Thông tin về bệnh thoát vị đĩa đệm thắt lưng và cách chữa trị

Nguyên nhân chủ yếu của những cơn đau lưng chính là thoát vị đĩa đệm thắt lưng – một căn bệnh xương khớp khá phổ biến hiện nay. Cùng đi tìm hiểu những thông tin cơ bản, cách điều trị và phòng tránh căn bệnh này cùng DiskDr. nhé!

1. Thoát vị đĩa đệm thắt lưng

Bệnh thoát vị đĩa đệm thắt lưng

Bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

Thoát vị đĩa đệm là bệnh có xuất hiện tình trạng lớp bao xơ bị rách và nhân nhầy của một hay một vài đĩa đệm bị thoát ra ngoài (thoát vị), chèn ép lên dây thần kinh, tủy sống gây ra nhiều đau đớn cho người bệnh.

Thoát vị đĩa đệm có thể xảy ra ở bất cứ vị trí nào trên cột sống, nhưng phổ biến nhất là thoát vị đĩa đệm vùng thắt lưng. Do thắt lưng là vị trí chịu nhiều áp lực nhất trong cột sống, là nơi gánh chịu mọi tác động của toàn bộ trọng lượng phần thân trên của cơ thể. Thoát vị đĩa đệm vùng thắt lưng thường xảy ra tại vị trí đốt sống L4-L5 và L5-S1.

Thoát vị đĩa đệm có thể chữa được, tuy nhiên chúng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:

  • Tình trạng bệnh: Bệnh được phát hiện sớm thì việc chữa trị càng đơn giản, thời gian điều trị được rút ngắn.
  • Phương pháp chữa: Tùy theo tình trạng sức khỏe, mức độ tổn thương, điều kiện kinh tế mà lựa chọn phương án điều trị khác nhau. Cũng có thể sử dụng riêng lẻ từng phương pháp hoặc phối hợp điều trị 2 hay nhiều cách cùng một lúc.
  • Thời gian và sự kiên trì: Thoát vị đĩa đệm là một bệnh cần điều trị lâu dài mới có kết quả tốt nhất, hạn chế tái phát. Vì thế, bệnh nhân cần kiên trì với phương pháp chữa bệnh đã được lựa chọn. Ngoài ra, kiên trì với những chế độ tập luyện, sinh hoạt sẽ làm giảm tỷ lệ tái phát bệnh trở lại.

2. Triệu chứng của thoát vị đĩa đệm thắt lưng

  • Đau thắt lưng: Các cơn đau âm ỉ vùng thắt lưng, có thể đau liên tục hoặc gián đoạn từng cơn. Đặc biệt là tình trạng đau thần kinh tọa – cơn đau bắt đầu từ lưng rồi lan dần xuống mông, đùi, bắp chân và bàn chân.
  • Đau hơn khi vận động: những cơn đau thoát vị đĩa đệm có xu hướng tăng lên khi vận động, làm việc và giảm đau khi nghỉ ngơi.
  • Hạn chế vận động, yếu cơ chân, giảm phản xạ làm cho việc đi lại, vận động của người bệnh bị hạn chế, từ đó ảnh hưởng đến sinh hoạt, làm việc hàng ngày.
  • Tê bì chân tay, cảm giác mỏi, ngứa ran ở chân và bàn chân.
  • Rối loạn cơ thắt gây mất tự chủ trong việc đại tiểu tiện, tiểu bí, tiểu khó

3. Nguyên nhân của bệnh thoát vị đĩa đệm thắt lưng

  • Lão hoá: Khi cơ thể già đi, các đĩa đệm dần bị mất nước, chức năng hoạt động giảm dần, phần bao xơ bên ngoài rất dễ bị bào mòn, bị rách.
  • Hoạt động sai tư thế: Một số hoạt động thường ngày như bế vác, cúi, khom người… đột ngột hoặc sai tư thế cũng có thể làm tổn thương đĩa đệm.
  • Chấn thương, tai nạn đều có thể là nguyên nhân khiến bao xơ bị rách và làm thoát chất nhầy bên trong đĩa đệm ra ngoài
  • Thừa cân, béo phì: Khi trọng lượng cơ thể quá lớn sẽ gây thêm nhiều áp lực lên cột sống, đẩy nhanh quá trình thoát vị đĩa đệm.
  • Nguyên nhân khác: Bên cạnh đó việc ít vận động, hút thuốc và sử dụng chất kích thích, ăn uống không khoa học hoặc do tính chất công việc như lao động nặng, ngồi văn phòng, lái xe… cũng có thể làm thay đổi cấu trúc và dẫn đến thoát vị đĩa đệm.

4. Biến chứng thoát vị đĩa đệm thắt lưng

Biến chứng bệnh thoát vị đĩa đệm thắt lưng

Biến chứng bệnh thoát vị đĩa đệm thắt lưng

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng nếu không được chữa trị sớm và dứt điểm chúng sẽ gây ra nhiều những biến chứng như:

  • Mất khả năng vận động, các cơ yếu dần và teo đi, mất cảm giác.
  • Không tự chủ được vệ sinh: Rối loạn cơ thắt tăng lên, tăng áp lực lên ổ bụng và  vùng bàng quang sẽ gây mất tự chủ đại tiểu tiện, tiểu bí, tiểu rắt…
  • Tàn phế, liệt một phần hoặc toàn bộ cơ thể: Khi dây thần kinh và tủy sống bị chèn ép nghiêm trọng sẽ làm mất cảm giác, mất chức năng của một phần hay toàn bộ cơ thể, gây tàn phế.
  • Tổn thương nghiêm trọng rễ thần kinh, cơn đau dai dẳng, thậm chí có thể làm đứt dây thần kinh.
  • Teo cơ vùng cột sống, teo cơ vùng đùi, bắp chân…

5. Các phương pháp chữa thoát vị đĩa đệm thắt lưng

Tùy theo mức độ của bệnh mà bạn có thể lựa chọn cách điều trị phù hợp, có thể sử dụng một hoặc kết hợp nhiều phương pháp chữa bệnh thoát vị đĩa đệm thắt lưng với nhau.

5.1. Điều trị Tây y

5.1.1. Điều trị nội khoa

Thường sử dụng cho những trường hợp bệnh nhẹ, lúc này người bệnh sẽ được chỉ định dùng thuốc. Một số loại thuốc được sử dụng trong phác đồ điều trị:

  • Thuốc chống viêm không steroid như diclofenac, meloxicam, etoricoxib, celecoxib… Hoặc thuốc chống viêm có steroid: corticoid, hydrocortisone, prednisolone, dexamethasone…
  • Thuốc giảm đau như paracetamol và các biệt dược kết hợp với codein hoặc NSAIDs.
  • Thuốc giãn cơ với các hoạt chất thông dụng như: eperisone, baclofen, cyclobenzaprine…
  • Nhóm vitamin B liều cao có tác dụng rất tốt lên hệ thần kinh giúp giảm đau hiệu quả và giúp tăng cường “sức khỏe” cho dây thần kinh.
  • Omega-3: có tác dụng hỗ trợ chống viêm, giảm đau do thoát vị đĩa đệm rất hiệu quả.
  • Tiêm nội đĩa đệm: Thường áp dụng với những bệnh nhân có mức độ bệnh nặng, đau dữ dội và liên tục nhưng chưa cần phải can thiệp bằng phẫu thuật. Tiêm nội đĩa đệm đa số là tiêm corticoid trực tiếp vào vị trí đau giúp chống viêm và giảm đau.

5.1.2. Điều trị thoát vị đĩa đệm thắt lưng bằng phẫu thuật

Phương pháp phẫu thuật thường được chỉ định khi: các phương thức điều trị thông thường không mang đến kết quả, tình trạng bệnh nhân bị chèn ép nặng, xuất hiện nhiều biến chứng như rách bao xơ, thoát vị di trú…

Phẫu thuật điều trị thoát vị đĩa đệm thắt lưng có 3 hình thức phẫu thuật chính là:

  • Phẫu thuật đĩa đệm: Gồm thay thế toàn bộ đĩa đệm nhân tạo hoặc thay một phần nhân nhầy bên trong đĩa đệm
  • Phẫu thuật làm cứng cột sống
  • Phẫu thuật chỉnh hình đĩa đệm: Cắt bỏ phần nhân thoát vị ra khỏi cột sống

Về phương pháp thì hiện nay có hai phương pháp phẫu thuật chủ yếu là:

  • Mổ hở: Sử dụng dao mổ để rạch những đường mổ tại vùng cần phẫu thuật để lấy bỏ nhân thoát vị, giải phóng chèn ép cho các dây thần kinh và khâu vết mổ lại bằng chỉ.
  • Nội soi: Là một dạng phẫu thuật ít xâm lấn, ít đau và nhanh phục hồi. Mổ nội soi sử dụng dụng cụ chuyên dụng để tìm và loại bỏ phần nhân thoát vị thông qua một lỗ nhỏ trên cơ thể.

5.1.3. Điều trị kết hợp các phương pháp

Các phương pháp hay được sử dụng kết hợp điều trị như:

  • Sóng cao tần: Được sử dụng cho những bệnh nhân mới bị thoát vị và không có bệnh lý cột sống khác đi kèm. Sóng cao tần được đưa vào trong phần nhân đĩa đệm thông qua một cái kim lớn, sóng cao tần sẽ đốt và cắt một phần nhân nhầy, tạo khoảng trống bên trong đĩa đệm giúp phần thoát vị có thể trở về vị trí ban đầu.
  • Tia laser, tia hồng ngoại: Sử dụng năng lượng của tia laser, tia hồng ngoại giúp giãn mạch, giãn cơ, tăng lưu thông máu.
  • Tế bào gốc: Tiêm tế bào gốc vào đĩa đệm giúp hình thành các tế bào mới, giảm tình trạng viêm, phục hồi và làm lành đĩa đệm. Không sử dụng phương pháp này cho bệnh nhân trên 75 tuổi, người bị gù, vẹo cột sống bẩm sinh…

5.2. Điều trị Đông y

Điều trị bằng những liệu pháp Đông y thực sự có hiệu quả lâu dài với bệnh thoát vị đĩa đệm. Một số liệu pháp hay được sử dụng là:

  • Xoa bóp, bấm huyệt: Là những kích thích vật lý tác động lên vùng da, khớp bị đau hoặc các huyệt đạo để có những thay đổi tích cực như giảm đau, tăng cường lưu thông máu, giãn cơ…
  • Châm cứu: Là những thao tác sử dụng kim (châm) hoặc ngải cứu khô đốt nóng (cứu) tác động lên các huyệt vị để thông kinh lạc, khử tà phù chính giúp giảm đau và điều trị bệnh.
  • Giác hơi: là liệu pháp tạo áp suất trong các ống giác để gây sung huyết tại vùng bị đau giúp giảm đau, điều trị bệnh
  • Tắm bùn, tắm khoáng: Trong bùn và khoáng có chứa rất nhiều những hợp chất hữu cơ có lợi cho sức khỏe, các chất này hấp thụ qua da vào cơ thể làm giãn mạch giúp việc cử động các khớp được dễ dàng và linh hoạt hơn. Liệu pháp này không chỉ tác động tích cực lên vùng thoát vị đĩa đệm mà còn có tác dụng lên toàn bộ cơ thể.

Ngoài những liệu pháp trên, trong Đông y còn có một số bài thuốc từ những loại cây quen thuộc giúp giảm những cơn đau do thoát vị đĩa đệm rất tốt.

5.2.1. Bài thuốc từ ngải cứu

Bài thuốc từ ngải cứu

Bài thuốc từ ngải cứu

Nguyên liệu

  • Ngải cứu tươi: 100g
  • Lá lốt: 50g
  • Dấm trắng
  • Ống tre bánh tẻ

Cách làm

  • Ống tre bánh tẻ cắt rỗng một đầu
  • Ngải cứu, lá lốt rửa sạch cho vào trong ống tre với một chút dấm trắng
  • Bịt kín ống tre lại bằng lá tre
  • Đem nướng trên lửa khoảng 20 phút

Liều dùng

  • Đắp phần bã còn ấm nóng lên vùng bị đau
  • Phần nước cốt đem bảo quản trong tủ lạnh dùng để xoa bóp

5.2.2. Bài thuốc từ lá lốt

Nguyên liệu

  • Lá lốt (gồm thân, rễ, lá): 30g
  • Đinh lăng: 30g
  • Trinh nữ: 30g

Cách làm

  • Lá lốt rửa sạch, để ráo, cắt khúc phơi khô 2 nắng
  • Đinh lăng, cây trinh nữ rửa sạch, phơi khô
  • Cho vào sắc với 1,5 lít nước để uống

Liều dùng

Uống hàng ngày, uống liên tục trong 7 ngày, sau đó dừng theo dõi kết quả

5.2.3. Bài thuốc từ cỏ xước

Bài thuốc từ cỏ xước

Bài thuốc từ cỏ xước

Nguyên liệu

  • Cỏ xước: 30g
  • Lá lốt: 30g
  • Dền gai: 30g
  • Cỏ ngươi: 30g

Cách làm

  • Rửa sạch và phơi khô, sao vàng 4 vị thuốc trên
  • Đem sắc với nước
  • Liều dùng: Dùng để uống hàng ngày

5.2.4. Bài thuốc từ xương rồng

Bài thuốc từ xương rồng

Bài thuốc từ xương rồng

Nguyên liệu

  • Xương rồng 3 cạnh hoặc xương rồng ống: 2 – 3 nhánh
  • Muối hạt

Cách làm

  • Xương rồng đem rửa sạch, loại bỏ hết phần cạnh chứa gai
  • Đập dập, trộn đều với muối hạt
  • Đem sao trên chảo nóng hoặc quay 1 phút trong lò vi sóng
  • Sau đó đặt hỗn hợp đã được làm nóng vào một túi vải nhỏ, chườm lên vùng bị thoát vị.

5.3. Bài tập chữa thoát vị đĩa đệm thắt lưng

5.3.1. Bài tập 1 – Ôm một gối

Bài tập ôm một gối

Bài tập ôm một gối

  • Người tập nằm ngửa trên thảm tập, hai chân duỗi thẳng
  • Hít vào, từ từ co chân phải lên, đầu gối ép sát vào bụng, chân trái duỗi thẳng
  • Giữ nguyên tư thế trong 5 giây rồi trở về tư thế ban đầu
  • Lặp lại động tác với chân bên trái

5.3.2. Bài tập 2 – Ôm gối nghỉ ngơi

Bài tập ôm gối nghỉ ngơi

Bài tập ôm gối nghỉ ngơi

  • Người tập nằm ngửa trên thảm tập, hai chân duỗi thẳng
  • Hít vào, từ từ kéo hai chân về phía người, đầu gối ép sát vào bụng
  • Giữ nguyên tư thế trong 5 giây rồi trở về tư thế ban đầu
  • Thực hiện 10 – 15 lần

5.3.3. Bài tập 3 – Tư thế cây cầu nhỏ

Tư thế cây cầu nhỏ

Tư thế cây cầu nhỏ

  • Người tập nằm ngửa trên thảm tập, gập gối hai chân, bàn chân chạm sàn, chân rộng bằng vai rồi nâng mông lên cao khỏi mặt đất, hai tay nắm lại, trụ bằng bả vai và chân.
  • Giữ nguyên tư thế trong 10 giây rồi trở về tư thế ban đầu
  • Thực hiện 10 – 15 lần

5.3.4. Bài tập 4 – Đạp xe

Bài tập đạp xe

Bài tập đạp xe

  • Người tập nằm ngửa trên thảm tập, tay chân duỗi thẳng và thả lỏng
  • Rồi từ từ nâng hai chân lên khỏi mặt đất, co gối và thực hiện động tác đạp theo hình tròn giống như đạp xe đạp trên không
  • Thực hiện 10 – 15 lần

5.3.5. Bài tập 5 – Tư thế con mèo

Tư thế con mèo

Tư thế con mèo

  • Người tập quỳ trên thảm tập, hai tay chống xuống sàn để tạo thành điểm tựa tiếp xúc với sàn
  • Hít vào, gồng mình và cong lưng hết cỡ trong vòng 10 giây rồi trở về tư thế ban đầu
  • Thực hiện 10 – 15 lần

5.3.6. Bài tập 6 – Tư thế em bé

Tư thế em bé

Tư thế em bé

  • Người tập qùy trên thảm tập, hạ mông xuống cho đến khi ngồi trên gót chân, vươn người về phía trước, lưng duỗi thẳng đồng thời hai tay vươn dài về phía trước, trán chạm sàn.
  • Giữ nguyên tư thế đến khi nào thấy mỏi thì trở về tư thế ban đầu
  • Thực hiện 5 –  7 lần

5.3.7. Bài tập 7 – Tư thế bird dog

Tư thế bird dog

Tư thế bird dog

  • Người tập quỳ và chống hai tay xuống sàn, đùi và cánh tay vuông góc với sàn.
  • Sau đó từ từ đưa cánh tay phải về phía trước, đồng thời đẩy chân trái về phía sau. Cổ, lưng, cánh tay và chân tạo thành một đường thẳng
  • Thở ra, trở về tư thế ban đầu và tiếp tục lặp lại động tác.
  • Thực hiện liên tục 10 – 15 lần.

5.3.8. Bài tập 8 – Tư thế rắn hổ mang

Tư thế rắn hổ mang

Tư thế rắn hổ mang

  • Người tập nằm sấp trên sàn, chân duỗi thẳng, hai chân rộng bằng vai, sau đó từ từ nâng người lên, cổ vươn cao ngửa về phía sau, vai bẻ về phía sau, mắt nhìn lên trần nhà, phần đùi và cẳng chân vẫn chạm sàn
  • Giữ tư thế trong 10 – 20 giây rồi trở về tư thế ban đầu
  • Thực hiện 3 – 5 lần

5.3.9. Động tác 9 – Plank

Động tác Plank

Động tác Plank

  • Người tập nằm sấp, cẳng tay chống xuống sàn, phần bắp tay tạo với sàn một góc 90 độ, chân duỗi thẳng, hai chân rộng bằng vai, mũi chân chạm sàn
  • Hít vào, từ từ nâng người lên sao cho phần cổ, lưng, mông và chân tạo thành một đường thẳng, giữ tư thế đến khi mỏi rồi trở về tư thế ban đầu.
  • Tăng cường độ tập luyện hàng ngày đến khi đạt mốc 120 giây.

5.3.10. Động tác 10 – Căng cơ với khăn

Động tác căng cơ với khăn

Động tác căng cơ với khăn

  • Người tập nằm ngửa trên thảm tập, tay chân duỗi thẳng, thả lỏng cơ thể
  • Vắt khăn lông hoặc dây qua lòng bàn chân phải, hai tay cầm lấy hai đầu của khăn rồi nâng chân phải lên sao cho chân vuông góc với sàn
  • Giữ nguyên tư thế trong 15 – 30 giây, đổi chân và thực hiện lại động tác
  • Thực hiện động tác 10 – 15 lần cho mỗi bên

5.4. Điều trị thoát vị đĩa đệm lưng bằng cách kết hợp các thiết bị

Các thiết bị điều trị là một phương pháp điều trị không dùng thuốc cũng được khuyến khích sử dụng. Các thiết bị hỗ trợ đó gồm:

5.4.1. Ghế, máy massage

Các túi khí, con lăn chuyển động trong quá trình massage với một lực tác động giúp bạn thư giãn, giảm đau và phục hồi. Ngoài ra, một số loại ghế, máy massage còn trang bị thêm nhiều chức năng như chiếu đèn hồng ngoại, chip cảm biến xác định huyệt vị… giúp việc massage hiệu quả hơn.

5.4.2. Bàn kéo giãn cột sống

Phương pháp này bệnh nhân sẽ nằm trên một chiếc giường (bàn) chuyên dụng, sử dụng một lực kéo phù hợp tác động liên tục hoặc gián đoạn lên vùng cột sống lưng, từ từ kéo giãn cột sống đưa đĩa đệm thoát vị trở về vị trí ban đầu.

5.4.3. Đai lưng điều trị

Đai lưng điều trị DiskDr

Đai lưng điều trị DiskDr

Cần phân biệt giữa đai lưng thông thường và đai lưng điều trị. Đai lưng thông thường được sử dụng để cố định và giúp giảm áp lực lên cột sống, tránh làm tình trạng tổn thương cột sống nặng hơn. Đai lưng điều trị là một thiết bị y tế được sử dụng trong điều trị và hỗ trợ điều trị. Trên thị trường, bạn có thể dễ dàng tìm mua đai lưng điều trị trong các nhà thuốc hay cửa hàng thiết bị y tế với nhiều mức giá và thương hiệu khác nhau.

6. Phòng tránh thoát vị đĩa đệm

Để có thể phòng tránh thoát vị đĩa đệm và hạn chế tình trạng bệnh tái phát, bạn nên chú ý:

6.1. Thay đổi thói quen sinh hoạt

  • Tập thể dục thường xuyên: giúp duy trì cột sống khỏe mạnh, hoạt động linh hoạt hơn và giảm áp lực lên cột sống.
  • Chú ý động tác khi vận động, làm việc: Khi vận động, làm việc cũng cần chú ý thay đổi những thói quen xấu như: bê đồ vật nặng từ dưới đất thì cần ngồi xổm rồi từ từ nâng đồ vật lên bằng cách đứng dậy, để đồ vật sát vào bụng và giữ cột sống thẳng. Không cúi xuống và bê đồ vật lên.
  • Thay đổi tư thế, vận động trong khi làm việc: sai tư thế khi vận động và làm việc hàng ngày như đứng, ngồi làm việc, bê đồ nặng…  lặp lại liên tục lâu ngày sẽ làm tổn thương vùng cột sống. Vì thế luôn chú ý có tư thế đúng khi sinh hoạt, làm việc hàng ngày.

Tư thế ngồi đúng

Tư thế ngồi đúng

6.2. Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học

Để việc điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm lưng có hiệu quả hơn bạn nên xây dựng một chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng, cân đối và khoa học.

Chế độ dinh dưỡng khoa họcChế độ dinh dưỡng khoa học

  • Giàu canxi: chế độ ăn giàu canxi giúp duy trì sự phát triển vững chắc của cột sống, hạn chế tình trạng mất xương, loãng xương… Những nhóm thực phẩm giàu canxi nên bổ sung hàng ngày như: sữa và các sản phẩm từ sữa, tôm, cua, cá, đậu phụ, trứng, rau cải bina, súp lơ…
  • Bổ sung vitamin và omega từ ngũ cốc: Vitamin đặc biệt là vitamin nhóm B không chỉ tham gia vào một số quá trình hoạt động, chuyển hóa của cơ thể mà còn có tác dụng rất tốt lên hệ thần kinh, làm giảm tổn thương dây thần kinh từ đó giúp giảm đau.
  • Hạn chế thịt đỏ, nội tạng, rượu bia, chất kích thích: vì sẽ làm nặng thêm tình trạng viêm, gây thiếu hụt canxi và tăng thêm áp lực lên cột sống.

Đơn giản chỉ là một vài thay đổi trong thói quen sinh hoạt, thói quen ăn uống hàng ngày sẽ giúp bạn có một cơ thể khỏe mạnh và không bị làm phiền bởi căn bệnh thoát vị đĩa đệm thắt lưng. Nếu bạn đang “làm bạn” với bệnh thoát vị đĩa đệm thắt lưng? Thay đổi và kiên trì là chìa khóa để giúp bạn chiến thắng. Chúc bạn sớm khỏe!

ĐẶT HÀNG NHANH
Vui lòng nhập thông tin đặt hàng của bạn. Đối với sản phẩm có kích cỡ (size), chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ với bạn qua điện thoại để tư vấn sản phẩm phù hợp.
 

Để quay lại trang đang xem nhấn vào nút X ở góc trên bên phải.

YÊU CẦU DISKDR TƯ VẤN
Bạn cần tư vấn về sản phẩm phù hợp cho bệnh cột sống? Hãy để lại thông tin, chuyên gia của chúng tôi sẽ gọi điện tư vấn cho bạn.

Để quay lại trang đang xem nhấn vào nút X ở góc trên bên phải.