Tổng hợp 9 phương pháp điều trị đau thắt lưng

Đau thắt lưng nếu không được phát triển sớm thì về lâu dài thì sẽ kéo theo nhiều hệ lụy khác như suy nhược thần kinh, mất ngủ, bực dọc trong người. Dưới đây chúng tôi xin đưa ra cho quý bạn đọc những cách điều trị đau thắt lưng hiệu quả nhất.

1. Nguyên nhân gây đau thắt lưng

1.1 Nguyên nhân cơ học

  • Làm việc quá sức: Những công nhân chuyên bốc vác vật nặng thời gian dài sẽ dễ phải chịu những cơn đau quanh vùng thắt lưng. Những người bình thường ít khi mang vác vật nặng hay ít khi vận động đột nhiên phải mang vác, hoặc tập thể thao quá sức cũng dễ gây ra đau thắt lưng.

Nguyên nhân đau thắt lưng

Nguyên nhân đau thắt lưng

  • Vận động, sinh hoạt sai tư thế: Như tư thế ngồi, tư thế ngủ, cách bê vật nặng cũng là nguyên nhân gây đau.
  • Do ít vận động, luyện tập: Đặc biệt là ở những nhân viên văn phòng thường ngồi hàng tiếng đồng hồ làm việc trước máy tính. Khi ngồi có thể do cầm cao với bàn không hợp lý, ghế không thoải mái, tư thế ngồi không đúng sẽ gây ra đau thắt lưng.

1.2 Nguyên nhân bệnh lý

Ngoài những nguyên nhân cơ học trên thì việc đau thắt lưng cũng có thể là biểu hiện của một số bệnh lý về xương.

1.2.1. Thoát vị đĩa đệm

Như đã biết đĩa đệm được bọc bởi một lớp bao xơ. Khi mà lớp bao xơ này bị rách ra, khối thoát vị bị chìa ra ngoài đè ép lên tủy sống cũng như dây thần kinh. Khiến cho vùng lưng của bạn cảm thấy đau nhói dữ dội, thậm chí không thể xoay hay cử động.

1.2.2. Thoái hóa cột sống

Theo việc độ tuổi ngày một cao, sự bào mòn của sụn khớp diễn ra càng nhanh, tình trạng thoái hóa cột sống do loãng xương càng nhiều. Chính vì vậy họ thường cảm thấy đau mỏi thắt lưng, nhất là vào những lúc thời tiết không tốt.

1.2.3. Đau dây thần kinh tọa

Người bị bệnh lý này sẽ cảm thấy từ thắt lưng kéo xuống tới hông hoặc thậm chí một hay cả hai bên chân có cảm giác đau nhói, châm chích như lửa đốt. Lúc này nếu không kịp thời điều trị bệnh đau thắt lưng thì các khớp xương sẽ bị yếu dần, cơ thể ngày một teo đi.

1.2.4. Bệnh lý khác

Bên cạnh đó có một số bệnh lý khác cũng sẽ khiến vùng thắt lưng bị đau như các bệnh do suy giảm chức năng của thận như bệnh thận hư, sỏi thận, tiểu máu,…

1.3 Nguyên nhân khác

  • Chế độ sinh hoạt không lành mạnh, uống nhiều rượu bia, hút thuốc lá sẽ làm gia tăng nhiều nicotine, làm cho đĩa đệm bị thoái hóa. Uống nhiều rượu bia cũng làm tăng huyết áp cao, gia tăng cholesterol, máu nhiễm mỡ gây béo phì, bụng phệ, suy gan cũng dẫn đến đau thắt lưng.
  • Hay một số bệnh liên quan đến chức năng sinh lý của phụ nữ như u xơ tử cung, u nang buồng trứng, tử cung bị viêm, rối loạn kinh nguyệt,… Các chị em khi bị những bệnh chứng đó sẽ kèm theo đau thắt lưng cùng một số triệu chứng liên quan như đau quặn bụng, kinh nguyệt vón cục, khí hư,…

2. Triệu chứng của bệnh đau thắt lưng

2.1. Đau vùng thắt lưng lan tới sống lưng khi vận động

Ban đầu sẽ có cảm giác đau một bên thắt lưng, sau đó lan ra cả hai bên đều đau. Khi ngồi lâu sẽ có cảm giác thắt lưng tê cứng, nhức mỏi. Khi cúi gập người xuống hoặc nhất là khi mang vác vật nặng thì sẽ cảm thấy nhói từ thắt lưng chạy dọc xuống cột sống.

Những triệu chứng của bênh đau thắt lưng

Những triệu chứng của bênh đau thắt lưng

2.2. Đau khi thay đổi thời tiết

Trong những ngày thời tiết đột ngột thay đổi sẽ khiến dây chằng, hệ thống cơ và mạch máu cùng dây thần kinh bị kéo căng giãn ra. Khiến cho người bị bệnh nhức mỏi cột sống và hai bên eo. Và điều này có thể dẫn đến những bệnh lý mãn tính về xương hay cơ quanh vùng cột sống

2.3. Cơn đau từ vùng thắt lưng, mông có thể lan tới chân

Đây là một biểu hiện cực kỳ nguy hiểm có thể làm bạn bị bại liệt nếu chủ quan không đi khám bác sĩ.

2.4. Cơn đau âm ỉ kéo dài, không thể làm việc, đi đứng

Thông thường những người bị đau thắt lưng thường ít khi khỏi trong ngày 1 ngày hai mà có thể kéo dài từ 1-2 tuần thậm chí cả tháng.

3. Chẩn đoán

  • Để chẩn đoán và tìm được nguyên nhân cũng như phương pháp điều trị phù hợp thì ban đầu, bác sĩ sẽ hỏi bệnh nhân về các thói quen sinh hoạt, tình trạng các cơn đau, kéo dài trong bao lâu, đau tại vị trí nào…
  • Sau đó bác sĩ tiến hành kiểm tra cơn đau bằng cách ấn nhẹ vào quanh vùng thắt lưng để có thể xác định lâm sàng xem nguyên nhân có thể xuất phát từ đâu.
  • Nếu nghiêm trọng hơn thì bạn có thể phải tiến hành chụp X quang, đo mật độ xương, chụp cộng hưởng từ để xác định có khả năng triệu chứng này xuất phát từ việc thoái hóa các cơ xương hay đĩa đệm,…
  • Bên cạnh đó cũng có thể kiểm tra nước tiểu vì bệnh đau thắt lưng có thể xuất phát từ các bệnh lý của các cơ quan khác chèn ép lên lưng gây đau nhức.

4. Tổng hợp các cách điều trị đau thắt lưng

4.1 Điều trị bằng tây y

Tùy theo từng lý do mà bác sĩ có thể sẽ đề ra các cách điều trị đau vùng thắt lưng khác nhau.

Điều trị đau thắt lưng bằng thuốc Tây y

Điều trị đau thắt lưng bằng thuốc Tây y

  • Nếu như đau thắt lưng do chấn thương nhẹ thì có thể yêu cầu dùng cách chườm đá, dán băng keo.
  • Nếu như là tổn thương từ bên trong cơ thể thề phải sử dụng những thuốc giảm đau thắt lưng (Aspirin pH8+, Opioid, Vioxx, Profenid,…), thuốc giãn cơ theo toa (như chống co thắt cho cơ bắt hoặc chống cứng cơ), thuốc chống viêm không có steroid (NSAIDs),…
  • Ngoài ra có thể dùng nhiều phương pháp vật lý trị liệu khác nhau giúp bệnh nhân làm giảm cơn đau nhức. Ví dụ như đeo đai lưng, dùng máy kéo dãn lưng, dùng máy kích thích điện hoặc dùng thủy châm,…
  • Tuy nhiên khi cơn đau dữ dội kéo dài thì người bệnh buộc phải tìm đến phương pháp phẫu thuật để trị liệu một cách dứt điểm. Tuy nhiên những ca phẫu thuật có thể có nguy cơ tái phát lại lên đến 10%, đồng thời cũng chứa đựng nhiều rủi ro cũng như các biến chứng nguy hiểm, vì thế cần có sự chỉ định của bác sĩ.

4.2 Điều trị bằng đông y

Ngoài các phương pháp Tây Y thì rất nhiều người lựa chọn điều trị thắt lưng bằng các phương pháp Đông Y như xoa bóp, châm cứu, bấm huyệt…

Điều trị đau thắt lưng bằng Đông y

Điều trị đau thắt lưng bằng Đông y

4.2.1. Xoa bóp

Phương pháp dùng tay đấm, xoa và bóp ngoài da. Phương pháp này được xem là cách điều trị đau vùng thắt lưng hiệu quả, an toàn và dễ dàng thực hiện. Đây là phương pháp điều trị dễ dàng và dễ thực hiện. Khi xoa bóp, lớp sừng biểu bì trên da bị bong ra và giúp da hô hấp tốt hơn, đồng thời tăng cường chức năng đào thải qua tuyến mồ hôi. Lưu ý không nên xoa bóp trong các trường hợp bị gãy xương, mụn nhọt, chấn thương dập cơ hoặc tổn thương nội tạng.

4.2.2. Châm cứu

Phương pháp sử dụng kim châm bạc vào cơ thể, giúp giảm đau nhức, điều trị đau nhức và nhiều bệnh trạng khác hiệu quả, không gây đau đớn và di chứng. Khoa học ngày nay đã chứng minh châm cứu là phương pháp điều trị hiệu quả cao, không gây đau đớn và không để lại di chứng. Tuy nhiên châm cứu cần được thực hiện bởi chuyên viên có y nghề cao, việc châm cứu cũng phải rất cẩn thận để châm đúng huyệt, trị đúng bệnh.

4.2.3. Bấm huyệt

Phương pháp dùng tay nhấn vào các huyệt đạo trên cơ thể, giúp cơ thể giảm căng thẳng, tăng tuần hoàn và điều trị đau nhức hiệu quả. Ưu điểm của châm cứu là giúp giảm đau, giảm cảm giác căng thẳng, tăng cường hệ thống miễn dịch. Đã có nhiều bằng chứng cho thấy bấm huyệt thậm chí còn giúp phụ nữ sinh nở dễ dàng, ít đau đớn hơn. Ngoài ra, bấm huyệt cũng cần được thực hiện bởi những người có chuyên môn cao.

4.3 Điều trị bằng các bài thuốc dân gian

Nhiều người nói rằng sử dụng thuốc Tây có thể khiến họ bị kích ứng, hay có một số tác dụng phụ không mong muốn ví dụ với những người bị gan hay dạ dày. Cho nên nhiều người cũng đã lựa chọn những bài thuốc từ nguyên liệu hoàn toàn thiên nhiên để điều trị bệnh đau thắt lưng hiệu quả.

4.3.1. Bài thuốc từ gừng

Gừng có tính cay nóng, có thể làm khí huyết lưu thông, khiến cho hoạt động của xương diễn ra mạnh mẽ hơn những triệu chứng đau nhức cũng dần thuyên giảm.

Nguyên liệu:

  • 20 gram gừng
  • 15 gram hành khô
  • 30 gram bột mì

Cách làm:

  • Bước 1: rửa sạch để cho róc nước rồi giã ra
  • Bước 2: trộn đều các hỗn hợp nói trên vào nhau
  • Bước 3: cho vào chảo rang nóng
  • Bước 4: cho vào trong một tấm vải trắng sạch sẽ hoặc trực tiếp dùng một miếng băng gạc đắp lên vùng thắt lưng bị đau

4.3.2. Bài thuốc từ lá lốt

Lá lốt lành tính, ôn hòa mà là nguyên liệu dễ tìm kiếm, thế nên những người bị thoát vị đĩa đệm nên dùng bài thuốc này để chữa, vừa đơn giản mà hữu hiệu.

Nguyên liệu:

  • Lá lốt
  • Hy thiêm thảo (dược thảo này có thể trị thấp khớp hay giúp hoạt huyết)

Cách làm:

  • Bước 1: Mang 2 nguyên liệu trên mỗi thứ chừng 1 nắm tay đem đi rửa thật sạch
  • Bước 2: Dùng chày giã hỗn hợp trên ra
  • Bước 3: Trưng cách thủy, có thể cho thêm chút muối sạch vào
  • Bước 4: Cho vào trong vải trắng sạch đắp vào vùng lưng bị đau

4.3.3. Bài thuốc từ gấc

Liệu pháp hiệu quả nhất mỗi khi bị chấn thương, tím bầm đau nhức quanh vùng thắt lưng mà nhiều người mách bảo đó chính là lấy hạt gấc ngâm với rượu. Dùng rượu đó xoa bóp đều quanh thắt lưng để cho các kinh mạch cũng như máu trên cơ thể được lưu thông, làm giảm đau nhức rõ rệt.

4.3.4. Bài thuốc từ tỏi

Tỏi có vị cay nồng, tính ôn trung, chứa nhiều tinh dầu, allicin, selen. Có thể giảm đau, kháng viêm. Không nhiều người biết rằng tỏi rất hữu hiệu trong việc chữa vôi hóa cột sống, thấp khớp, các bệnh xương khớp mãn tính. Kết hợp với rượu lại là một bài thuốc cực kỳ có ích lại giúp suy giảm cơn đau thắt lưng nhanh chóng

Nguyên liệu:

  • 250 gram tỏi
  • 500 ml rượu trắng
  • Đường phèn

Cách làm:

  • Bước 1: rửa sạch tỏi để ráo nước rồi bóc vỏ ra
  • Bước 2: dùng vò rượu hoặc bình nhựa hay bình thủy tinh đổ tỏi vào đó
  • Bước 3: giã nát đường phèn rồi rắc đều lên tỏi
  • Bước 4: đổ rượu vào bình. Mỗi ngày uống 1-2 lần, mỗi lần uống khoảng chừng 25-30ml

4.3.5. Bài thuốc từ đinh lăng

Bất cứ bộ phận nào trên cây đinh lăng đều là dược liệu quý trong y học. Nó có thể làm máu huyết lưu thông, gia tăng máu, thải độc, lợi tiểu, làm cho xương không bị tê cứng, giảm thiểu nhức mỏi lưng,…

Cách làm:

  • Dùng 30 gram thân hoặc rễ cây đinh lăng rửa sạch sẽ rồi đem đi phơi nắng.
  • Sau đó dùng chày giã nó ra sắc nước để uống.
  • Những phần bã cây sau khi sắc nước có thể cho vào một chiếc vải sạch rồi đắp lên vùng thắt lưng.

4.4 Điều trị bằng việc tập các bài tập

Để việc điều trị bệnh đau thắt lưng mang đến hiệu quả cao nhất, người bệnh nên kết hợp với một số các bài tập có thể giúp cho cột sống, eo thắt lưng và hệ xương khớp trở nên dẻo dai, khỏe khoắn hơn.

4.4.1. Bài tập 1 – Tư thế tập đứng

  • Bước 1: Tư thế chim yến bay đứng với việc người bệnh tìm một bức tường và dựa bụng vào đó.
  • Bước 2: Giữ nguyên tư thế, mở rộng vai và vươn hai tay về phía sau lưng. Người bệnh nên cố gắng sao cho lòng bàn tay hướng vào nhau hoặc hướng ra phía sau.
  • Bước 3: Giữ nguyên tư thế trên và ngửa đầu ra sau
  • Bước 4: Chân cũng bước ra sau một quãng gắng để giữ thăng bằng và kiễng lên tạo cơ thể uốn thành hình vòng cung.
  • Bước 5: Đứng và giữ trong khoảng 3 – 5 giây rồi dừng lại sau đó lặp lại động tác. Có thể thực hiện từ 20 – 30 lần và tăng dần cường độ.

Tư thế tập đứng - Điều trị đau thắt lưng

Tư thế tập đứng – Điều trị đau thắt lưng

4.4.2. Bài tập 2 – Tư thế tập ngồi

  • Bước 1: Ngồi gập hai chân về sau, tạo dáng thành tư thế quỳ, từ đầu gối tới chân duỗi thẳng áp xuống sàn, như tư thế ngồi ngồi seiza trong trà đạo Nhật
  • Bước 2: Cúi người về phía trước, hai tay duỗi thẳng theo đà cúi người. Giữ nguyên trong 3-5 giây.
  • Bước 3: Lặp lại động tác từ 3-5 lần. Bài tập này cũng có thể giúp phụ nữ giảm đau bụng trong ngày kinh kì.

Tư thế ngồi - Điều trị đau thắt lưng

Tư thế ngồi – Điều trị đau thắt lưng

4.4.3. Bài tập 3 – Tư thế tập nằm

  • Bước 1: Nằm thẳng lưng, hai tay đặt bên hông. Đôi chân co lại hình chữ V.
  • Bước 2: Đẩy người lên, lấy điểm tựa là chân sao cho cơ thể uốn cong thành chữ L ngược, trong khi hai tay vẫn giữ thẳng chạm đất. Giữ tư thế trên từ 3-5 giây.
  • Bước 3: Lặp lại động tác chậm rãi từ 5-7 lần.

Tư thế nằm - Điều trị đau thắt lưng

Tư thế nằm – Điều trị đau thắt lưng

5. Phòng tránh đau thắt lưng

5.1. Thường xuyên luyện tập

Thường xuyên luyện thể thao hàng ngày không chỉ tránh loãng xương mà còn giúp cho cơ thể dẻo dai hơn. Đó là một cách điều trị đau vùng thắt lưng rất hiêu quả. Nếu như cơ thể ít hoạt động lâu ngày sẽ dẫn đến các bệnh lý về xương cũng như khiến cho dây chằng của bạn dễ bị tổn thương.

5.2. Đúng tư thế

Nếu ngồi sai tư thế có thể khiến cột sống bị vẹo, lệch đĩa đệm làm thắt lưng đau buốt tê cứng.

5.3. Duy trì cơ thể cân đối, cân nặng phù hợp

Không nên để cơ thể quá béo vì không chỉ dẫn đến các nguy cơ bệnh trong nội tạng cơ thể mà còn các bệnh lý liên quan đến xương, cũng khiến cột sống bạn bị đè ép nếu vùng bụng quá nhiều mỡ.

5.4. Ăn uống sinh hoạt điều độ, bổ sung chất dinh dưỡng

Các chức năng tái tạo trong cơ thể luôn được hoạt động không ngừng, nếu như việc này bị suy giảm thì cột sống cũng như địa đệm xương khớp sẽ bị thoái hóa dần. Cơ thể cần được bổ sung các dưỡng chất đầy đủ như canxi, vitamin hay magie.

Có rất nhiều phương pháp để người bệnh có thể thực hiện, nhưng đòi hỏi nhiều sự kiên nhẫn. Cho nên bên cạnh sử dụng các thuốc Đông – Tây y có thể cập nhật điều trị đau thắt lưng bằng cách đeo đai lưng điều trị các cơn đau.

Tiêu biểu trong đó bạn có thể sử dụng đai lưng DiskDr. – một phương pháp điều trị được các chuyên gia y tế khuyên dùng. Đai lưng DiskDr. có tác dụng làm vùng thắt được giãn ra, giảm sự chèn lên cột sống và dây thần kinh, khiến cho nhức mỏi thuyên giảm nhanh chóng. Nếu bạn muốn tìm hiểu về cách điều trị đau thắt lưng bằng đai lưng này thì đừng ngần ngại liên hệ ngay với chúng tôi qua Hotline 0969685333 nhé.

ĐẶT HÀNG NHANH
Vui lòng nhập thông tin đặt hàng của bạn. Đối với sản phẩm có kích cỡ (size), chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ với bạn qua điện thoại để tư vấn sản phẩm phù hợp.
 

Để quay lại trang đang xem nhấn vào nút X ở góc trên bên phải.

YÊU CẦU DISKDR TƯ VẤN
Bạn cần tư vấn về sản phẩm phù hợp cho bệnh cột sống? Hãy để lại thông tin, chuyên gia của chúng tôi sẽ gọi điện tư vấn cho bạn.

Để quay lại trang đang xem nhấn vào nút X ở góc trên bên phải.