Hội chứng ống cổ tay là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, và cách điều trị

Hội chứng ống cổ tay còn được gọi là hội chứng đường hầm cổ tay xảy ra ngày càng phổ biến do tính chất công việc, thói quen sinh hoạt ngày nay. Những triệu chứng của hội chứng đường hầm cổ tay không quá rõ ràng, dễ bị nhầm với cảm giác đau tay bình thường. Do đó, bài viết này cung cấp những thông tin về bệnh để bạn đọc sớm nhận biết và điều trị bệnh. 

Hội chứng ống cổ tay là gì?
Hội chứng ống cổ tay là gì?

1. Hội chứng ống cổ tay là gì?

Hội chứng ống cổ tay xảy ra khi có sự chèn ép từ các mô, cơ, xương lên dây thần kinh giữa trong đường hầm cổ tay. Trong giải phẫu học, ống cổ tay là một đường hầm nhỏ có trách nhiệm bảo vệ dây thần kinh giữa, rộng khoảng 2 – 2,5 cm. Bao quanh ống cổ tay là phần xương cổ tay ở bên thành, dây chằng ở trên, và gân gấp, dây thần kinh ở trong ống cổ tay. 

Hội chứng ống cổ tay khi mang thai
Hội chứng ống cổ tay khi mang thai

Dây thần kinh giữa có nhiệm vụ nhận biết cảm giác ở các ngón tay cái, ngón trỏ, ngón giữa, và ngón đeo nhẫn; cùng lúc điều khiển vận động các cơ xung quanh ngón tay cái. Dây thần kinh giữa bị chèn ép sẽ làm giảm chức năng cảm nhận cảm giác ở ngón tay, gây đau rát, ngứa ran, tê bì. Nếu không được điều trị sớm, người bệnh sẽ mất khả năng vận động ở bàn tay, gây teo cơ,….

Một thống kê ở Mỹ cho thấy có đến 50 trên 1000 người có nguy cơ mắc cách bệnh về cổ tay hàng năm. Với những đối tượng nằm trong nhóm nguy cơ cao, tỉ lệ này lên tới 500 trên 1000 người mắc phải. Vậy làm thế nào để nhận biết hội chứng ống cổ tay? Và những ai có nguy cơ cao mắc phải hội chứng này? Hãy cùng tìm hiểu qua phần tiếp theo nhé. 

2. Làm thế nào để nhận biết hội chứng ống cổ tay? 

Biểu hiện của hội chứng ống cổ tay thường khó nhận biết và dễ nhầm lẫn với những cơn đau tay bình thường. Đôi khi, những triệu chứng lại xuất hiện vào ban đêm do tư thế ngủ làm cổ tay bị cong vẹo. Vậy những dấu hiệu đau như nào mà bạn nên chú ý để đi khám sớm nhất?

Bệnh đường hầm cổ tay có nguy hiểm không
Bệnh đường hầm cổ tay có nguy hiểm không

Một số triệu chứng thường gặp của hội chứng đường hầm cổ tay gồm có:

  • Các ngón tay có cảm giác nóng ran, tê bì, đau rát, ngứa ran
  • Cảm giác đau, tê xuất hiện chủ yếu ở các ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa, và ngón đeo nhẫn. Bởi vì, đây là các ngón tay mà dây thần kinh giữa có nhiệm vụ điều khiển. 
  • Việc cầm nắm đồ vật trở nên khó khăn hơn khi các ngón tay bị đau mỏi, tê ran
  • Các ngón tay bị mất cảm giác do dây thần kinh giữa bị chèn ép, người bệnh dễ làm rơi đồ, mất nhận thức về vị trí của bàn tay trong không gian. 
  • Bàn tay bị đau cơ, chuột rút thường xuyên hơn mà không có bất kỳ tác động hay chấn thương.

Với tình trạng bệnh nhẹ, biểu hiện thường chỉ thoáng qua, khó để cảm nhận được. Khi dây thần kinh giữa bị chèn ép nặng, thì các triệu chứng gây đau xảy ra thường xuyên hơn, kéo dài, và cần can thiệp phẫu thuật. 

Nguyên nhân gây bệnh đau cổ tay
Nguyên nhân gây bệnh đau cổ tay

3. Nguyên nhân của hội chứng ống cổ tay là gì?

Hội chứng ống cổ tay là kết quả của nhiều nguyên nhân khác nhau được tạo thành bởi nhiều yếu tố như:

  • Giới tính: phụ nữ có nguy cơ mắc hội chứng ống cổ tay cao hơn đàn ông, bởi vì đường hầm cổ tay ở nữ giới nhỏ hơn
  • Độ tuổi: người cao tuổi có khả năng mắc bệnh cao hơn do cấu trúc xương cổ tay bị thoái hóa theo tuổi tác
  • Di truyền: kích thước cổ tay ở mỗi chủng tộc lại có sự khác biệt, do đó, yếu tố di truyền có thể là một nguyên nhân gia tăng tỷ lệ mắc hội chứng này
  • Tính chất công việc: công việc phải lặp đi lặp lại cùng một hành động ở bàn tay và cổ tay gia tăng nguy cơ viêm khớp, dẫn đến chèn ép dây thần kinh giữa
  • Vị trí cổ tay khi hoạt động: những hành động cần phải uốn cong, gập duỗi bàn tay và cổ tay quá mức làm gia tăng áp lực lên dây thần kinh giữa
  • Chấn thương cổ tay: các chấn thương ở cổ tay như trật khớp, gãy xương, có thể làm thay đổi cấu trúc đường hầm cổ tay, và chèn ép lên dây thần kinh giữa
  • Thai kỳ: việc thay đổi nội tiết tố trong quá trình mang thai có thể làm sưng, viêm gân, cơ, khớp trong ống cổ tay
  • Các bệnh lý đi kèm: người mắc các bệnh như béo phì, tiểu đường, viêm khớp dạng thấp, rối loạn chức năng tuyến giáp có thể ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất ở vùng cổ tay.

4. Đối tượng nào dễ mắc bệnh đường hầm cổ tay?

Bệnh đường hầm cổ tay có nguy hiểm không?
Bệnh đường hầm cổ tay có nguy hiểm không?

Như đã đề cập ở trên, phụ nữ, phụ nữ mang thai, và người cao tuổi có nguy cơ mắc hội chứng ống cổ tay cao hơn cả. Tuy nhiên, một số ngành nghề có tính chất công việc đòi hỏi hoạt động ở cổ tay và bàn tay phải lặp đi lặp lại một hành động như:

  • Công nhân dây chuyền lắp ráp
  • Công nhân may
  • Tài xế lái xe
  • Thợ cắt tóc, gội đầu
  • Nhân viên văn phòng
  • Những người chơi các môn thể thao như cầu lông, tennis, bóng bàn
  • Thợ làm bánh, đầu bếp
  • Nhạc công, nhiếp ảnh gia, họa sĩ

Những nghiên cứu khoa học chưa có kết luận rõ ràng về nguyên nhân gây ra hội chứng đường hầm cổ tay là nguyên nhân trực tiếp hay nguyên nhân nguy cơ. Do đó, nếu bạn có những biểu hiện của bệnh, thì nên đi thăm khám, chụp chiếu tại cơ sở y tế uy tín trước. Nhưng các chuyên gia cũng khuyên rằng bạn nên phòng ngừa, và chữa bệnh với những phương pháp dưới đây. 

5. 3 cách chữa hội chứng ống cổ tay tại nhà

Những biểu hiện của hội chứng ống cổ tay thường khó phát hiện ở giai đoạn đầu. Do đó, người bệnh nằm trong nhóm có nguy cơ cao mắc bệnh nên chủ động phòng ngừa, và điều trị tại nhà để hỗ trợ phục hồi tốt hơn.  

5.1. Sử dụng đai nẹp cổ tay DiskDr. Hàn Quốc

Phương pháp nẹp cổ tay được coi là phương pháp điều trị toàn diện nhất đối với hội chứng ống cổ tay. Bởi vì, đai nẹp cổ tay không chỉ giúp phòng ngừa chấn thương khi làm việc, chơi thể thao; mà còn hỗ trợ phục hồi cổ tay sau chấn thương như trật khớp, gãy xương. 

Nguyên lý hoạt động của đai nẹp khớp cổ tay dựa trên việc cố định, làm thẳng khớp cổ tay, hạn chế tối đa động tác uốn cong, gập duỗi cổ tay quá mức. Đai nẹp cố định cổ tay còn có nhiệm vụ giảm thiểu áp lực, chèn ép lên dây thần kinh giữa khi người dùng phải hoạt động nặng, chơi thể thao. 

Đai nẹp cố định khớp cổ tay
Đai nẹp cố định khớp cổ tay

Hiện nay, có rất nhiều loại đai nẹp cổ tay với giá thành khác nhau trên thị trường. Tuy nhiên, đai nẹp cổ tay ngón cái DiskDr. Hàn Quốc có những ưu điểm vượt trội hơn như:

  • Ứng dụng các cột hơi, giúp bảo vệ cột tay một cách mềm mại, thoải mái, thoáng khí hơn cho người dùng
  • Ứng dụng công nghệ DFC độc quyền của DiskDr., cho phép đai chỉ tác động lên 4 vùng quan trọng trên cổ tay với 4 cột hơi, đảm bảo khả năng vận động linh hoạt, thoải mái, mà vẫn bảo vệ cổ tay chắc chắn
  • Các tác động lên cổ tay được giảm thiểu đáng kể do các cơ cổ tay không phải hoạt động quá nhiều bởi các túi khí đã chịu một phần lực
  • Hiệu quả cho người chơi thể thao muốn phòng ngừa chấn thương
  • Hiệu quả hỗ trợ phục hồi cho người vừa tháo bột do gãy xương, trật khớp
  • Hỗ trợ điều trị người đang bị hội chứng ống cổ tay, cố định, hạn chế chèn ép lên dây thần kinh giữa, giúp giảm đau

Sản phẩm được sản xuất 100% tại Hàn Quốc, và nhập khẩu chính hãng bởi T3 Việt Nam, chế độ bảo hành 1 đổi 1 uy tín, an toàn, hiệu quả. Để được tư vấn miễn phí, xin hãy điền thông tin vào mẫu đơn dưới đây. 

5.2. Bài tập giãn cơ bàn tay đơn giản, tại nhà

Những bài tập giãn cơ đơn giản giúp bạn thuận tiện tập luyện ngay tại bàn làm việc, trong khi xếp hàng, mọi lúc mọi nơi.

Bài tập 1: Tư thế cầu nguyện

Cách thực hiện:

  • Chắp tay ở tư thế như đang cầu nguyện
  • Sau đó, tách các ngón tay ra xa nhau nhất có thể với lòng bàn tay áp chặt
  • Tiếp theo, chụm các ngón tay lại theo hình gác chuông bằng cách tách hai lòng bàn tay ra

Động tác này giúp kéo căng gân gan bàn tay, cấu trúc ống cổ tay, và dây thần kinh giữa. 

Bài tập 2: Lắc tay

Cách thực hiện:

  • Lắc tay như thể bạn vừa mới rửa tay xong và để khô trong không khí

Động tác này có hiệu quả phòng ngừa các cơ gấp ở bàn tay và dây thần kinh giữa khỏi bị chuột rút và căng cứng trong ngày. 

Bài tập phòng ngừa hội chứng ống cổ tay
Bài tập phòng ngừa hội chứng ống cổ tay

5.3. Thay đổi thói quen khi vận động cổ tay

Việc thay đổi thói quen sinh hoạt, vận động giúp phòng ngừa, hỗ trợ điều trị hội chứng ống cổ tay một cách gián tiếp. Một số lưu ý để việc phòng và chữa bệnh được hiệu quả hơn như:

  • Cần có tư thế ngồi làm việc đúng, vì dây thần kinh giữa ở cổ tay bắt nguồn từ vùng cổ. Nếu dây thần kinh ở cổ bị chèn ép do ngồi cúi nhiều, sẽ phần nào ảnh hưởng đến dây thần kinh giữa
  • Hạn chế việc gập, duỗi, uốn cong cổ tay đột ngột, quá mức
  • Bổ sung đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng cần thiết như chất xơ, canxi, đạm
  • Để cổ tay và cơ tay được nghỉ ngơi sau khoảng từ 30 phút đến 1 tiếng làm việc
  • Khi trời lạnh, nhớ giữ ấm bàn tay và cổ tay để không ảnh hưởng đến khớp và các cơ

Hội chứng ống cổ tay là một trong những bệnh có xu hướng phát triển tại Việt Nam trong những năm gần đây. Do tính chất công việc văn phòng, mức độ làm việc nên bệnh càng ngày càng phổ biến trong môi trường công sở. Mong rằng với những thông tin ở trên sẽ phần nào giúp bạn hiểu về bệnh đường hầm cổ tay, và chọn lựa được phương pháp điều trị phù hợp. 

Nguồn tham khảo:

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4042862/

https://vinmec.com/vi/co-xuong-khop/cac-benh-thuong-gap/bai-tap-don-gian-dieu-tri-hoi-chung-ong-co-tay/

https://www.healthline.com/health/carpal-tunnel-syndrome#outlook

 

ĐẶT HÀNG NHANH
Vui lòng nhập thông tin đặt hàng của bạn. Đối với sản phẩm có kích cỡ (size), chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ với bạn qua điện thoại để tư vấn sản phẩm phù hợp.
 

Để quay lại trang đang xem nhấn vào nút X ở góc trên bên phải.

YÊU CẦU DISKDR TƯ VẤN
Bạn cần tư vấn về sản phẩm phù hợp cho bệnh cột sống? Hãy để lại thông tin, chuyên gia của chúng tôi sẽ gọi điện tư vấn cho bạn.

Để quay lại trang đang xem nhấn vào nút X ở góc trên bên phải.