỡ (size), chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ với bạn qua điện thoại để tư vấn sản phẩm phù hợp.
 

Để quay lại trang đang xem nhấn vào nút X ở góc trên bên phải.

YÊU CẦU DISKDR TƯ VẤN
Bạn cần tư vấn về sản phẩm phù hợp cho bệnh cột sống? Hãy để lại thông tin, chuyên gia của chúng tôi sẽ gọi điện tư vấn cho bạn.

Để quay lại trang đang xem nhấn vào nút X ở góc trên bên phải.