Nguyên nhân và cách phòng ngừa bệnh đau lưng cột sống

Triệu chứng tưởng chừng chỉ gặp ở người lớn tuổi, thế nhưng hiện nay có rất nhiều người trẻ tuổi mắc bệnh đau lưng cột sống ngày càng nhiều. Vậy bệnh đau lưng cột sống bắt nguồn từ nguyên nhân gì và làm thế nào để phòng ngừa được? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của DiskDr để nắm rõ thông tin nhé!

Đau lưng dưới là biểu hiện của bệnh gì?

 

Tổng quan về bệnh đau lưng cột sống 

Đau lưng cột sống là một chứng bệnh mắc phổ biến ở những người có tuổi tuy nhiên hiện nay triệu chứng này đang có xu hướng trẻ hóa dần. Căn bệnh này hình thành khi đĩa đệm và khớp bị thoái hoá, gai xương phát triển lên trên đốt của cột sống. Điều này dẫn đến các cơn đau và hạn chế sự vận động của các dây thần kinh và các chức năng khác sẽ bị ảnh hưởng theo.

Theo số liệu thống kê, có đến khoảng gần 80% trường hợp bị bệnh đau lưng cột sống không rõ nguyên nhân. So với nam giới, nữ giới thường sẽ có nguy cơ mắc căn bệnh này cao hơn. 

Nguyên nhân gây bệnh đau lưng cột sống thắt lưng

Bởi vì lưng là một cấu trúc phức tạp, được cấu thành bởi xương, cơ, khớp và dây thần kinh. Nên rất khó để xác định chính xác nguyên nhân gây đau lưng cột sống nếu không tiến hành kiểm tra y khoa chi tiết. Do đó, có thể chia nguyên nhân của bệnh đau lưng cột sống thành 2 nhóm bao gồm:

Xem thêm: Đai lưng kéo giãn cột sống DiskDr

Nguyên nhân từ tác động bên trong.

Nguyên nhân này xuất phát từ các bệnh lý như:

Bệnh viêm khớp: Căn bệnh này gây ảnh hưởng đến bất kỳ vị trí nào trên lưng, đặc biệt là phần thắt lưng do chịu nhiều áp lực hơn từ trọng lượng cơ thể. Những triệu chứng đi kèm là đau lưng dữ dội hoặc âm ỉ, kèm theo sưng khớp, gù lưng hoặc có thể giảm chiều cao.

Bệnh thoái hóa cột sống: Khi độ tuổi ngày càng cao, cột sống càng mất đi độ cong sinh lý trở nên thẳng đứng khiến cả cơ thể có khuynh hướng gập cong về đằng trước. Thêm vào đó là việc ăn uống thiếu dưỡng chất, lao động nặng, tư thế xấu tích luỹ trong khoảng thời gian dài góp phần đẩy nhanh quá trình thoái hóa cột sống thắt lưng. 

Thoái hóa cột sống thắt lưng - chẩn đoán và điều trị | BIMEDIC

Bệnh gai cột sống: Khi thoái hóa cột sống diễn ra trong thời gian dài khiến sụn bị mất nước, bị canxi hóa, lượng canxi tụ lại ở dây chằng sẽ tạo ra các gai xương ở lưng và gây cảm giác đau đớn. 

Bệnh thoát vị đĩa đệm: Trong quá trình lão hóa tự nhiên hoặc khi có một lực mạnh tác động đột ngột làm bao xơ bên ngoài của đĩa đệm bị xơ hoặc rạn nứt, nhân nhầy nhanh chóng thoát ra ngoài thông qua chỗ rách và chui vào cột sống gây chèn ép rễ thần kinh dẫn đến đau lưng.

Nguyên nhân từ tác động bên ngoài

Bên cạnh các nguyên nhân về bệnh lý thì còn có những nguyên nhân đến từ các tác động bên ngoài như:

 

Điều trị đau lưng sau sinh | 6 cách đơn giản, HIỆU QUẢ bạn cần biết 2022

Bị thay đổi nội tiết tố và cân nặng: Phụ nữ mang thai hoặc những người bị  phì do cân nặng quá lớn sẽ gây áp lực lên cột sống. Hoặc đối với phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt hoặc khi mãn kinh cũng thường bị đau lưng.

Do chấn thương bên ngoài: Những tai nạn lao động hay tai nạn giao thông va chạm do chơi thể thao đều có thể dẫn đến các chấn thương cột sống lưng và gây nên các cơn đau dữ dội ở vùng lưng.

Làm các công việc nặng: Mang vác đồ đạc nặng hay lao động chân tay nặng nhọc đều làm gia tăng áp lực lên cột sống và nếu duy trì nó trong khoảng thời gian dài sẽ làm cột sống yếu đi và xuất hiện những cơn đau lưng.

Ngồi lâu hay ngồi sai tư thế: Việc ngồi một chỗ quá lâu hoặc  ngồi không đúng tư thế sẽ khiến các dây chằng, đĩa đệm bị chèn ép làm khó lưu thông máu và dẫn đến cơn đau cột sống lưng.

Những thói quen sinh hoạt không lành mạnh như ăn uống thiếu chất, lười vận động, sử dụng chất kích thích hay do tâm trạng luôn lo lắng, căng thẳng cũng có thể gây nên các cơn đau lưng cột sống.

Xem thêm: Giải pháp vấn đề đau cột sống – đai lưng cho bệnh cột sống

Cách phòng ngừa bệnh đau lưng cột sống

Để có cột sống khoẻ hơn và tránh mắc các bệnh liên quan đến đau lưng cột sống bạn có thể áp dụng một số cách dưới đây:

Vận động thường xuyên 

Thói quen duy trì tập luyện thể thao đều đặn ít nhất 30 phút mỗi ngày sẽ có tác dụng gia tăng sức mạnh của các nhóm cơ chính, hỗ trợ và tránh các chấn thương cho vùng cột sống lưng.

Chỉnh sửa đúng tư thế khi ngồi

Tư thế xấu khi ngồi có thể gây áp lực lớn lên lưng khiến các cơn đau trầm trọng hơn. Để có thể bảo vệ đường cong cột sống tự nhiên thì khi ngồi làm việc bạn nên giữ lưng thẳng, đầu gối để cao hơn xương chậu và cứ sau 1 tiếng ngồi làm, bạn nên đứng lên đi lại xung quanh để giúp các cơ trên cơ thể được thư giãn.

Kiểm soát cân nặng cơ thể

Khi cân nặng của bạn vượt quá mức cho phép sẽ gây ra các căng thẳng ở cột sống và làm đẩy nhanh tốc độ thoái hóa. Vì vậy, bạn nên thường xuyên theo dõi trọng lượng cơ thể, cân bằng lại chế độ dinh dưỡng và luyện tập thể thao để tránh bị thừa cân, béo phì.

Đi kiểm tra sức khỏe định kỳ

Theo lời khuyên từ các y bác sĩ, bạn nên đi khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần để phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường của cơ thể và có hướng điều trị kịp thời.

Lời kết

Trên đây là một số các nguyên nhân cũng như cách phòng ngừa bệnh đau lưng cột sống mà DiskDr tổng hợp được. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo các sản phẩm giúp hỗ trợ giảm đau lưng cột sống của DiskDr. 

Thông tin liên hệ:

Showroom Hà Nội tại: 96 Nguyễn Lương Bằng – Đống Đa

Showroom TP HCM tại Tòa nhà Hoàn Vũ số 225 Hai Bà Trưng – P. Võ Thị Sáu – Q.3 

Hotline tư vấn trực tiếp: 0969 685 333

YÊU CẦU DISKDR TƯ VẤN
Bạn cần tư vấn về sản phẩm phù hợp cho bệnh cột sống? Hãy để lại thông tin, chuyên gia của chúng tôi sẽ gọi điện tư vấn cho bạn.

ĐẶT HÀNG NHANH
Vui lòng nhập thông tin đặt hàng của bạn. Đối với sản phẩm có kích cỡ (size), chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ với bạn qua điện thoại để tư vấn sản phẩm phù hợp.
 

Để quay lại trang đang xem nhấn vào nút X ở góc trên bên phải.

YÊU CẦU DISKDR TƯ VẤN
Bạn cần tư vấn về sản phẩm phù hợp cho bệnh cột sống? Hãy để lại thông tin, chuyên gia của chúng tôi sẽ gọi điện tư vấn cho bạn.

Để quay lại trang đang xem nhấn vào nút X ở góc trên bên phải.