Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng L4 L5

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng L4 L5 là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến chứng đau thắt lưng. Không chỉ khiến người bệnh khó chịu, thoát vị đĩa đệm nếu không được điều trị kịp thời có thể tiến triển thành những biến chứng cực kỳ nguy hiểm.

1. Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng L4 L5

1.1. Vị trí cột sống L4 L5

Vị trí cột sống L4 L5

Vị trí cột sống L4 L5

Xương sống là trục đỡ quan trọng nhất của cơ thể. Giải phẫu học xương sống có 33 đốt xương sống được chia làm 5 phần:

  • Xương sống cổ: Gồm 7 đốt, sắp xếp từ cao xuống thấp theo thứ tự C1-C7
  • Xương sống ngực: Gồm 12 đốt sống, nối tiếp xương cột sống cổ theo thứ tự D1 – D12
  • Xương sống lưng thắt lưng: Gồm 5 đốt sống sắp xếp theo thứ tự L1 – L5
  • Xương sống cụt: Gồm 5 đốt sống từ S1 – S5
  • Xương sống cùng: Gồm 4 đốt sống thấp nhất trong cột sống

Trong đó đốt sống L4 L5 là 2 đốt sống cuối của xương cột sống thắt lưng được phân cách nhau bởi một đĩa đệm và là nơi tiếp giáp với đốt sống S1.

1.2. Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng l4 l5 là gì?

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng L4 L5 là gì?

Bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng L4 L5 

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng L4 L5 là tình trạng đĩa đệm giữa hai đốt sống L4 L5 bị tổn thương và thoát ra khỏi vị trí bình thường. Cấu trúc bao xơ của đĩa đệm bị phá vỡ khiến cho nhân nhầy thoát ra bên ngoài chèn ép vào dây thần kinh và khiến người bệnh cảm thấy đau đớn.

Cột sống thắt lưng là nơi chịu lực nhiều nhất của cột sống và là điểm bám của các dây thần kinh chi phối vận động của chân. Vậy nên, khi xảy ra thoát vị chất lượng cuộc sống, sinh hoạt của người bệnh sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều.

2. Triệu chứng thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng L4 L5

Các triệu chứng trong giai đoạn đầu tập trung chủ yếu tại khu vực thắt lưng tại nơi đĩa đệm bị thoát vị. Tuy nhiên, nếu không có biện pháp khắc phục sớm, bệnh tiến triển nặng, các triệu chứng này có thể lan ra các khu vực xung quanh, thậm chí ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ quan, bộ phận khác trong cơ thể.

Triệu chứng bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng L4 L5Các triệu chứng thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng L4 L5

2.1. Đau toàn bộ thắt lưng

Đau âm ỉ, nhức nhối xuất phát từ cột sống. Cơn đau tăng lên khi vận động nhiều, khi hắt hơi hoặc ho và giảm bớt khi người bệnh nghỉ ngơi, đặc biệt đau nhiều khi thời tiết thay đổi.

2.2. Tê, ngứa ran và đau từ mông tới chân

Triệu chứng xảy xảy ra là do phản ứng đau được dẫn truyền theo dây thần kinh từ thắt lưng xuống mông và chân. Tuy nhiên, cảm giác đau sẽ nhẹ bớt hơn khi ra xa điểm chèn ép nên khi xuống đến chân, triệu chứng đau giảm xuống thành cảm giác ngứa ran.

2.3. Vận động khó khăn

Mệt mỏi, đi lại, vận động khó khăn, việc hạn chế vận động gần như là bắt buộc nếu người bệnh không muốn những cơn đau trở nên dữ dội hơn.

2.4. Đau thần kinh tọa

Là một hệ lụy thường gặp trong các trường hợp thoát vị đĩa đệm đốt sống L4 L5. Nguyên nhân là do ống sống L4 L5 là vị trí mà dây thần kinh tọa di chuyển qua để xuống dưới chân. Vậy nên, khi đĩa đệm giữa 2 đốt sống này thoát ra vị trí bình thường sẽ chèn ép vào dây thần kinh tọa và chứng đau dây thần kinh tọa xuất hiện.

3. Nguyên nhân

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng L4 L5 được xác định là do những nguyên nhân dưới đây gây ra:

3.1. Hoạt động sai tư thế, quá sức

Khiến đĩa đệm bị chịu áp quá mức dẫn đến các sợi collagen cấu tạo nên bao xơ bị phá vỡ, bao xơ bị rách và nhân nhầy bên trong thoát ra khỏi vị trí bình thường. Các tư thế mà bạn cần đặc biệt chú ý nếu không muốn mắc phải bệnh lý thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng: Cúi gập người để nâng vật nặng, cắp vật nặng ở một bên hông…

Hoạt động sai tư thế

Hoạt động sai tư thế

3.2. Chấn thương

Các chấn thương ở vùng lưng do tai nạn lao động, tai nạn giao thông… khiến vùng thắt lưng bị chịu lực tác động lớn vượt quá khả năng chống đỡ cũng là nguyên nhân khiến bạn bị thoát vị đĩa đệm. Vậy nên, hãy chú ý tuân thủ đúng các quy định về bảo hộ lao động và quy định an toàn giao thông để hạn chế tối đa các nguy cơ gây nguy hiểm cho sức khỏe của bạn.

3.3. Tuổi tác

Cũng như bất cứ cơ quan nào trong cơ thể, đĩa đệm cũng có thể bị “bào mòn” khi bạn lớn tuổi. Để hạn chế tối đa nguy cơ bị thoát vị đĩa đệm do tuổi tác, bạn cần có chế độ dinh dưỡng và luyện tập khoa học ngay từ khi còn trẻ để có một cấu trúc đĩa đệm chắc chắn nhất.

Nguyên nhân tuổi tác

Nguyên nhân tuổi tác

3.4. Chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng thiếu Canxi, nghèo Collagen, Vitamin K, Vitamin D… sẽ làm cấu trúc cơ, xương khớp và đĩa đệm kém chắc khỏe. Hệ quả là những cấu trúc này dễ bị tổn thương và khiến người bệnh dễ bị thoát vị đĩa đệm.

4. Biến chứng, nguy cơ

Các biến chứng do thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng L4 L5 có thể gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của người bệnh.

Chèn ép rễ thần kinh

Biến chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm cột thắt lưng L4 L5

  • Chèn ép rễ thần kinh gây đau: sự chèn ép này ngoài khiến người bệnh cảm thấy đau đớn thì có thể làm tổn thương dẫn đến viêm dây thần kinh.
  • Rối loạn cảm giác: Con người có cảm giác: nóng, lạnh, đau, rát, ngứa…. là do trên bề mặt da có các đầu mút dây thần kinh. Vậy nên, khi rễ dây thần kinh bị đĩa đệm thoát vị chèn ép, hoạt động truyền thông tin này sẽ bị rối loạn dẫn đến xử lý thiếu chính xác.
  • Rối loạn vận động: Các hoạt động đi, đứng, chạy, nhảy… thực hiện không được theo ý muốn của người bệnh hoặc mất khả năng vận động.
  • Rối loạn cơ thắt kiểu ngoại vi: khi dây thần kinh bị chèn ép, tín hiệu truyền xuống bị gián đoạn sẽ khiến người bệnh gặp phải các chứng bệnh như: rối loạn tiểu tiện – đại tiện, đại tràng co thắt, trào ngược dạ dày, tim đập nhanh dẫn đến bệnh về huyết áp…

5. Chẩn đoán thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng L4 L5

Để có được kết quả chính xác nhất, việc chẩn đoán bệnh phải dựa trên quá trình khám lâm sàng của bác sĩ và những kết quả kiểm tra cận lâm sàng.

5.1. Kiểm tra vật lý

Kiểm tra vật lý

Kiểm tra vật lý

5.1.1. Phản xạ

Những phản xạ đau thường xuất hiện trong bệnh lý thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng gồm:

  • Điểm đau cột sống: bác sĩ dùng tay ấn trên các mỏm gai đốt sống. Nếu tại vị trí đốt sống L4 L5 người bệnh cảm thấy đau thì chứng tỏ đốt sống này đang bị tổn thương.
  • Điểm đau cạnh cột sống: Trong tư thế đứng hoặc nằm thẳng thoải mái, bác sĩ bấm vào các điểm cách cột sống khoảng 2cm theo chiều dọc. Nếu xuất hiện điểm đau tại vị trí đốt sống L4 L5 thì khả năng rễ dây thần kinh giữa 2 đốt sống này bị tổn thương.

5.1.2. Sức mạnh cơ bắp

Quan sát độ cân bằng của hai khối cơ bên cạnh cột sống thắt lưng. Nếu độ lớn của hai khối cơ bị lệch chứng tỏ trương lực cơ của hai bên không đều nhau. Điều này có thể xuất phát do nguyên nhân thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng gây ra.

5.1.3. Khả năng cảm nhận

Kiểm tra cảm giác của người bệnh khi tiếp xúc với các vật nóng, lạnh, vật nhọn… Việc này giúp xác định xem người bệnh có bị rối loạn cảm giác do đĩa đệm chèn ép lên dây thần kinh hay không.

5.1.4. Khả năng vận động

Người bệnh thực hiện các động tác như cúi, nghiêng, xoay người… Nếu người bệnh bị đau hoặc không thực hiện được chứng tỏ phần cột sống thắt lưng của người bệnh đang bị tổn thương.

5.1.5. Tiền sử bệnh

Những người bệnh có tiền sử về bệnh xương khớp như: gãy cột sống, viêm cột sống…. sẽ có nguy cơ cao bị thoái hóa cột sống thắt lưng hơn những người bình thường.

5.2. Xét nghiệm

Các xét nghiệm cận lâm sàng là những bằng chứng xác thực nhất để bác sĩ khẳng định bạn có bị thoái hóa cột sống thắt lưng L4 L5 hay không.

5.2.1. Chụp X quang

Hình ảnh phim chụp X – quang sẽ giúp phát hiện các trường hợp gãy góc cột sống, xẹp đĩa đệm hoặc mất đường cong sinh lý. Qua hình ảnh X –  quang, bác sĩ không thể xác định được tình trạng thoát bị đĩa đệm nhưng có thể loại bỏ những nguyên nhân khác gây nên cơn đau vùng thắt lưng.

5.2.2. Chụp cắt lớp CT

Là phương pháp giúp bác sĩ quan sát được hình ảnh của tủy sống và các cấu trúc xung quanh. Phương pháp này giúp kiểm tra xem đĩa đệm có chèn ép vào tủy sống của người bệnh hay không.

5.2.3. Cộng hưởng từ (MRI)

MRI là phương pháp giúp dựng lại chính xác cấu trúc 3D hiện tại của cột sống thắt lưng. Dựa trên hình ảnh này, bác sĩ có thể xác định vị trí thoát vị, dây thần kinh bị chèn ép và mức độ chèn ép như thế nào.

6. Điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng L4 L5

Tùy vào mức độ thoát vị và thể trạng của người bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra những chỉ định khác nhau về điều trị. Để đạt được hiệu quả tốt nhất, người bệnh cần tuân thủ đúng phác đồ và hướng dẫn điều trị mà bác sĩ đưa ra.

6.1. Điều trị không phẫu thuật

Điều trị không phẫu thuật được áp dụng cho đa số các ca bệnh, phương pháp này giúp khắc phục các triệu chứng khó chịu của người bệnh, đồng thời hạn chế tối đa rủi ro trong điều trị.

6.1.1. Sử dụng thuốc tây y

Thuốc tây y

Thuốc tây y

Sử dụng thuốc tây là phương pháp điều trị nhắm thẳng vào triệu chứng, giúp người bệnh nhanh chóng thoát khỏi những cơn đau nhức, mệt mỏi. Một phác đồ điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống của thuốc Tây bao gồm:

  • Thuốc giảm đau: Phổ biến nhất là các loại thuốc được bào chế từ hoạt chất Paracetamol như: Tylenol, Efferalgan, Panadol…
  • Kháng viêm: Thường là nhóm thuốc kháng viêm NSAIDs như: Aspirin, Diclofenac, Ibuprofen… Thuốc đường sử dụng trong trường hợp đau thắt lưng có kèm theo triệu chứng viêm (sưng, nóng, đỏ, đau…).
  • Vitamin nhóm B: Thường được sử dụng là các chế phẩm kết hợp đồng thời 3 loại vitamin là B1, B6 và B12. Tác động vào quá trình tái tạo, phục hồi và đảm bảo chức năng của hệ thần kinh.

6.1.2. Sử dụng thuốc nam

Tuy không đem lại hiệu quả nhanh chóng như các loại thuốc Tây nhưng thuốc nam lại rất an toàn và mang tính lâu dài hơn. Các bài thuốc nam từ ngải cứu, bưởi… sẽ giúp khí huyết lưu thông tốt hơn từ đó khai thông những điểm tắc nghẽn tại cột sống và giải quyết cơn đau hiệu quả. Tuy nhiên thuốc nam đòi hỏi người bệnh cần kiên trì thực hiện lâu dài mới mang đến kết quả.

6.1.3. Vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu là phương pháp được ưa chuộng hiện nay vì hiệu quả kiểm soát triệu chứng nhanh chóng. Tùy vào điều kiện kinh tế và mức độ bệnh mà người bệnh có thể lựa chọn các phương pháp vật lý trị liệu dưới đây.

Điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng bằng nhiệt

Điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng bằng nhiệt

Châm cứu, xoa bóp: Xoa bóp là liệu pháp phổ biến và khá dễ thực hiện tại nhà còn châm cứu thì cần được thực hiện bởi những bác sĩ có chuyên môn cao.

Sử dụng nhiệt: Điều trị bằng nhiệt sẽ phụ thuộc vào tính chất của cơn đau. Người bệnh cần lựa chọn đúng phương pháp thì mới có được hiệu quả như mong muốn.

  • Chườm lạnh sử dụng nhiệt độ lạnh làm co mạch, ức chế phản ứng viêm bao gồm: sưng tấy, nóng đỏ, đau tức.
  • Chườm nóng có khả năng làm giãn mạch, kích thích máu lưu thông tốt hơn, giúp giảm đau thắt lưng hiệu quả.

Kéo giãn cột sống: Phương pháp này đã được chứng minh là cho hiệu quả điều trị rất tốt, tuy nhiên, người bệnh cần kiểm soát chính xác được lực kéo để tránh được các rủi ro trong quá trình điều trị. Bạn có thể sử dụng đai lưng kéo giãn hoặc bàn kéo giãn để điều trị.

6.2. Phẫu thuật

Phẫu thuật

Phẫu thuật

6.2.1. 3 Trường hợp cần phải phẫu thuật

Phẫu thuật không phải là lựa chọn ưu tiên trong điều trị thoát vị đĩa đệm thắt lưng L4 L5. Phương pháp điều trị này chỉ được bác sĩ chỉ định trong trường hợp:

  • Người bệnh đau dữ dội: Các cơn đau không được cải thiện ngay cả khi đã sử dụng các loại thuốc giảm đau. Người bệnh không thể di chuyển hay vận động được khi cơn đau xuất hiện.
  • Các cách điều trị khác không hiệu quả: trường hợp này, người bệnh cũng cần tiến hành phẫu thuật để khôi phục chất lượng sống.
  • Bệnh nhân mất cảm giác: Mất cảm giác cho thấy dây thần kinh mất đi khả năng truyền tín hiệu do đĩa đệm chèn ép quá nhiều. Trường hợp này, người bệnh cần được tiến hành phẫu thuật ngay để giải phóng dây thần kinh, tránh những biến chứng đáng tiếc không thể phục hồi được.

6.2.2. Các loại phẫu thuật

Các loại phẫu thuật có thể được áp dụng trong trường hợp này bao gồm:

  • Phẫu thuật cắt bỏ: Đĩa đệm bị hư hỏng sẽ được loại bỏ hoàn toàn bởi các thủ thuật của bác sĩ
  • Phẫu thuật cắt lớp lót thắt lưng: Thủ thuật này giúp giảm lực chèn ép lên dây thần kinh từ đó cải thiện được những cơn đau nhức.
  • Phẫu thuật hợp nhất hai đốt sống: Sau khi bác sĩ loại bỏ đĩa đệm, hai đốt sống L4 L5 sẽ được hợp nhất là một. Điều này giúp cố định 2 đốt sống, tránh chúng bị chệch khỏi vị trí bình thường và gây đau đớn cho người bệnh.
  • Phẫu thuật thay đĩa đệm nhân tạo: Các đĩa đệm nhân tạo bằng nhựa hoặc kim loại sẽ được bác sĩ thay thế vào vị trí đĩa đệm hư hỏng giữa hai đốt sống L4 L5. Điều này sẽ giúp người bệnh di chuyển bình thường và không còn bị đau đớn nữa.

7. Phòng ngừa

Tập luyên yoga

Tập luyên yoga

7.1. Tập thể dục thường xuyên

Giúp cho bạn có một hệ xương khớp khỏe mạnh, đàn hồi tốt. Các phương pháp tập luyện như yoga, bài tập trị liệu… còn hỗ trợ cho quá trình điều trị bệnh của bạn tốt hơn. Theo các bác sĩ, bạn nên dành khoảng 30 phút để tập luyện vào mỗi buổi sáng

7.2. Duy trì tư thế tốt

Trong quá trình vận động và làm việc, người bệnh cần thực hiện các tư thế đúng để tránh những tác động tiêu cực đến cột sống thắt lưng. Một số lưu ý về tư thế: Khi cần nâng vật nặng nên ngồi xuống và sử dụng chân làm giá đỡ, không cúi gập người. Khi ngồi cần ngồi thẳng, đảm bảo hình dạng sinh học của cột sống…

7.3. Chế độ sinh hoạt, ăn uống hợp lý

Khẩu phần ăn hàng ngày cần phải đầy đủ, cân đối các nhóm chất dinh dưỡng. Đặc biệt lưu ý bổ sung các nhóm dưỡng chất sau đây để có cột sống khỏe mạnh: Canxi, Vitamin D, K, Collagen…

Với những chia sẻ cụ thể về bệnh lý thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng L4 L5 chúng tôi hy vọng bạn sẽ tìm được những thông tin thật cần thiết và sớm thoát khỏi bệnh lý này. Chúc bạn luôn khỏe!

ĐẶT HÀNG NHANH
Vui lòng nhập thông tin đặt hàng của bạn. Đối với sản phẩm có kích cỡ (size), chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ với bạn qua điện thoại để tư vấn sản phẩm phù hợp.
 

Để quay lại trang đang xem nhấn vào nút X ở góc trên bên phải.

YÊU CẦU DISKDR TƯ VẤN
Bạn cần tư vấn về sản phẩm phù hợp cho bệnh cột sống? Hãy để lại thông tin, chuyên gia của chúng tôi sẽ gọi điện tư vấn cho bạn.

Để quay lại trang đang xem nhấn vào nút X ở góc trên bên phải.