Người phục hồi chấn thương cột sống cần lưu ý điều gì?

Chấn thương cột sống có thể xảy ra khi người bệnh gặp phải những biến cố như tai nạn giao thông, tai nạn khi lao động và ngay cả khi tập luyện thể thao. Đây là một trong những chấn thương nghiêm trọng nhất thường được điều trị bằng phẫu thuật. Không những vậy, người phục hồi chấn thương sau phẫu thuật cũng cần có chế độ chăm sóc và nghỉ ngơi cực kỳ cẩn thận. Do đó, bạn nên chủ động tìm hiểu những điều cần lưu ý qua bài viết sau đây.

Nguyên nhân khiến cột sống tổn thương

Cột sống là bộ phận chính có nhiệm vụ nâng đỡ toàn bộ sức nặng của thân trên. Do đó, các đốt sống rất dễ bị tổn thương trong quá trình vận động của cơ thể, đặc biệt là khi bạn phải thường xuyên làm những công việc nặng nhọc, nguy hiểm.

Cột sống bị tổn thương có thể do nhiều nguyên nhân gây ra
Cột sống bị tổn thương có thể do nhiều nguyên nhân gây ra

Các nguyên nhân chính dẫn đến chấn thương cột sống bao gồm:

  • Tai nạn giao thông
  • Tai nạn lao động
  • Tai nạn trong đời sống hàng ngày như ngã từ trên cao xuống,… khiến đốt sống bị lún, xẹp và thậm chí là vỡ.
  • Tai nạn khi tham gia các môn thể thao như đua xe, đua ngực, võ thuật, xiếc,…
  • Người tự tử không thành bằng cách thắt cổ cũng có thể gây chấn thương cột sống tại vị trí này.

Một số người sau khi bị chấn thương cột sống thường tìm đến phương pháp phẫu thuật. Tuy nhiên, phương pháp này có thể xảy ra một số biến chứng, cụ thể:

Những cách nào hiệu quả với người phục hồi chấn thương

Sau phẫu thuật, người bệnh có thể đối mặt với nguy cơ nhiễm trùng cột sống
Sau phẫu thuật, người bệnh có thể đối mặt với nguy cơ nhiễm trùng cột sống

Trên thực tế, hiện có rất nhiều phương pháp để hỗ trợ người bệnh phục hồi cột sống sau chấn thương. Tùy theo mức độ nghiêm trọng và thể trạng của bản thân, bạn có thể lựa chọn phương pháp phù hợp nhất trong những cách sau đây:

  • Bài tập hỗ trợ cột sống: Thực hiện chương trình tập luyện phù hợp với tầm vận động, bắt đầu từ những bài tập nhẹ để cải thiện chức năng cột sống và tăng cường độ luyện tập dần dần theo thời gian.
  • Xoa bóp và massage lưng: Phương pháp này sẽ giúp bạn tác động lên các  nhóm cơ lưng, hỗ trợ phục hồi chức năng cột sống và tăng cường lưu thông máu huyết đến bộ phận này.
  • Bấm huyệt, châm cứu: Phương pháp châm cứu sẽ tác động vào các huyệt khác nhau như Thận Du, A Thi, Dương Lăng Tuyền,.. tùy theo từng trường hợp. Lúc này, các mao mạch sẽ được khai thông, hệ thống tuần hoàn máu và các dây thần kinh cũng dần ổn định trở lại.
  • Sử dụng thiết bị hỗ trợ: Sau chấn thương, những cơn đau có thể tái phát trở lại và ám ảnh bạn trong thời gian dài. Vì vậy, người cần phục hồi sau chấn thương cột sống nên lựa chọn những phương pháp điều trị lâu dài như sử dụng đai lưng. Thiết bị này sẽ giúp bạn làm giảm áp lực chèn ép lên cột sống, cố định và bảo vệ các đốt sống từng bị tổn thương.
  • Phẫu thuật: Đây được xem là phương pháp cuối cùng để điều trị chấn thương cột sống. Chỉ những trường hợp bệnh nặng không thể điều trị bằng các phương pháp khác mới được các bác sĩ chỉ định phẫu thuật. Quá trình phục hồi sau phẫu thuật có thể mang lại những rủi ro nhất định cho người bệnh nên hiện nay phương pháp này không được lựa chọn quá nhiều.

Giai đoạn phục hồi chấn thương, cần lưu ý những gì?

Giai đoạn phục hồi sau chấn thương có ý nghĩa rất quan trọng với người bệnh. Nếu không biết cách chăm sóc và bảo vệ hợp lý, những cơn đau ở cột sống lưng sẽ tiếp tục tái phát làm ảnh hưởng đến khả năng vận động của người bệnh.

Người phục hồi chấn thương cột sống cần được chăm sóc một cách cẩn thận
Người phục hồi chấn thương cột sống cần được chăm sóc một cách cẩn thận

Để quá trình hồi phục sau chấn thương đạt hiệu quả tốt nhất, người bệnh nên lưu ý những nguyên tắc sau đây:

  • Không nên nằm một chỗ quá lâu làm suy giảm chức năng vận động và nâng đỡ tự nhiên của cột sống. Thay vào đó, bạn hãy đi lại và hoạt động nhẹ nhàng, có thể nhờ đến sự trợ giúp của người thân khi di chuyển nếu thấy cần thiết.
  • Bạn cũng nên lựa chọn những môn thể theo có cường độ nhẹ để rèn luyện sự dẻo dai như đạp xe, đi bộ,…
  • Không ưỡn hoặc cúi người quá mức, hạn chế nằm trên ghế sofa, võng,… khiến cột sống bị cong và dễ tổn thương trở lại.
  • Không mang vác hoặc nâng đỡ các vật nặng.
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, đảm bảo cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể để phục hồi tổn thương. Đặc biệt là tăng cường những thực phẩm chứa nhiều canxi, protein, Omega-3,… để bồi bổ xương khớp và cải thiện hệ miễn dịch.
  • Uống nhiều nước, ít nhất khoảng 2 lít nước mỗi ngày

Chấn thương cột sống có thể để lại những di chứng nghiêm trọng, đe dọa đến sức khỏe của người bệnh. Để hạn chế những rủi ro này, người cần phục hồi cột sống sau chấn thương phải được chăm sóc hết sức cẩn thận, kết hợp với việc sử dụng các phương pháp hỗ trợ điều trị tại nhà.

ĐẶT HÀNG NHANH
Vui lòng nhập thông tin đặt hàng của bạn. Đối với sản phẩm có kích cỡ (size), chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ với bạn qua điện thoại để tư vấn sản phẩm phù hợp.
 

Để quay lại trang đang xem nhấn vào nút X ở góc trên bên phải.

YÊU CẦU DISKDR TƯ VẤN
Bạn cần tư vấn về sản phẩm phù hợp cho bệnh cột sống? Hãy để lại thông tin, chuyên gia của chúng tôi sẽ gọi điện tư vấn cho bạn.

Để quay lại trang đang xem nhấn vào nút X ở góc trên bên phải.