Cách chữa thoát vị đĩa đệm L4 L5 hiệu quả

Trong tất cả các đĩa đệm của cột sống thắt lưng, đĩa đệm ở vị trí L4 L5 dễ bị thoát vị nhất. Cách chữa thoát vị đĩa đệm L4 L5 nào đem lại hiệu quả nhất, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

1. Tìm hiểu về thoát vị đĩa đệm L4 L5

1.1. Thoát vị đĩa đệm L4 L5 là gì?

Vị trí đốt sống L4 L5
Vị trí đốt sống L4 L5

Đĩa đệm nằm giữa hai đốt sống lưng L4 L5 được ví như một bộ phận giảm xóc giúp cột sống tránh được những chấn thương trong quá trình vận động và làm cho các cử động cúi, xoay người trở nên linh hoạt dễ dàng hơn.

Thoát vị đĩa đệm L4 L5 là tình trạng bao xơ của đĩa đệm bị nứt rách khiến nhân nhầy bên trong đĩa đệm bị thoát ra ngoài chèn ép vào rễ thần kinh, tủy sống gây ra những cơn đau nhức vô cùng khó chịu cho người bệnh.

1.2. Nguyên nhân

Thoát vị đĩa đệm L4 L5 có thể bắt nguồn từ các nguyên nhân như:

  • Thoái hóa sinh học: Tuổi càng cao đĩa đệm dễ bị mất nước bào mòn và tổn thương.
  • Hoạt động sai tư thế: Cúi quá lâu hoặc quá ưỡn, ngồi cong vẹo cột sống khiến đĩa đệm bị dịch chuyển khỏi vị trí ban đầu.
  • Chấn thương: Ngã, tai nạn giao thông khiến bao xơ bị nứt rách, nhân nhầy thoát ra ngoài.
  • Chế độ sinh hoạt không hợp lý: Ăn uống thiếu chất làm đĩa đệm bị xơ hóa, bào mòn.

1.3. Triệu chứng

Thoát vị đĩa đệm L4 L5 thường biểu hiện ra bên ngoài thông qua các triệu chứng điển hình như:

  • Cảm giác đau nhói vùng thắt lưng.
  • Xuất hiện cơn đau kéo dài từ thắt lưng xuống hông rồi xuống đùi, cẳng chân, bàn chân và các ngón chân gây ra nhiều khó khăn trong việc di chuyển cho bệnh nhân.
  • Đau và tê ở các ngón chân và lan rộng đến tận mông.
  • Đau tăng dần khi vận động và giảm khi nghỉ ngơi.
  • Tiểu bí, tiểu khó, tiểu rát, đại tiểu tiện không tự chủ do dây thần kinh thắt lưng bị chèn ép gây rối loạn cơ thắt.

2. Cách chữa thoát vị đĩa đệm L4 L5

Điều trị thoát vị đĩa đệm có rất nhiều phương pháp khác nhau, bao gồm 2 phương pháp chính là điều trị nội khoa (thuốc uống, thuốc tiêm) và điều trị ngoại khoa (vật lý trị liệu, phẫu thuật).

2.1. Điều trị thoát vị đĩa đệm L4 L5 không phẫu thuật

2.1.1. Thuốc Tây Y

Thuốc Tây Y giúp làm giảm nhanh các cơn đau do thoát vị đĩa đệm gây ra
Thuốc Tây Y giúp làm giảm nhanh các cơn đau do thoát vị đĩa đệm gây ra

4 loại thuốc Tây Y thường được sử dụng để điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng bao gồm:

  • Nhóm thuốc giảm đau: Paracetamol, Aspirin và một số NSAID
  • Nhóm thuốc chống viêm không Steroid: diclofenac, meloxicam,…
  • Nhóm thuốc thần kinh chủ yếu là vitamin nhóm B như B1, B6, B12
  • Nhóm thuốc tiêm ngoài màng cứng như Hydrocortison acetate hoặc Depo medrol.

Các loại thuốc Tây với dược tính mạnh giúp làm giảm đau và cải thiện tình trạng của bệnh nhanh chóng. Tuy nhiên nếu quá lạm dụng có thể gây ra rất nhiều tác dụng phụ cho gan, thận và dạ dày.

Vì thế khi sử dụng thuốc tây để điều trị thoát vị đĩa đệm bệnh nhân cần lưu ý:

  • Dùng thuốc đúng liều lượng đã quy định theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý tăng liều.
  • Đối với các loại thuốc tiêm, việc tiêm phải được tiến hành bởi các bác sĩ giàu kinh nghiệm trong một môi trường vô khuẩn hoàn toàn.

2.1.2. Chữa thoát vị đĩa đệm L4 L5 bằng thuốc nam

Bên cạnh các loại thuốc Tây y, sử dụng thuốc nam để trị bệnh cũng là phương pháp được rất nhiều bệnh nhân lựa chọn vì tính an toàn, hiệu quả, không tác dụng phụ. Dưới đây là một số bài thuốc nam chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà phổ biến nhất.

Bài thuốc từ cây ngải cứu

Bài thuốc từ ngải cứu
Ngải cứu chữa thoát vị đĩa đệm rất hiệu quả

Các thành phần trong cây ngải cứu có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm tự nhiên nên giúp giảm triệu chứng sưng đau do thoát vị đĩa đệm gây ra.

Nguyên liệu: 400g lá ngải cứu tươi, 1 thìa cà phê muối hạt to

Cách làm:

  • Ngải cứu rửa sạch, để cho ráo nước rồi đem rang với muối hạt to.
  • Đổ ngải cứu ra một miếng vải sạch và đắp lên các vị trí bị thoát vị đĩa đệm.
  • Ngày đắp từ 2 – 3 lần để thấy các cơn đau giảm dần.

Bài thuốc trị thoát vị đĩa đệm từ cỏ xước

Cây cỏ xước
Cây cỏ xước

Theo Đông y, cỏ xước có vị chua hơi đắng, tính mát có tác dụng hoạt huyết, tiêu viêm. Dân gian thường sử dụng loại cây này để điều trị các bệnh liên quan đến xương khớp trong đó có thoát vị đĩa đệm.

Nguyên liệu: 40g cỏ xước, 30g hy thiên, 20g cỏ mực, 20g thổ phục linh,12g ké đầu ngựa, 12g ngải cứu.

Cách thực hiện:

  • Các nguyên liệu đem rửa sạch sau đó cho vào ấm sắc cùng với 2 lít nước
  • Đến khi nước cạn còn 2 bát con thì tắt bếp
  • Chia làm hai lần uống ngay trong ngày.

Chữa thoát vị đĩa đệm L4 L5 bằng hạt đu đủ

Hạt đu đủ chín chữa thoát vị đĩa đệm
Hạt đu đủ chín chữa thoát vị đĩa đệm

Trong dân gian hạt đu đủ chín được biết đến với khả năng làm mềm và giãn cơ, kích thích lưu thông máu, giúp cải thiện cơn đau do thoát vị chèn ép dây thần kinh gây ra.

Nguyên liệu: 1 quả đu đủ chín.

Cách thực hiện:

  • Quả đu đủ chín đem bổ đôi, tách lấy hạt.
  • Cho hạt vào rổ và dùng tay chà xát nhẹ để cho lớp màng bọc ngoại hạt bong ra rồi rửa sạch để ráo nước.
  • Giã nát hạt đu đủ và bọc vào miếng vải sạch, đắp lên vị trí bị đau nhức trong khoảng 15 phút.
  • Thực hiện đắp hạt đu đủ 1 lần/ngày, liên tục trong 1 tháng để thấy hiệu quả trị bệnh.

2.1.3. Vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu chữa thoát vị đĩa đệm là việc sử dụng các yếu tố vật lý tự nhiên hoặc nhân tạo như nhiệt, điện, lực kéo…tác động lên vị trí bị thoát vị để giảm đau, tăng tầm vận động và phục hồi chức năng của đĩa đệm sau phẫu thuật.

Các liệu pháp vật lý trị liệu thường dùng để chữa thoát vị đĩa đệm L4 L5 bao gồm:

  • Nhiệt trị liệu: Sử dụng các tác nhân gây nhiệt tác động lên vùng thoát vị để mang lại hiệu quả trị bệnh. Có 2 loại nhiệt được sử dụng là nhiệt nóng và nhiệt lạnh.
  • Điện trị liệu: Dùng dòng điện để kích thích dẫn truyền thần kinh lên não để giảm sự co thắt của các cơ, giúp làm giảm các cơn đau cấp.
  • Laser: Ứng dụng năng lượng của tia laser để triệt tiêu lượng nhân nhầy tại đĩa đệm, hạn chế sự chèn ép của đĩa đệm lên cột sống.
  • Máy kéo giãn cột sống: Lực kéo của máy giúp tạo nới rộng khoang đốt sống, từ đó giúp:
    • Làm giảm áp lực cho nội đĩa đệm
    • Kích thích máu và khí huyết lưu thông
    • Tăng cường chuyển hóa chất dinh dưỡng nuôi đĩa đệm
    • Giải phóng chèn ép cho dây thần kinh, giảm đau.
    • Đặc biệt khi khoảng cách giữa hai đốt sống giãn, các đĩa đệm mới thoát vị sẽ có điều kiện thuận lợi để dịch chuyển về vị trí ban đầu.
  • Đai kéo giãn cột sống: Có cơ chế hoạt động tương tự như máy kéo giãn cột sống nhưng gọn nhẹ và tiện sử dụng hơn. Bệnh nhân có thể sử dụng đai kéo giãn để hỗ trợ trị bệnh ngay tại nhà với chi phí mua đai tương đối rẻ.

Trên thị trường có vô vàn loại đai khác nhau nhưng không phải loại đai nào cũng cho hiệu quả trị bệnh như mong đợi. Duy chỉ có đai kéo giãn cột sống của DiskDr. là được rất nhiều bác sĩ và bệnh nhân đánh giá cao.

Đai kéo giãn cột sống lưng DiskDr. giải pháp hỗ trợ bệnh hoàn hảo cho những bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm.
Đai kéo giãn cột sống lưng DiskDr. giải pháp hỗ trợ bệnh hoàn hảo cho những bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm.

DiskDr là dòng đai đầu tiên sử dụng công nghệ kéo giãn bằng hơi giúp lực kéo mạnh, chắc, giúp gia tăng khoảng cách giữa các đốt sống thêm khoảng 3mm. Ngoài khả năng kéo giãn, DiskDr. cũng được trang bị thêm chức năng cố định và nắn chỉnh cột sống phục vụ việc điều chỉnh các khớp và đĩa đệm bị sai lệch về vị trí ban đầu.

2.1.4. Xoa bóp, massage

Xoa bóp chữa thoát vị đĩa đệm là liệu pháp sử dụng các bộ phận của bàn tay như ngón tay, mu bàn tay, lòng bàn tay để tác động lên các huyệt đạo, da thịt và gân khớp của người bệnh.

Tác dụng của xoa bóp:

  • Làm giãn cơ
  • Tăng cường khả năng lưu thông máu
  • Giảm triệu chứng đau và sưng viêm.

Thông thường một quy trình chữa thoát vị đĩa đệm  bằng xoa bóp, massage sẽ bao gồm 4 thao tác: xoa, bóp, lăn và day lặp đi lặp lại nhiều lần.

Lưu ý: Khi massage bệnh nhân nên dùng một lực vừa phải, theo mức độ tăng dần, tránh dùng lực mạnh ngay từ đầu sẽ khiến bệnh nhân bị đau và làm cho tình trạng của bệnh trở nên nặng hơn.

Massage lưng chữa thoát vị đĩa đệm
Massage lưng chữa thoát vị đĩa đệm

2.1.5. Châm cứu

Là phương pháp sử dụng kim châm vào các huyệt đạo trên cơ thể giúp kích thích khí huyết lưu thông từ đó giúp giảm đau.

Hiện nay có ba phương pháp châm cứu chữa thoát vị đĩa đệm phổ biến là: thủy châm, điện châm và châm cứu với tinh dầu ngải.

Lưu ý: Việc tiến hành châm cứu phải hết sức chuẩn xác và đúng huyệt đạo, nếu sai có thể khiến cho bệnh nặng hơn. Thậm chí một số trường hợp còn dẫn đến liệt và teo cơ do châm nhầm vào dây thần kinh cột sống. Do đó, bệnh nhân nên thực hiện châm cứu ở các cơ sở khám chữa bệnh uy tín và quá trình châm cứu sẽ diễn ra bởi các bác sĩ dày dặn kinh nghiệm.

Xem thêm: Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng châm cứu

Châm cứu chữa thoát vị đĩa đệm
Châm cứu chữa thoát vị đĩa đệm

2.1.6. 10 bài tập chữa thoát vị đĩa đệm L4 L5

Đối với các bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm L4 L5 nếu thường xuyên tập luyện 10 bài tập vận động dưới đây sẽ giúp kéo giãn cột sống, giảm đau và tăng sự linh hoạt khi vận động cho các đốt sống.

Bài tập hình cánh cung

Bài tập cánh cung
Bài tập cánh cung

Cách thực hiện:

  • Bệnh nhân nằm sấp, hai tay duỗi dọc theo cơ thể.
  • Từ từ gập hai cẳng chân về phía mông. Đưa hai tay ra sau kéo lấy cổ chân đồng thời hít vào, ngực nâng lên khỏi mặt đất và mắt nhìn hướng về phía trước.
  • Giữ nhịp thở ổn định trong 15 – 20 giây, toàn thân uốn cong và căng như cây cung.
  • Thở ra và nhẹ nhàng đưa chân tay về vị trí ban đầu.

Động tác gập người

Động tác gập người
Động tác gập người

Cách thực hiện:

  • Bệnh nhân ngồi trên thảm, lưng thẳng, hai chân duỗi về phía trước.
  • Từ từ cúi người xuống sao cho ngực chạm đầu gối, vươn hai tay dài về phía trước giữ lấy hai lòng bàn chân. Cố gắng ép lưng và vươn người về phía trước càng xa càng tốt.
  • Giữ tư thế trong khoảng 30 giây rồi trở về trạng thái ban đầu.
  • Lặp lại động tác khoảng 10 lần.

Bài tập nâng chân

Bài tập nâng chân
Bài tập nâng chân

Cách thực hiện:

  • Bệnh nhân nằm ngửa trên sàn, hai tay để ngang hai bên vai, đầu gối hai chân chống.
  • Đưa một chân thẳng lên trên.
  • Dùng lực của vai kết hợp với chân co làm trụ nâng lưng và mông lên trên sao cho thân và chân tạo thành một đường thẳng.
  • Giữ tư thế trong khoảng 5 giây rồi đổi bên làm tương tự với chân còn lại.
  • Thực hiện động tác 4 lần.

Tư thế hít đất

Tư thế hít đất
Tư thế hít đất

Cách thực hiện:

  • Bệnh nhân nằm sấp, đặt hai khuỷu tay xuống sàn.
  • Kiếng ngón chân, dùng lực của bàn tay nâng người lên khỏi mặt sàn, lưng thẳng không cong.
  • Giữ tư thế trong khoảng 30 giây rồi từ từ hạ xuống.
  • Lặp đi lặp lại khoảng 10 lần.

Bài tập yoga cho người thoát vị đĩa đệm

Động tác rắn hổ mang trong yoga
Động tác rắn hổ mang trong yoga

Cách thực hiện:

  • Bệnh nhân nằm sấp trên sàn nhà hai chân duỗi thẳng, đầu cúi xuống, hai tay đặt dưới trán.
  • Từ từ đẩy khuỷu tay và nâng thân trước lên một góc 45 độ, phần hông giữ nguyên không xê dịch khỏi sàn nha.
  • Giữ tư thế trong khoảng 10 giây rồi từ từ hạ cơ thể xuống về tư thế ban đầu.
  • Thực hiện động tác khoảng 10 lần liên tục.

Thực hiện động tác nghiêng đầu, hạ thấp vai

Bài tập nghiêng đầu
Bài tập nghiêng đầu

Cách thực hiện:

  • Nghiêng đầu về một bên vai trong khoảng 15 – 30 giây
  • Kéo vai đối diện xuống để làm căng cơ bắp.
  • Lặp lại động tác 2 – 4 lần cho từng bên vai.

Bài tập kéo trái tay

  • Bệnh nhân nghiêng cổ qua bên trái, tay phải đặt ở cằm, tay trái đặt trên đầu để tạo thêm áp lực.
  • Kéo giãn đầu về phía vai trái cho đến khi phần cổ bên phải được kéo giãn.
  • Giữ tư thế trong 10 giây rồi đổi bên.

Bài tập thể dục thoát vị đĩa đệm

Bài tập thể dục
Bài tập thể dục
  • Bệnh nhân đứng thẳng, hai chân rộng bằng vai, hai tay ngang hai bên lòng bàn tay úp.
  • Xoay người sang bên trái 90 độ, tay trái đưa thẳng lên trời, tay phải chạm chân trái.
  • Đưa mắt nhìn theo tay phía trên khoảng 10 giây rồi trở về tư thế ban đầu và đổi bên.

Bài tập chống đẩy nhịp điệu

Bài tập chống đẩy
Bài tập chống đẩy

Cách thực hiện:

  • Bắt đầu ở tư thế chống đẩy bệnh nhân từ từ hạ người xuống thở ra và nâng người lên cao nhịp nhàng.
  • Thực hiện động tác khoảng 5 lần.

Tư thế co người

Tư thế co người
Tư thế co người

Cách thực hiện:

  • Bệnh nhân ở tư thế quỳ bò với hai tay và hai đầu gối chống thẳng xuống sàn.
  • Hít thở sâu và từ từ đẩy hông lên cao, từ từ đưa tay dịch dần về phía chân để toàn bộ cơ thể trông giống hình ngọn núi.
  • Giữ tư thế trong khoảng 10 giây sau đó về trạng thái ban đầu.

2.2. Phẫu thuật

Phẫu thuật là biện pháp điều trị thoát vị đĩa đệm L4 L5 ngoại khoa thường được áp dụng trong các trường hợp như:

  • Thoát vị đĩa đệm gây đau thần kinh tọa nặng
  • Điều trị bảo tồn tích cực sau 6 – 8 tuần thất bại
  • Thoát vị đĩa đệm tái phát sau mổ
  • Thoát vị đĩa đệm có biến chứng: liệt vận động hoặc chùm đuôi ngựa.

Hiện nay có hai phương pháp phẫu thuật thoát vị đĩa đệm chủ yếu được áp dụng là: mổ hở và mổ nội soi

2.2.1 Phẫu thuật mổ hở

Các bác sĩ sẽ tiến hành dùng dao rạch một đường dài từ 4 – 6 cm dưới da, cắt dây chằng một bên và một phần của bản sống và lấy bỏ khối thoát vị.

Đây là phương pháp mổ truyền thống được áp dụng rộng rãi trên thế giới. Phương pháp này không cần sử dụng đến những trang bị đắt tiền nhưng lại ẩn chứa nhiều rủi ro sau phẫu thuật như: chảy máu, nhiễm trùng vết mổ hơn nữa thời gian hồi phục khá lâu. Chi phí tham khảo cho một ca phẫu thuật mổ hở thường dao động trong khoảng 18 – 20 triệu đồng.

Mổ hở
Mổ hở là phương pháp phẫu thuật truyền thống có từ rất lâu trên thế giới

2.2.2 Phẫu thuật mổ nội soi

Một vài năm trở lại đây rất nhiều bệnh viện đã áp dụng phương pháp mổ nội soi trong điều trị thoát vị đĩa đệm. Với phương pháp này, các bác sĩ sẽ tiến hành đưa ống nội soi chứa dụng cụ phẫu thuật qua các lỗ liên bản sống và liên hợp vào bên trong cột sống và tiến hành cắt bỏ các phần đĩa đệm bị thoát vị ra ngoài.

Đây là kỹ thuật mổ hiện đại và rất tiên tiến. So với mổ hở truyền thống thì có nhiều ưu việt hơn như:

  • Thời gian phẫu thuật ngắn
  • Bệnh nhân không bị mất máu nhiều
  • Tốc độ hồi phục bệnh nhanh chóng.

Tuy nhiên chi phí phẫu thuật khá cao khoảng 18 – 20 triệu đồng/ca phẫu thuật.

Phẫu thuật mổ nội soi thoát vị đĩa đệm
Phẫu thuật mổ nội soi thoát vị đĩa đệm

2.2.3 Địa chỉ mổ thoát vị đĩa đệm uy tín

Thành công của ca phẫu thuật thoát vị đĩa đệm phụ thuộc rất lớn vào đội ngũ bác sĩ và các trang thiết bị phẫu thuật. Chính vì vậy, để đạt kết quả điều trị tốt bệnh nhân nên đến các bệnh viện chuyên khoa uy tín để thực hiện phẫu thuật. Dưới đây là một số bệnh viện bệnh nhân có thể tham khảo:

  • Bệnh viện Việt Đức. Địa chỉ: 40 Tràng Thi, Hàng Bông, Hoàn Kiếm, Hà Nội – Điện thoại: 024 3825 3531.
  • Bệnh viện Quân Y 103. Địa chỉ: 261 Phùng Hưng, P. Phúc La, Hà Đông, Hà Nội – Điện thoại: (024) 3356 6713 – 096 781 1616
  • Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Địa chỉ: Số 1 Trần Hưng Đạo, Bạch Đằng, Hai Bà Trưng, Hà Nội – Điện thoại: 024 6278 4126
  • Bệnh viện Chợ Rẫy. Địa chỉ: 201B Nguyễn Chí Thanh, Phường 12, Quận 5, Hồ Chí Minh – Điện thoại: (84-028) 3855 4137 – (84-028) 3855 4138

3. Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm L4 L5

Bệnh thoát vị có nguy cơ bị tái phát lại. Do đó, bệnh nhân cần phải chủ động có các biện pháp phòng tránh thích hợp như:

  • Hạn chế mang vác vật nặng quá sức bằng lưng, khi mang vác vật nặng cần thực hiện đúng tư thế.
  • Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao để tăng cường sức mạnh cho xương khớp.
  • Duy trì cân nặng hợp lý, lên kế hoạch giảm cân khi bị béo phì.
  • Bổ sung thực phẩm dinh dưỡng giàu canxi, omega 3, vitamin, chất xơ vào chế độ ăn hàng ngày.
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần để kiểm soát tốt bệnh thoát vị đĩa đệm.

Thoát vị đĩa đệm L4 L5 nếu không điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Trên đây là các cách chữa thoát vị đĩa đệm L4 L5 hiệu quả nhất. Khi có các biểu hiện của bệnh, bệnh nhân nên nhanh chóng đến các cơ sở chuyên khoa uy tín để các bác sĩ khám và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất. Chúc các bệnh nhân mau chóng khỏi bệnh.

ĐẶT HÀNG NHANH
Vui lòng nhập thông tin đặt hàng của bạn. Đối với sản phẩm có kích cỡ (size), chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ với bạn qua điện thoại để tư vấn sản phẩm phù hợp.
 

Để quay lại trang đang xem nhấn vào nút X ở góc trên bên phải.

YÊU CẦU DISKDR TƯ VẤN
Bạn cần tư vấn về sản phẩm phù hợp cho bệnh cột sống? Hãy để lại thông tin, chuyên gia của chúng tôi sẽ gọi điện tư vấn cho bạn.

Để quay lại trang đang xem nhấn vào nút X ở góc trên bên phải.