4 loại thuốc điều trị đau lưng cấp

Sử dụng thuốc điều trị đau lưng cấp là phương pháp được rất nhiều người lựa chọn để thoát khỏi sự hành hạ của những cơn đau lưng. Tuy nhiên, nhiều người bệnh có xu hướng lạm dụng thuốc điều trị gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe.

1. Các loại thuốc điều trị đau lưng cấp

1.1. Thuốc giảm đau

Thuốc giảm đau điều trị đau lưng cấp

Thuốc giảm đau điều trị đau lưng cấp

Đơn thuốc điều trị đau lưng cấp được sử dụng phổ biến nhất là các thuốc được bào chế từ hoạt chất Paracetamol như: Tylenol, Panadol, Paracetamol, Efferalgan… Thuốc có tác dụng nhanh chóng, làm cơn đau có thể được kiểm soát chỉ sau khoảng 30 phút sử dụng. Tuy nhiên, thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ như:

  • Dị ứng với thuốc: Xuất hiện các ban đỏ, mày đay, nôn, buồn nôn, chóng mặt, sốt cao…
  • Ít gặp: Giảm bạch cầu trung tính, giảm tiểu cầu và giảm hồng cầu…
  • Gây độc với gan khi sử dụng liều cao dài ngày

1.2. Thuốc chống viêm

Thuốc chống viêm thường được dùng trong các trường hợp đau lưng cấp có kèm theo triệu chứng sưng, nóng đỏ, viêm. Các thuốc chống viêm thường được sử dụng là các hoạt chất thuộc nhóm NSAIDs như: Aspirin, Diclofenac, Meloxicam, Celecoxib…

Ngoài tác dụng chống viêm, một số loại NSAIDs còn có khả năng giảm đau tương đương với Paracetamol, vậy nên, người bệnh đau lưng cấp có thể sử dụng đơn độc các loại thuốc này mà không cần kết hợp với Paracetamol để giảm đau.

Tuy có thể giúp người bệnh kiểm soát đồng thời hai triệu chứng cùng lúc, nhưng nhóm thuốc này cũng đem đến nhiều mối đe dọa đến người sử dụng:

  • Rủi ro trên hệ thống tim mạch: Thống kê cho thấy, nguy cơ suy tim tăng lên gấp đôi với những người sử dụng NSAIDs, bên cạnh đó, các nguy cơ về biến chứng mạch máu cũng tăng lên 33%.
  • Đe dọa sức khỏe tiêu hóa: Các nghiên cứu cho thấy, trong quá trình ức chế phản ứng viêm, các NSAIDs cũng ức chế việc sản sinh ra các chất nhầy tự nhiên trong cơ thể bao gồm chất nhầy trên niêm mạc dạ dày. Điều này trở thành mối đe dọa với những người bình thường và tăng cường nguy cơ biến chứng với những người đang mắc bệnh.
  • Suy giảm chức năng thận: Các thuốc NSAIDs có thể gây tăng huyết áp, giữ nước và làm giảm chức năng thận ở người bị bệnh thận.
  • Nhiễm độc gan: NSAIDs được cho rằng an toàn với gan nhất là Ibuprofen. Tuy nhiên, người bệnh vẫn cần thật cẩn trọng với tác dụng phụ này.

1.3. Thuốc giãn cơ

Thuốc giãn cơ được sử dụng khi người bệnh có dấu hiệu đau co cứng hoặc co thắt các vùng cơ ở lưng

Thuốc giãn cơ được sử dụng khi người bệnh có dấu hiệu đau co cứng hoặc co thắt các vùng cơ ở lưng

Các thuốc giãn cơ như: Decontractyl, Baclofen, Tizanidin, Chlorzoxazone… được sử dụng khi người bệnh có dấu hiệu đau co cứng hoặc co thắt các vùng cơ ở lưng. Các thuốc này giúp giảm trương cơ, thư giãn cơ từ đó khắc phục hiệu quả tình trạng co cứng.

Những lưu ý đáng ngại về nhóm thuốc giãn cơ này bao gồm:

  • Gây thoái hóa võng mạc, đục giác mạc làm tổn thương mắt
  • Gây chậm nhịp tim, hạ huyết áp làm người bệnh cảm thấy quay cuồng, hoa mắt, chóng mặt
  • Dị ứng thuốc: Đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn….

1.4. Các loại thuốc bổ trợ

Bên cạnh các loại thuốc trong phác đồ điều trị chính, các bác sĩ có thể chỉ định thêm một số loại đơn thuốc điều trị đau lưng cấp phối hợp tùy vào tình trạng của người bệnh như:

Kháng sinh: Thuốc kháng sinh được chỉ định trong trường hợp người bệnh xuất hiện các vết thương có nhiễm khuẩn. Tùy mức độ và loại nhiễm khuẩn mà người bệnh sử dụng các loại kháng sinh khác nhau như: Azithromycin, Ofloxacin, Amoxicillin…..

Tác dụng phụ thường gặp nhất của kháng sinh là tình trạng loạn khuẩn ruột gây ảnh hưởng trực tiếp đến hệ khuẩn đường tiêu hóa. Bên cạnh đó, đa số các loại kháng sinh đều được chuyển hóa ở gan và bài thải qua thận nên cần đặc biệt thận trọng khi sử dụng cho những người suy giảm chức năng gan thận.

Lưu ý: Để tránh tình trạng kháng kháng sinh gây ảnh hưởng đến quá trình điều trị sau này, người bệnh lưu ý, tuyệt đối không được tự ý mua hoặc lạm dụng thuốc.

2. Tác hại và lưu ý khi sử dụng thuốc tây

Thuốc Tây được ví như “con dao hai lưỡi” khi có thể điều trị nhanh chóng các triệu chứng khó chịu nhưng đồng thời cũng đem đến những tác dụng không mong muốn cho cơ thể người sử dụng.

2.1. Tác hại khi sử dụng thuốc tây

2.1.1. Gây mệt mỏi cho cơ thể

Mệt mỏi là tác dụng không mong muốn thường gặp ở những người sử dụng thuốc tây. Lý giải về điều này, các chuyên gia cho biết, khi bị đau lưng, bản thân người bệnh đã có những dấu hiệu mệt mỏi và khó chịu.

Để chuyển hóa, hấp thu thuốc khi uống, cơ thể buộc phải tiếp tục tạo phản ứng để tạo ra năng lượng. Uống càng nhiều thuốc thì mức năng lượng cần thiết càng nhiều và cảm giác mệt mỏi của người bệnh càng tăng.

Tác hại khi sử dụng thuốc tây

Tác hại khi sử dụng thuốc tây

2.1.2. Các vấn đề về tiêu hoá, dạ dày

Tác hại trên tiêu hóa, dạ dày cũng là vấn đề đáng quan tâm khi sử dụng thuốc tây. Tùy vào loại thuốc bạn sử dụng mà có thể gặp phải các tác dụng phụ khác nhau trên hệ thống tiêu hóa:

  • Kháng sinh: Các thuốc kháng sinh có tác dụng tiêu diệt hại khuẩn ở các vị trí nhiễm khuẩn. Tuy nhiên, khi vào đến hệ tiêu hóa, các dược chất này cũng có thể gây chết các lợi khuẩn đường ruột. Điều này khiến cho người bệnh có thể gặp phải tình trạng rối loạn tiêu hóa như: Đầy chướng bụng, táo bón, tiêu chảy…
  • Chống viêm: Các thuốc điều trị đau lưng cấp thuộc nhóm NSAIDs tạo ra tác dụng bằng cách ức chế hoạt động của enzym COX – 2, từ đó ngăn chặn sự tổng hợp của chất trung gian gây viêm Prostaglandin (PG). Tuy nhiên, khi PG bị ức chế, các chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày cũng không được tiết ra. Điều này có thể gây ra biến chứng xuất huyết, thủng dạ dày ở người bệnh dạ dày hoặc tăng nguy cơ viêm loét dạ dày ở người bình thường.
  • Ngoài ra, đa số các thuốc tây đều được chuyển hóa qua gan. Vì vậy, việc lạm dụng quá nhiều thuốc tây có thể tạo ra gánh nặng cho gan, ảnh hưởng đến chức năng gan.

Các vấn đề tiêu hoá, dạ dày khi sử dụng thuốc tây

Các vấn đề tiêu hoá, dạ dày khi sử dụng thuốc tây

2.1.3. Huyết áp

Huyết áp là chỉ số thể hiện cho áp lực của máu lên thành mạch. Chỉ số này bị ảnh hưởng bởi tốc độ bơm máu của tim, thể tích máu, khả năng lọc máu của thận và khả năng co giãn của thành mạch nên có thể dựa vào nó để đánh giá sức khỏe tim mạch của con người.

Một số loại thuốc tây như các thuốc giãn cơ có thể gây chậm nhịp tim làm giảm huyết áp dẫn đến giảm lưu lượng máu đưa đến các cơ quan, đặc biệt là não bộ khiến cho người bệnh dễ bị hoa mắt, chóng mặt…..

2.1.4. Ảnh hưởng đến thần kinh

Sử dụng thuốc tây sẽ làm ảnh hưởng đến thần kinh

Sử dụng thuốc tây sẽ làm ảnh hưởng đến thần kinh

Ảnh hưởng đến thần kinh là tác dụng phụ thường được tìm thấy trong các nhóm thuốc giãn cơ tác dụng lên hệ thần kinh trung ương. Cụ thể, người bệnh có thể gặp phải các triệu chứng điển hình như: buồn ngủ, chóng mặt, choáng váng và mệt mỏi.

Ngoài ra, một số thuốc có thể gây ra triệu chứng cai nghiện như: ảo giác, mất tỉnh táo, co giật…

2.2. Những lưu ý khi dùng đơn thuốc điều trị đau lưng cấp

Để tránh các tác dụng không mong muốn, người bệnh cần lưu ý một số điều sau khi sử dụng các loại thuốc tây để điều trị chứng đau lưng cấp:

  • Hạn chế sử dụng: Lạm dụng quá thường xuyên có thể khiến bạn phụ thuộc hoàn toàn vào thuốc đồng thời gặp phải những tác dụng không mong muốn như đã đề cập ở trên. Vậy nên, thay vì lạm dụng các loại thuốc điều trị triệu chứng, bạn nên lựa chọn những phương pháp có tính lâu dài và an toàn hơn.
  • Có sự chỉ định của bác sĩ, chuyên gia: Không tự ý sử dụng thuốc khi không có sự chỉ định của bác sĩ hoặc hướng dẫn từ các dược sĩ. Ý kiến từ những người có chuyên môn sẽ giúp bạn lựa chọn đúng loại thuốc, sử dụng đúng mức cần thiết và kiểm soát tốt những tác dụng không mong muốn có thể gặp phải trong quá trình sử dụng.

3. Một số bài thuốc dân gian chữa đau lưng cấp

Các bài thuốc điều trị đau lưng cấp từ dược liệu, thảo dược được đánh giá là biện pháp an toàn, hiệu quả và có thể sử dụng lâu dài mà không cần đến sự kiểm soát quá chặt chẽ từ các chuyên gia.

3.1. Bài thuốc từ gừng

Gừng - Phương thuốc điều trị đau lưng cấp hiệu quả

Gừng – Phương thuốc điều trị đau lưng cấp hiệu quả

Gừng là loại dược liệu có vị cay, tính ấm giúp lưu thông khí huyết, loại bỏ những điểm tắc ứ nên có giúp khắc phục hiệu quả những cơn đau lưng cấp.

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • Củ gừng tươi: 1 kg
  • Rượu trắng nấu: 1 lít
  • Bình thủy tinh sạch

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Gừng củ rửa sạch, để ráo rồi đập dập
  • Bước 2: Xếp gừng đã đập dập vào bình thủy tinh đã được rửa sạch, để ráo
  • Bước 3: Thêm rượu trắng đã chuẩn bị rồi đậy kín nắp để nơi khô ráo, thoáng mát
  • Rượu gừng có thể sử dụng ngay sau 3 ngày ủ. Tuy nhiên, để hiệu quả tốt nhất thì nên sử dụng sau 3 tuần ngâm.

Cách sử dụng:

  • Trước khi đi ngủ, lấy một ít rượu ngâm gừng xoa đều lên vùng lưng bị đau kết hợp với xoa bóp nhẹ nhàng. Cách làm này giúp người bệnh giảm đau lưng hiệu quả và có giấc ngủ ngon hơn.

3.2. Bài thuốc từ cà gai leo

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • Cà gai leo: 10 gam
  • Thổ phục linh: 10 gam
  • Kê huyết đằng: 10 gam
  • Lá lốt: 10 gam

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Rửa sạch các dược liệu, để ráo nước rồi cắt khúc, phơi khô
  • Bước 2: Lần lượt sao vàng tất cả các dược liệu
  • Bước 3: Cho dược liệu vào ấm sắc lấy nước.

Cách sử dụng:

  • Mỗi ngày người bệnh cần uống 1 thang thuốc như trên và uống liên tục trong 10-30 ngày để có hiệu quả điều trị đau lưng tốt nhất.

3.3. Bài thuốc từ cây đinh lăng

Cây đinh lăng - Phương thuốc điều trị đau lưng cấp hiệu quả

Cây đinh lăng – Phương thuốc điều trị đau lưng cấp hiệu quả

Rễ đinh lăng có vị ngọt đắng có tác dụng thông kinh mạch, bổ khí huyết là bài thuốc điều trị đau lưng cấp rất hiệu quả.

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • Rễ đinh lăng: 20 – 30 gam
  • Nước sạch
  • Ấm sắc thuốc

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Chọn loại  rễ đinh lăng từ 4-5 năm tuổi đem rửa sạch. Cắt lấy phần rễ nhỏ và vỏ của phần rễ lớn đem thái nhỏ rồi phơi khô trong bóng râm
  • Bước 2: Lấy 20 -30 gam rễ đinh lăng khô bỏ vào ấm, thêm nước rồi đem sắc lấy nước uống. Uống nước sắc rễ đinh lăng 3 lần/ ngày

3.4. Bài thuốc từ đậu đen

Đậu đen - Phương thuốc điều trị đau lưng cấp hiệu quả

Đậu đen – Phương thuốc điều trị đau lưng cấp hiệu quả

Đuôi heo bổ dưỡng, giàu Collagen tự nhiên rất tốt cho cột sống. Đậu đen vị ngọt mát giúp bài thải độc tố. Khi kết hợp với nhau trở thành một món ăn rất tốt cho người bị đau lưng.

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • Đậu đen: 100 gam
  • Đuôi heo: 1 cái.
  • Gia vị

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Đuôi heo làm sạch, chặt khúc nhỏ cho vào nồi ninh cùng nước
  • Bước 2: Rửa sạch đậu đen, loại bỏ hạt sâu, hỏng
  • Bước 3: Khi đuôi heo sôi, cho đậu đen vào ninh đến khi nhừ.
  • Bước 4: Nêm nếm gia vị cho vừa ăn

3.5. Bài thuốc từ lá lốt

Lá lốt cũng là phương thuốc điều trị đau lưng cấp

Lá lốt cũng là phương thuốc điều trị đau lưng cấp

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • Lá lốt tươi: 10 gam
  • Nước sạch: 4 bát
  • Ấm sắc thuốc

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Lá lốt rửa sạch, thái qua
  • Bước 2: Cho lá lốt vào ấm sắc thuốc, thêm 4 bát nước sạch
  • Bước 3: Đun sôi nhỏ lửa đến khi còn 1 bát

Cách sử dụng:

  • Uống mỗi ngày từ 1-2 bát nước lá lốt sắc sau bữa ăn 30 phút. Duy trì uống trong 1-2 tuần liên tục để có hiệu quả tốt nhất

4. Phương pháp không dùng thuốc điều trị đau lưng cấp

Các bài thuốc điều trị đau lưng cấp từ dược liệu thường cho kết quả khá chậm, vì vậy, trong quá trình uống thuốc, người bệnh nên kết hợp với các biện pháp, chế độ tập luyện để có hiệu quả nhanh chóng và lâu dài hơn.

4.1. Nghỉ ngơi

Nghỉ ngơi là điều vô cùng cần thiết với người bệnh đau lưng cấp. Nghỉ ngơi kịp thời và đầy đủ tạo điều kiện tốt nhất để cơ thể phục hồi những tổn thương đồng thời ngăn chặn biến chứng xảy ra. Người bệnh nên:

  • Cắt giảm giờ làm việc để có thời gian nghỉ ngơi phù hợp
  • Không ngồi hoặc đứng làm việc quá lâu
  • Không mang vác, di chuyển các vật nặng
  • Cố định vị trí, nghỉ ngơi hoàn toàn nếu cơn đau lưng cấp rất nặng

4.2. Trị liệu bằng chườm lạnh

Trị liệu bằng nhiệt là phương pháp được khuyến khích sử dụng để điều trị các cơn đau lưng cấp. Tuy nhiên, bạn cần chú ý để lựa chọn được phương pháp điều trị phù hợp.

Phương pháp trị liệu bằng chườm lạnh áp dụng cho những trường hợp đau lưng có kèm theo triệu chứng viêm thường là bong gân hoặc giãn, rách dây chằng… Người bệnh có cảm giác sưng, nóng, đỏ, đau ở vùng lưng.

Lúc này, bệnh nhân hoặc người nhà có thể sử dụng một khăn sạch bóc đá viên và di chuyển nhẹ nhàng trên vùng lưng bị đau.

Chườm liên tục trong khoảng 20 phút và nên thực hiện ngay khi triệu chứng đau xuất hiện để có hiệu quả tốt nhất

4.3. Trị liệu bằng chườm nóng

Chườm nóng thường được lựa chọn trong những trường hợp người bệnh bị đau lưng co cứng hoặc co thắt. Lúc này, nhiệt độ cao sẽ thúc đẩy lưu thông máu qua vùng này tốt hơn, kích thích giãn cơ và giảm đau lưng hiệu quả.

Người bệnh có thể sử dụng túi chườm hoặc chai nhựa chứa nước ấm, đắp lá ngải cứu được hơ nóng… lên vùng lưng bị đau nhức để giảm cơn đau

Cần kiểm soát nhiệt vừa phải, thực hiện chườm trong khoảng 20 phút và cũng chườm ngay khi cơn đau xuất hiện để có hiệu quả tốt hơn.

4.4. Massage

Massage  vùng lưng bị đau cũng là liệu pháp điều trị đau lưng cấp rất hiệu quả. Các động tác massage cơ bản gồm có: Xoa, xát, bóp, day, đấm, bấm, miết.

Mục đích của phương pháp massage là thúc đẩy tuần hoàn, khí huyết lưu thông tốt hơn từ đó đả thông các kinh mạch, huyệt đạo bị tắc nên giải quyết cơn đau lưng nhanh chóng.

4.5. Châm cứu

Tùy theo vị trí lưng bị đau mà các bác sĩ sẽ lựa chọn các huyệt vị để châm cứu phù hợp. Mục đích của việc châm cứu là làm thoát phong tà (gió độc) ra khỏi cơ thể, khai thông kinh mạch, thúc đẩy khí huyết lưu thông để kiểm soát tình trạng đau lưng.

Điều trị đau lưng bằng phương pháp châm cứu cho tác dụng rất nhanh, người bệnh có thể thoát khỏi cơn đau lưng ngay sau khi châm cứu. Tuy nhiên, phương pháp này cùng ẩn chứa nhiều rủi ro nếu tác động nhầm huyệt vị.

Khác với các phương pháp phía trên, biện pháp châm cứu cần được thực hiện bởi các bác sỹ chuyên môn tại các cơ sở y tế để đảm bảo an toàn và hạn chế tối đa trong quá trình điều trị

4.6. Vật lý trị liệu

Các bài tập vật lý trị liệu nên đóng vai trò phục hồi và ngăn chặn cơn đau lưng tái phát trở lại. Dưới đây là một số bài tập giúp kiểm soát đau lưng hiệu quả:

4.6.1. Tập theo tư thế trẻ em

Tư thế em bé - Phương pháp tập vật lý trị liệu

Tư thế em bé – Phương pháp tập vật lý trị liệu

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Bắt đầu với tư thế giống em bé tập bò, nhẹ nhàng hít thở sâu
  • Bước 2: Dịch chuyển từ từ phần mông xuống lên gót chân
  • Bước 3: Chạm trán lên sàn nhà đồng thời vươn 2 cánh tay về phía trước, duy trì tư thế này trong khoảng 30 giây rồi nhẹ nhàng trở về tư thế ban đầu

4.6.2. Em bé hạnh phúc

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Nằm ngửa, chân tay duỗi thẳng, hít thở nhẹ nhàng, thả lỏng cơ thể.
  • Bước 2: Hít vào, từ từ ép đầu gối vào bụng đồng thời, dùng 2 tay giữ lấy 2 bàn chân
  • Bước 3: Nhẹ nhàng mở đầu gối rộng hơn một chút và dùng tay kéo về phía nách.
  • Điều chỉnh để mắt cá chân luôn vuông góc với sàn nhà. Duy trì tư thế trong 30 giây rồi nhẹ nhàng trở về tư thế ban đầu

4.7. Sử dụng thiết bị điều trị đau lưng

Thiết bị đai đeo lưng y tế được đánh giá là một trong những biện pháp giúp điều trị chứng đau lưng hiệu quả, tiết kiệm và không có rủi ro trong quá trình sử dụng.

Người bệnh có thể tự áp dụng tại nhà mà không cần đến sự kiểm soát của bác sĩ. Bên cạnh tác dụng kéo giãn cột sống giúp điều trị đau lưng do các chứng bệnh về cột sống như thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống thiết bị đai đeo lưng y tế giúp nâng đỡ cho các cơ vùng lưng nhờ các túi khí. Điều này giúp hiệu quả điều trị các cơn đau lưng toàn diện hơn rất nhiều.

Người bệnh chỉ gặp phải một vấn đề nhỏ với biện pháp này liên quan đến chất lượng thiết bị sử dụng. Cần chắc chắn rằng, loại đai lưng bạn chọn có chất lượng tốt và thuộc nhóm thiết bị y tế. Để tham khảo và lựa chọn được loại đai đeo lưng y tế phù hợp, bạn có thể tham khảo trực tiếp tại đây: https://www.diskdr.vn/

Hy vọng với những thông tin về các loại thuốc điều trị đau lưng cấp và các biện pháp trị liệu bạn sẽ có quyết định đúng đắn và sớm tìm được cho mình phương pháp trị liệu phù hợp nhất cho mình!

ĐẶT HÀNG NHANH
Vui lòng nhập thông tin đặt hàng của bạn. Đối với sản phẩm có kích cỡ (size), chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ với bạn qua điện thoại để tư vấn sản phẩm phù hợp.
 

Để quay lại trang đang xem nhấn vào nút X ở góc trên bên phải.

YÊU CẦU DISKDR TƯ VẤN
Bạn cần tư vấn về sản phẩm phù hợp cho bệnh cột sống? Hãy để lại thông tin, chuyên gia của chúng tôi sẽ gọi điện tư vấn cho bạn.

Để quay lại trang đang xem nhấn vào nút X ở góc trên bên phải.