Vật lý trị liệu trong điều trị các bệnh lý về cột sống

Theo tuổi tác, cột sống của chúng ta sẽ dần dần bị thoái hóa dẫn đến những bệnh cột sống nguy hiểm như là thoát vị đĩa đệm, trượt đốt sống, vẹo đốt sống,… Mặc dù hiện nay có rất nhiều phương pháp điều trị các bệnh lý về cột sống nhưng phương pháp vật lý trị liệu được nhiều bệnh nhân ưu tiên lựa chọn nhằm cải thiện cột sống và sức khỏe hằng ngày. Vậy làm thế nào để nhận biết được các bệnh lý về cột sống? Và phương pháp vật lý trị liệu có hiệu quả như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu.

Vật lý trị liệu trong điều trị các bệnh lý về cột sống
Vật lý trị liệu trong điều trị các bệnh lý về cột sống

1. Các bệnh lý thường gặp ở cột sống

1.1. Thoái hóa cột sống

Thoái hóa cột sống là bệnh thường gặp ở người ngoài 30 tuổi và phát triển theo tuổi tác, là hệ quả của quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể. Đồng thời bệnh dễ gặp ở những người lao động nặng, thường xuyên làm việc chân tay, thường xuyên mang, vác, đội đồ nặng. Tổn thương cơ bản của thoái hóa cột sống tập trung ở sụn và xương dưới sụn.

Thoái hóa cột sống là hệ quả của quá trình lão hóa tự nhiên
Thoái hóa cột sống là hệ quả của quá trình lão hóa tự nhiên

Tùy vào vị trí cột sống bị thoái hóa mà xuất hiện những cơn đau ở vùng tương ứng, bao gồm cổ, vai gáy, cánh tay, thắt lưng và chân. Cơn đau xuất hiện tăng dần, gây cảm giác khó chịu cho người bệnh. Không những thế, thoái hóa cột sống khiến dáng đi không bình thường, cột sống bị biến dạng, cong vẹo, lưng còng.

Mỗi người sẽ có quá trình thoái hóa nhanh chậm khác nhau phụ thuộc vào lối sinh, sinh hoạt, lao động và làm việc. Tuổi tác càng cao khiến cho cấu trúc cột sống bị hư hại trầm trọng.

1.2. Thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm là tình trạng khối nhân nhầy bị thoát ra bên ngoài vỏ bọc bao xơ của nó theo một hoặc nhiều vết nứt rách ở vòng sợi. Từ đó phần nhân này có thể gây chèn ép vào ống sống hay các rễ thần kinh cột sống và gây ra các triệu chứng đau mỏi tùy thuộc vào vị trí thoát vị.

Khối thoái vị chèn ép lên các rễ dây thần kinh, gây ra nhiều đau đớn cho người bệnh
Khối thoái vị chèn ép lên các rễ dây thần kinh, gây ra nhiều đau đớn cho người bệnh

Thoát vị đĩa đệm có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau:

  • Tuổi tác là một trong những nguyên nhân gây ra thoái vị đĩa đệm
  • Ngồi lâu, lười vận động hoặc tập thể dục, chơi thể thao quá sức
  • Chế độ ăn uống, sinh hoạt không hợp lý
  • Thừa cân, béo phì.
  • Làm việc quá sức, mang vác nặng, sai tư thế.
  • Do chấn thương khi lao động.

Xem thêm: Thoát vị đĩa đệm nguy hiểm như thế nào? Những cách điều trị hiệu quả ngay tại nhà năm 2020

1.3. Cong vẹo cột sống

Cong vẹo cột sống là tình trạng cột sống bị cong bất thường sang một bên phải hoặc trái của xương sống thẳng. Thông thường, đường cong có hình chữ S hoặc chữ C.

Những đường cong này có thể làm cho vai hoặc eo của người bệnh có vẻ mất cân xứng. Nếu không được can thiệp và điều chỉnh sớm, vẹo cột sống sẽ trở thành dị tật, gây tổn thương cột sống nặng nề và ảnh hưởng đến khả năng duy trì tư thế và di chuyển.

Cong vẹo cột sống ở người lớn do quá trình thoái hóa gây ra
Cong vẹo cột sống ở người lớn do quá trình thoái hóa gây ra

Cong vẹo cột sống ở người lớn chủ yếu là do quá trình thoái hóa cột sống theo thời gian, các khớp xương và đĩa đệm suy yếu, áp lực tạo ra bởi sự thoái hóa có thể gây ra cong vẹo cột sống.

1.4. Trượt đốt sống

Trượt đốt sống thắt lưng là tình trạng đốt sống trên trượt ra trước hoặc ra sau so với đốt sống dưới. Tình trạng này khiến bệnh nhân đau thắt lưng, đi đứng khó khăn, và thường đau lan xuống một hoặc hai chân.

Trượt đốt sống khiến việc đi lại trở lên khó khăn
Trượt đốt sống khiến việc đi lại trở lên khó khăn

Trong giai đoạn đầu, thường bệnh nhân không có triệu chứng hoặc chỉ có đau lưng thoáng qua.

Giai đoạn tiếp theo: đau lưng nhiều hơn. Cơn đau xuất hiện khi đi, đứng lâu, cúi ngửa cột sống… Sau đó cơn đau lan xuống mông, đùi, cẳng chân và bàn chân.

Ở giai đoạn nặng, bệnh nhân thay đổi tư thế và dáng đi, co cứng cơ ở thắt lưng và sự căng cơ ở mặt trong đùi, đi hơi khom lưng về phía trước, có thể kèm theo vẹo cột sống sang một bên.

1.5. Đau thần kinh tọa

Đau thần kinh tọa có triệu chứng điển hình là các cơn đau lan dọc xuống chi dưới theo hướng của dây thần kinh tọa. Cơn đau thường đột ngột sau khi gắng sức, sang chấn vùng thắt lưng hoặc bước hụt. Cơn đau có thể âm ỉ kéo dài lâu ngày, tăng lên khi thay đổi tư thế, ho, hắt hơi, đau nhiều về đêm, ngoài ra còn xuất hiện dị cảm.

Đau thần kinh tọa nhẹ có thể tự khỏi theo thời gian. Tuy nhiên, nếu có các triệu chứng nêu trên kéo dài trên 1 tuần, không thể tự chăm sóc giảm nhẹ, ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn, bệnh nhân nên đi khám với bác sĩ ngay lập tức để tránh biến chứng nguy hiểm.

Đau thần kinh tọa có thể do thoát vị đĩa đệm gây ra
Đau thần kinh tọa có thể do thoát vị đĩa đệm gây ra

2. Dấu hiệu nhận biết khi gặp các bệnh lý về cột sống

Các bệnh về cột sống hiện nay xuất hiện phổ biến hơn với nhiều triệu chứng khác nhau. Việc phát hiện và điều trị sớm có ảnh hưởng rất lớn tới quá trình điều trị bệnh. Những dấu hiệu thường xuất hiện ở những người mắc bệnh về cột sống bao gồm:

  • Đau dây thần kinh liên sườn: là triệu chứng thường gặp khi các phần xương bị thoái hóa chèn ép vào dây thần kinh. Người bệnh có thể bị đau âm ỉ, cơn đau lan theo khoang liên sườn, tăng lên khi hít thở sâu, hắt hơi hoặc ho.
cơn đau diễn ra âm ỉ và tăng dần theo thời gian
cơn đau diễn ra âm ỉ và tăng dần theo thời gian
  • Cơn đau tăng lên khi người bệnh vận động như đi đứng, chạy nhảy và giảm dần khi người bệnh nghỉ ngơi.
  • Tê bì, yếu cơ: bệnh nhân có thể bị tê hoặc yếu ở một bên cẳng chân, bàn chân, ngón chân hoặc những khu vực mà dây thần kinh chèn ép chi phối.
  • Trong một số trường hợp, các triệu chứng chèn ép dây thần kinh sẽ càng nghiệm trọng vào ban đêm.
  • Người bệnh có thể bị mệt mỏi, khó chịu do rối loạn giấc ngủ.
  • Rối loạn, chèn ép dây thần kinh gây tụt huyết áp, khó thở,…
  • Một số trường hợp nặng còn gây mất kiểm soát khi tiểu tiện hoặc đại tiện.

3. Vật lý trị liệu giúp cải thiệt cột sống như thế nào?

Trong điều trị các bệnh về cột sống, vật lý trị liệu được coi là phương pháp hàng đầu, giúp cải thiện và bảo tồn cột sống một cách an toàn và hiệu quả. Dưới đây là một số phương pháp vật lý trị liệu phổ biến các bạn có thể tham khảo:

3.1. Kéo giãn cột sống.

Phương pháp vật lý trị liệu được sử dụng nhiều nhất trong điều trị đau cột sống chính là phương pháp kéo giãn cột sống.

Kéo giãn cột sống là phương pháp sử dụng lực cơ học tác động lên cột sống theo chiều dọc, từ đó làm giãn các khoang đốt sống, giúp giảm chèn ép lên các rễ thần kinh và tạo điều kiện phục hồi cho đĩa đệm. Việc kéo giãn cột sống mang lại một số tác dụng như sau:

  • Làm giảm áp lực nội đĩa đệm khi khoảng cách giữa hai đốt sống kế nhau được tách xa, tăng dung dịch thấm vào đĩa đệm, tăng cường dinh dưỡng đĩa đệm, thu nhỏ thể tích đĩa đệm bị lồi.
  • Điều chỉnh sai lệch khớp đốt sống và cột sống, điều chỉnh tư thế cong vẹo cột sống, làm giảm đau do chèn ép thần kinh.
  • Làm giãn cơ, giảm đau và giảm lệch vẹo cột sống.
Phương pháp vật lý trị liệu được sử dụng nhiều nhất là kéo giãn cột sống
Phương pháp vật lý trị liệu được sử dụng nhiều nhất là kéo giãn cột sống

Các thiết bị được sử dụng trong phương pháp này bao gồm:

  • Máy kéo giãn cột sống: phổ biến ở các bệnh viện lớn với lực kéo giãn mạnh, cần sự theo dõi chặt chẽ của bác sĩ.
  • Đai kéo giãn cột sống: Là sản phẩm sử dụng hiệu quả tại nhà hoặc cơ quan, sử dụng hằng ngày dễ dàng do đã được kiểm nghiệm kĩ càng về chất lượng và độ hiệu quả.

Xem thêm: Có nên mua đai kéo giãn cột sống không?

3.2. Nắn chỉnh cột sống

Nắn chỉnh cột sống là phương pháp vật lý trị liệu được thực hiện trên cột sống nhằm điều chỉnh và di chuyển khớp đốt sống vượt qua khỏi vị trí thông thường của nó. Phương pháp này giúp cho người bệnh giảm đau lưng vùng thấp, giảm đau cổ, chữa được đau nhức đầu, đồng thời cải thiện chức năng thể chất và thúc đẩy cơ thể tự phục hồi.

Nắn chỉnh cột sống cũng là phương pháp vật lý trị liệu hiệu quả
Nắn chỉnh cột sống cũng là phương pháp vật lý trị liệu hiệu quả

Phương pháp điều trị này sẽ bao gồm:

  • Nắn chỉnh các khớp về đúng vị trị tự nhiên
  • Làm mềm các cơ bắp bị co rút
  • Giải phóng thần kinh và các mạch máu bị chèn ép, trị tận gốc nguyên nhân gây đau.

3.3. Xoa bóp

Xoa bóp là biện pháp tạo sự kích thích cơ học lên các mô mềm và các cơ, mang lại nhiều tác dụng như:

  • Làm tăng độ mềm dẻo cơ, giảm đau, tăng tuần hoàn, khôi phục sự linh động của các khớp xương.
  • Làm tăng tuần hoàn máu cho bệnh nhân.
  • Giảm đau nhờ vào các kỹ thuật trong xoa bóp sẽ tác động lên khả năng ức chế cơn đau của bệnh nhân.
  • Làm giãn mao mạch, giãn mạch bạch huyết làm tăng thể tích máu và dòng máu.
  • Tăng lượng oxy và dưỡng chất, tăng quá trình thải độc tố.
  • Tăng dòng máu tới cơ, giảm loạn dinh dưỡng sau chấn thương và tăng tầm vận động cơ cho người bệnh.
Xoa bóp giúp giảm đau và tăng tuần hoàn máu
Xoa bóp giúp giảm đau và tăng tuần hoàn máu

Bài viết đã cung cấp cho bạn 1 số thông tin hữu ích về các loại bệnh về cột sống thường hay gặp. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng giới thiệu những phương pháp vật lý trị liệu được tin tưởng hiện nay. Hy vọng các bạn sẽ có thêm những thông tin hữu ích trong quá trình điều trị của bản thân. Chúc các bạn nhiều sức khỏe!

YÊU CẦU DISKDR TƯ VẤN
Bạn cần tư vấn về sản phẩm phù hợp cho bệnh cột sống? Hãy để lại thông tin, chuyên gia của chúng tôi sẽ gọi điện tư vấn cho bạn.

ĐẶT HÀNG NHANH
Vui lòng nhập thông tin đặt hàng của bạn. Đối với sản phẩm có kích cỡ (size), chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ với bạn qua điện thoại để tư vấn sản phẩm phù hợp.
 

Để quay lại trang đang xem nhấn vào nút X ở góc trên bên phải.

YÊU CẦU DISKDR TƯ VẤN
Bạn cần tư vấn về sản phẩm phù hợp cho bệnh cột sống? Hãy để lại thông tin, chuyên gia của chúng tôi sẽ gọi điện tư vấn cho bạn.

Để quay lại trang đang xem nhấn vào nút X ở góc trên bên phải.