Triệu chứng thoát vị đĩa đệm lưng

 Những cơn đau lưng cứ xuất hiện rồi biến mất khiến bạn nghi ngờ mình đang bị thoát vị đĩa đệm lưng? Vậy thì hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết hơn về các triệu chứng thoát vị đĩa đệm lưng điển hình nhất để biết mình có đang mắc phải bệnh lý này không nhé.

1. Đau lưng

Đau lưng là triệu chứng điển hình nhất của thoát vị đĩa đệm
Đau lưng là triệu chứng điển hình nhất của thoát vị đĩa đệm

Đau lưng là triệu chứng mà bệnh nhân thoát vị đĩa đệm lưng nào cũng từng phải trải qua. Đau thắt lưng xuất hiện là do đĩa đệm bị trượt khỏi vị trí bình thường và chèn vào các rễ thần kinh hay cách ống sống. Cơn đau có thể xuất hiện đột ngột do va đập, chấn thương hoặc xuất hiện từ từ do thời tiết thay đổi hay lối sống thiếu khoa học.

  • Tính chất đau: Cơn đau dữ dội hoặc âm ỉ tập trung cục bộ tại vùng lưng có đĩa đệm bị thoát vị
  • Vị trí đau: Điểm đau ngang thắt lưng được xác định bằng cách ấn dọc theo các mỏm gai của cột sống để tìm ra điểm đau nhói
  • Diễn biến cơn đau: Đau tăng lên khi người bệnh vận động hoặc ho, hắt hơi.. và giảm dần khi nghỉ ngơi.

2. Đau dọc từ hông đến chân

Đau từ hông đến chân là triệu chứng của thoát vị đĩa đệm lưng đau xuất hiện trong trường hợp dây thần kinh tọa bị đĩa đệm thoát vị chèn ép. Ban đầu cơn đau nhẹ sau đó tiến triển nặng hơn ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng vận động, di chuyển của người bệnh.

  • Tính chất cơn đau: Cơn đau căng thẳng xuất hiện ở các bó cơ, các bó cơ có cảm giác bị kéo căng, cứng lại. Đau lan tỏa, không cục bộ.
  • Vị trí đau: Cơn đau lan dọc từ hông xuống đến bắp chân, đầu gối và các ngón chân.
  • Mức độ tổn thương: Có thể làm giảm trương lực cơ chân, mất hoặc giảm phản xạ gân xương, yếu cơ

3. Đau khập khiễng cách hồi

Đau khập khiễng cách hồi chỉ tình trạng chân của  người bệnh có lúc đau, lúc không. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể do vị trí và hình thái của đĩa đệm thoát vị khiến cho sự chèn ép đến các dây thần kinh không liên tục mà thay đổi theo tư thế, hành động của người bệnh.

Cơn đau khập khiễng cách hồi khiến cho người bệnh không thể di chuyển đoạn đường xa. Khi bệnh trở nặng, quãng đường di chuyển của người bệnh sẽ ngày càng ngắn lại, thậm chí chỉ đứng yên một thời gian ngắn người bệnh cũng có thể bị đau.

4. Tê bàn tay, bàn chân

Tê bì chân tay cũng xuất hiện ở những người bị thoát vị đĩa đệm
Tê bì chân tay cũng xuất hiện ở những người bị thoát vị đĩa đệm

Chứng tê buốt chân bàn tay, chân thường xuất hiện khi người bệnh thực hiện các động tác gấp chân tay. Tình trạng này xảy ra là do các dây thần kinh cảm giác đến tay và chân bị đĩa đệm thoát vị chèn ép và gây tổn thương.

  • Biểu hiện cụ thể: Người bệnh có cảm giác tê bì, lâm châm ở lòng bàn tay, chân. Đôi khi cảm giác đau như kim chích hoặc ngứa ngáy như bị kiến bò
  • Mức độ tổn thương: Khi triệu chứng nặng hơn, người bệnh có thể gặp phải tình trạng nhức mỏi, tê buốt bàn chân và khó điều khiển hai chân.

5.  Rối loạn cảm giác

Triệu chứng này xuất hiện khi:

  • Tình trạng chèn ép diễn ra liên tục trong thời gian dài khiến chức năng dẫn truyền của dây thần kinh bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
  • Lúc này, người bệnh có thể không phân biệt chính xác cảm giác đau, nóng, lạnh… Các phản xạ do đó cũng trở nên thiếu linh hoạt hơn.

6. Yếu cơ, bại liệt

Dây thần kinh bị chèn ép trong thời gian dài làm giảm trương lực cơ, giảm nuôi dưỡng đến các cơ. Ngoài ra, do bị đau nên người bệnh sẽ tránh sử dụng đến các cơ vùng nay. Lâu dần cơ sẽ bị yếu và teo dần.

Liệt nửa người có thể xảy ra khi dây thần kinh bị chèn ép nặng nề khiến cho nửa dưới của cơ thể không nhận được tín hiệu từ não gửi xuống và không đáp trả được.

Liệt nửa người
Yếu cơ có thể gây liệt nửa người

7. Hạn chế khả năng vận động

Đau nhức từ thắt lưng trở xuống kèm theo các triệu chứng tê bì, nhức mỏi, yếu ớt… là nguyên nhân khiến người bệnh bị hạn chế khả năng vận động. Các tư thế vận động hàng ngày phải hạn chế, kiêng hoặc thực hiện thật nhẹ nhàng để tránh bị đau nhức.

8. Rối loạn đại tiểu tiện

Trường hợp này xảy ra khi hệ thần kinh phó giao cảm chi phối hoạt động của các cơ tròn bị chèn ép dẫn đến rối loạn. Người bệnh có thể gặp phải tình trạng vệ sinh không tự chủ, mất khả năng tình dục, rối loạn cương dương….

9. Đau dây thần kinh tọa

Dây thần kinh tọa là hệ thống dây thần kinh lớn nhất của cơ thể. Khi thần kinh tọa bị chèn ép lâu ngày có thể dẫn đến tình trạng: viêm dây thần kinh tọa, đau dây thần kinh tọa….

Lúc này, người bệnh sẽ gặp phải các triệu chứng sưng, nóng đỏ, đau tại vùng thắt lưng kèm theo cảm giác đau buốt, tê nhức kéo dài từ thắt lưng xuống hai chân.

10. Các triệu chứng thoát vị đĩa đệm lưng khác

Ngoài những triệu chứng đặc trưng ra, người bị thoát vị đĩa đệm lưng còn mệt mỏi vì các triệu chứng toàn thân như: gầy yếu, sụt cân, chán ăn, mệt mỏi, căng thẳng liên tục….

11. Cách điều trị thoát vị đĩa đệm lưng

Để điều trị thoát vị đĩa đệm lưng, bạn cần đến cơ sở y tế thăm khám và xác định tình trạng bệnh của mình. Sau đó, các bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp nhất.

11.1. Sử dụng thuốc Tây

Đa số người bệnh thoát vị đĩa đệm đều trải qua phương pháp điều trị này. Thuốc tây giúp kiểm soát các triệu chứng đau lưng thoát vị đĩa đệm một cách nhanh chóng, giảm căng thẳng và áp lực cho người bệnh giúp người bệnh nhanh chóng quay lại công việc và cuộc sống hàng ngày.

Tuy nhiên, đây không phải là biện pháp lâu dài và tiềm ẩn nhiều nguy cơ tác dụng phụ đến sức khỏe nên cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước mỗi đợt điều trị.

Thuốc tây
Thuốc tây mang đến hiệu quả giảm đau nhanh chóng nhưng lại tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ

Một số thuốc Tây thường gặp trong phác đồ điều trị thoát vị đĩa đệm bao gồm:

  • Thuốc giảm đau: Paracetamol, Tylenol, Efferalgan….
  • Thuốc chống viêm: Meloxicam, Diclofenac, Celecoxib…
  • Thuốc giãn cơ: Myonal, Mydocalm, Salonpas
  • Vitamin tổng hợp: B1, B6, B12…

11.2. Phẫu thuật

Phẫu thuật đĩa đệm không phải là lựa chọn ưu tiên trong điều trị thoát vị đĩa đệm. Chỉ khi người bệnh không đáp ứng với các liệu pháp điều trị bảo tồn hoặc tình trạng bệnh trở nặng thì người bệnh mới được chỉ định phẫu thuật điều trị bệnh.

Các phương pháp phẫu thuật phổ biến hiện nay gồm có:

  • Mổ hở
  • Mổ nội soi
  • Mổ vi phẫu
  • Mổ Laser….

11.3. Sử dụng đai kéo giãn

Sử dụng đai kéo giãn điều trị thoát vị đĩa đệm là liệu pháp được nhiều chuyên gia sử dụng trong phác đồ điều trị cho bệnh nhân.

Sử dụng đai kéo giãn giúp giảm áp lực lên đĩa đệm nên sẽ giải quyết được vấn đề đau nhức do chèn ép dây thần kinh gây ra.  Ngoài ra, đai kéo giãn còn giúp nâng đỡ và giảm áp lực cho toàn bộ vùng thắt lưng, tạo điều kiện cho các đĩa đệm dần dịch chuyển về vị trí sinh lý ban đầu.

Đai kéo giãn cột sống DiskDr. hiện là thiết bị được bộ Y tế xác nhận là thiết bị Y tế loại A có tác dụng điều trị bệnh thoát vị. Vì thế đảm bảo đai lưng DiskDr. sẽ mang đến những hiệu quả tốt, tính tiện dụng cao và chi phí phù hợp. Để tham khảo thêm về loại đai này, người bệnh có thể truy cập trực tiếp vào địa chỉ website: https://www.diskdr.vn/

11.4. Tập thể dục

Tập thể dục là phương pháp mang tính lâu dài trong việc hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm. Thông qua các động tác luyện tập, cơ bắp trở nên chắc khỏe hơn, các khớp xương cũng trở nên linh hoạt và phản xạ nhanh hơn. Một số bài tập thể dục tốt cho người thoát vị đĩa đệm như:

  • Đi bộ
  • Bơi lội
  • Tập Yoga: tư thế con mèo, tư thế con bò, tư thế em bé, tư thế em bé hạnh phúc….

Xem thêm: Hướng dẫn tập yoga cho người thoát vị đĩa đệm lưng đạt hiệu quả cao

11.5. Chế độ sinh hoạt

Người bệnh cần tự xây dựng cho mình thói quen sống lành mạnh, luyện tập những thói quen khoa học và loại bỏ dần những thói quen xấu. Dưới đây là một số lưu ý chi tiết:

  • Không làm việc quá sức trong thời gian dài
  • Không thức quá khuya
  • Không sử dụng các chế phẩm không tốt cho cơ thể như rượu bia, cà phê, thuốc lá
  • Không vận động quá mạnh hoặc chơi các trò chơi thể thao mạo hiểm
  • Dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, tránh căng thẳng, mệt mỏi
  • Chú ý các tư thế khi vận động, đứng, ngồi, nằm… để tránh làm tổn thương cột sống.

11.6. Chế độ dinh dưỡng

Nhóm thực phẩm người bị thoát vị đĩa đệm lưng nên bổ sung
Nhóm thực phẩm người bị thoát vị đĩa đệm lưng nên bổ sung

Chế độ dinh dưỡng cần đảm bảo cân đối giữa các nhóm dưỡng chất đồng thời tăng cường bổ sung các chất có lợi cho xương khớp như: Canxi, Magie, Kali, Vitamin D, Vitamin K, Vitamin C….

11.7. Các cách điều trị khác

Một số phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm cũng đang được nhiều người bệnh quan tâm như: bấm huyệt, châm cứu, tập vật lý trị liệu, uống thuốc Đông y…. Tuy nhiên, trước khi lựa chọn bất kỳ phương pháp điều trị nào, người bệnh cũng cần tham khảo ý kiến bác sĩ và tuân thủ đúng các chỉ định trong thời gian điều trị.

Xem thêm: 12 cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng thuốc dân gian đơn giản

Mức độ của triệu chứng phần nào phản ánh tình trạng bệnh hiện tại của bạn. Do vậy, khi thấy các triệu chứng thoát vị đĩa đệm lưng của mình có dấu hiệu chuyển nặng hoặc không đáp ứng với các phương pháp điều trị hiện tại, bạn cần đến gặp bác sĩ ngay để được hướng dẫn xử lý kịp thời. Hi vọng với thông tin chi tiết về triệu chứng và cách điều trị thoát vị đĩa đệm sẽ giúp ích cho quá trình điều trị của bạn.

ĐẶT HÀNG NHANH
Vui lòng nhập thông tin đặt hàng của bạn. Đối với sản phẩm có kích cỡ (size), chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ với bạn qua điện thoại để tư vấn sản phẩm phù hợp.
 

Để quay lại trang đang xem nhấn vào nút X ở góc trên bên phải.

YÊU CẦU DISKDR TƯ VẤN
Bạn cần tư vấn về sản phẩm phù hợp cho bệnh cột sống? Hãy để lại thông tin, chuyên gia của chúng tôi sẽ gọi điện tư vấn cho bạn.

Để quay lại trang đang xem nhấn vào nút X ở góc trên bên phải.