Khả năng phục hồi của đĩa đệm và các phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm tại nhà

Có chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà được không là câu hỏi được nhiều bệnh nhân quan tâm trước khi tìm hiểu hiểu các phương pháp ngoại khoa khác. Do tính chất thuận tiện, chi phí rẻ, rủi ro thấp, hiệu quả cao mà các phương pháp chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà đang được các chuyên gia khuyên sử dụng. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu khả năng phục hồi của đĩa đệm cũng như đánh giá các phương pháp chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà trong bài viết sau đây. 

Chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà và khả năng phục hồi đĩa đệm
Chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà và khả năng phục hồi đĩa đệm

1. Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm và khả năng tự phục hồi

Các phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm thường chỉ giải quyết tạm thời những triệu chứng của bệnh thay vì chữa trị tận gốc nguyên nhân sinh bệnh thoát vị đĩa đệm. Do đó, hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân sinh ra bệnh thoát vị đĩa đệm và khả năng tự phục hồi cấu trúc của đĩa đệm nếu được điều trị bằng phương pháp phù hợp.

Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm và cấu tạo đĩa đệm
Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm và cấu tạo đĩa đệm

1.1. Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm

Nguyên nhân chính dẫn đến thoát vị đĩa đệm là sự thoái hóa xương khớp do quá trình lão hóa tự nhiên. Tuy nhiên, tốc độ thoái hóa còn phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng, tính chất công việc, cũng như sinh hoạt của từng người.

Việc đi đứng, nằm ngồi sai tư thế trong thời gian dài thay đổi cấu trúc của cột sống, ảnh hưởng đến khả năng trao đổi chất ở vùng cột sống, đẩy mạnh quá trình thoái hóa cột sống.

Chế độ dinh dưỡng thiếu chất, không lành mạnh. Việc không bổ sung đủ những dinh dưỡng cần thiết như canxi, protein, axit béo omega-3… cũng sẽ thúc đẩy quá trình thoái hóa xảy ra.

Theo nhiều báo cáo thì thoái hóa cột sống đang dần phổ biến ở giới trẻ do chế độ sinh hoạt và làm việc thiếu lành mạnh. Những công việc phải ngồi lâu trong một tư thế như là văn phòng, học tập, lái xe làm giảm sự linh hoạt của khớp, thúc đẩy quá trình lão hóa.

Xem thêm: Thoát vị đĩa đệm ở người trẻ tuổi

1.2. Khả năng phục hồi của đĩa đệm

Đĩa đệm có cấu tạo từ những bao xơ bảo vệ phần nhân nhày bên trong. Khi phần bao xơ bị nứt, rách thì phần nhân nhày bị thoát ra, gây nên thoát vị đĩa đệm. 

Ở những giai đoạn đầu của bệnh, phần bao xơ hoàn toàn có khả năng tự phục hồi nếu người bệnh biết kết hợp sử dụng dụng cụ hỗ trợ và thay đổi chế độ sinh hoạt, ăn uống hợp lý. 

Việc đĩa đệm phục hồi nhanh hay chậm cũng phụ thuộc vào độ tuổi của người bị bệnh. Những người trẻ tuổi có khả năng phục hồi cấu trúc đĩa đệm nhanh hơn nếu biết cách tập luyện và sửa đổi tư thế đi, đứng, nằm, ngồi.

Với những người đã bị bệnh hay có dấu hiệu trở nặng thì việc sử dụng dụng cụ hỗ trợ, có một chế độ ăn uống lành mạnh là điều rất cần thiết trong việc hỗ trợ quá trình khôi phục đĩa đệm.     

Những thông tin sau về các cách chữa trị thoát vị đĩa đệm tại nhà sẽ giúp bạn đọc có thể tự lựa chọn những phương pháp phù hợp nhất với bản thân.

2. Cách chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà

Một chế độ sinh hoạt và ăn uống điều độ kết hợp với dụng cụ hỗ trợ không chỉ giúp cấu trúc đĩa đệm bị tổn thương có thể lành lại; mà còn giúp phòng ngừa bệnh ở những người trẻ có nguy cơ mắc bệnh cao. 

Đối với những người đã bị bệnh, thì việc tập luyện với sự giúp đỡ của dụng cụ hỗ trợ như đai lưng kéo giãn cải thiện sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh.

2.1. Điều trị bằng đai kéo giãn cột sống

Chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà bằng đai kéo giãn cột sống
Chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà bằng đai kéo giãn cột sống

Chi phí: Ít tốn kém hơn so với các phương pháp điều trị khác như là vật lý trị liệu, phẫu thuật, thuốc Tây. 

Tính hiệu quả: Tính hiệu quả cao trong việc phòng ngừa và phục hồi vì tính chất tiện lợi của phương pháp.  

Mức độ thuận tiện: Rất thuận tiện trong việc sử dụng. Hạn chế việc phải di chuyển đến các cơ sở y tế hay trung tâm điều trị. 

Rủi ro: Do đây là sản phẩm điều trị không xâm lấn hay ảnh hưởng trực tiếp đến cơ thể, nên không có sự rủi ro nào đến từ việc sử dụng đai lưng. Rủi ro chỉ đến từ việc người bệnh lựa chọn những sản phẩm không chính hãng, rẻ tiền.

Xem thêm: Dụng cụ chữa thoát vị đĩa đệm

Việc chèn ép một lực lớn lên đĩa đệm trong một thời gian dài đẩy nhanh quá trình thoái hóa đĩa đệm. Do đó, việc sử dụng đai lưng kéo giãn cột sống làm giảm áp lực lên phần thắt lưng, bằng cách hoạt động như một chiếc nẹp cố định tư thế người dùng.

Đai lưng DiskDr. áp dụng một lực vừa phải lên cột sống, tạo ra một khoảng rộng đủ để các nhân nhầy có thể dịch chuyển về lại vị trí ban đầu. Đai lưng cũng làm giảm áp lực, cân bằng lại cấu trúc cột sống, giúp cho sự trao đổi chất được gia tăng.

Đeo đai lưng kéo giãn cột sống thường xuyên sẽ giúp cho bao xơ có thể hấp thụ đủ dinh dưỡng để phục hồi thương tổn.

Việc thuận tiện trong sử dụng cũng là một yếu tố để người bệnh lựa chọn phương pháp này. Đối với những bệnh nhân đau lưng thì việc di chuyển đến phòng khám hay bệnh viện là một việc tương đối khó khăn và mất thời gian.

Do đó, sử dụng đai lưng ở nhà cũng như trong lúc làm việc không chỉ giúp cho quá trình điều trị và hồi phục nhanh hơn, mà còn phòng ngừa được bệnh.

So với các phương pháp điều trị khác, thì sử dụng đai lưng kéo giãn cột sống có chi phí rẻ hơn nhiều. Sở hữu một sản phẩm chất lượng cao như DiskDr giúp cho việc tự điều trị tại nhà được thường xuyên hơn, mang lại hiệu quả cao trong quá trình phục hồi.

2.2. Chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà bằng các bài tập đơn giản

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng bài tập đơn giản
Chữa thoát vị đĩa đệm bằng bài tập đơn giản

Chi phí: Không tốn chi phí. Việc đầu tư thiết bị tập là cần thiết cho những bài tập nâng cao. 

Tính hiệu quả: Hiệu quả cao trong việc phòng ngừa bệnh, có tác dụng hỗ trợ phục hồi chức năng vận động. 

Mức độ thuận tiện: Tính tiện lợi cao khi có thể tập tại nhà, nơi làm việc. 

Rủi ro: Ít rủi ro. Những rủi ro có thể xảy ra nếu tập không đúng cách, sai tư thế, cường độ tập không phù hợp với tình trạng bệnh.

Việc luyện tập mang lại nhiều lợi ích tích cực trong việc phòng và chữa bệnh thoát vị đĩa đệm: 

  • Giúp giãn cơ, giảm tình trạng cơ cứng cơ, tăng cường lưu thông khí huyết.
  • Tăng cường sự linh hoạt của khớp xương, giảm đau nhức, sưng.
  • Hạn chế áp lực lên đốt sống, hỗ trợ ổn định cấu trúc cột sống. 
  • Gia tăng tín hiệu từ các dây thần kinh, đẩy nhanh quá trình phục hồi.

Lưu ý:

  • Người bệnh cần để ý đến tình trạng bệnh của bản thân, không nên tập quá sức nếu có dấu hiệu đau. Tăng cường độ tập từ từ để cơ có thể thích nghi.
  • Nên kết hợp với việc thở sâu và dài để tăng lượng oxy trong máu, giúp lưu thông khí huyết. 
  • Điều quan trọng là người bệnh nên luyện tập thường xuyên để có một hiệu quả cao nhất. 

Sau đây là một số bài tập phổ biến cho người mới bắt đầu:

Bài tập 1: Xoay cổ

Bài tập xoay cổ phòng ngừa thoát vị đĩa đệm
Bài tập xoay cổ phòng ngừa thoát vị đĩa đệm

Hiệu quả trong việc phòng ngừa và phục hồi bệnh thoát vị đĩa đệm cổ. 

  • Bước 1: Người bệnh ngồi thẳng lưng, hai tay thả lỏng trên đùi, để đầu thẳng.
  • Bước 2: Xoay đầu sang bên phải một cách từ từ, dùng tay trái kéo đầu về phía vai trai hết mức có thể.
  • Bước 3: Xoay đầu sang bên trái một cách chậm rãi, dùng tay phải kéo đầu về phía vai phải hết mức có thể.

Lặp lại động tác từ 5-10 lần.

Bài tập 2: Tư thế em bé

Chữa thoát vị đĩa đệm với tư thế em bé
Chữa thoát vị đĩa đệm với tư thế em bé

Mang lại hiệu quả trong việc ngăn ngừa và chữa thoát vị đĩa đệm lưng. 

  • Bước 1: Người bệnh quỳ trên thảm, mông chạm gót chân, gối mở rộng. 
  • Bước 2: Hít sâu rồi từ từ gập người về trước để nửa người trên nằm trên đùi và trán chạm sàn. 
  • Bước 3: Từ từ đưa tay vươn về phía trước, lòng bàn tay úp xuống. 

Duy trì tư thế trên trong khoảng 1 phút rồi trở về tư thế ban đầu. Lặp lại động tác 5 lần.

Bài tập 3: Nằm sấp nâng cổ

Bài tập nâng cổ
Bài tập nâng cổ

Có tác dụng giảm áp lực lên phần cột sống cổ.

  • Bước 1: Nằm sấp, tay chân duỗi thẳng. 
  • Bước 2: Từ từ đưa cổ lên cao, đồng thời hít vào. 
  • Bước 3: Hạ cổ từ từ xuống rồi đồng thời thở ra.

Thực hiện động tác từ 5 đến 10 lần.

Xem thêm: Bài tập cho người thoát vị đĩa đệm từ đơn giản đến nâng cao

2.3. Hạn chế thoát vị đĩa đệm bằng cách cải thiện chế độ dinh dưỡng

Cải thiện chế độ dinh dưỡng để hạn chế thoát vị đĩa đệm
Cải thiện chế độ dinh dưỡng để hạn chế thoát vị đĩa đệm

Chi phí: Tùy thuộc vào chất lượng thực phẩm cũng như khẩu phần ăn của mỗi người. 

Tính hiệu quả: Hiệu quả cao trong việc phòng ngừa và hỗ trợ phục hồi thoát vị đĩa đệm. Một chế độ ăn lành mạnh còn giúp giảm nguy cơ béo phì, gút…. 

Mức độ thuận tiện: Việc thay đổi chế độ ăn uống có thể mất thời gian, cũng như khó khăn trong thời gian đầu. Tuy nhiên, ăn uống hợp lý là rất cần thiện để cải thiện sức khỏe. 

Rủi ro: Ít rủi ro. Người bệnh nên lựa chọn thực phẩm sạch, phù hợp với khả năng tài chính. Nên tìm hiểu kỹ cũng như có sự tham khảo từ các chuyên gia, bác sĩ.  

Một chế độ ăn không lành mạnh, thiếu dinh dưỡng là một trong những nguy cơ làm suy yếu, thoái hóa đĩa đệm. Để đảm bảo quá trình trao đổi chất đến xương được đầy đủ nhất thì mọi người nên bổ sung những dinh dưỡng sau vào khẩu phần ăn của mình: 

  • Canxi: Thiếu canxi gây ra loãng xương, gia tăng nguy cơ thoái hóa cột sống. Do đó việc bổ sung những thực phẩm giàu canxi như: sữa bò, rau cải xoăn, đậu phụ, hạnh nhân… là rất quan trọng. 
  • Protein: Protein đóng vai trò quan trọng trong việc tổng hợp các chất cần thiết để hồi phục thương tổn ở vùng khớp, xương, sụn, và mô mềm. Những thực phẩm chứa nhiều protein là: thịt bò, thịt gà, thịt lớn, đậu hà lan, đậu nành….
  • Chất xơ: Chất xơ làm tăng khả năng tiêu hóa cũng như kiểm soát cân nặng, giảm áp lức chèn ép lên phần đĩa đệm. Vậy nên, người bệnh nên bổ sung những thực phẩm nhiều chất xơ như: bột yến mạch, lê nguyên vỏ, táo, bông cải xanh….
  • Axit béo Omega-3: Omega-3 có tác dụng giảm viêm, tăng sự hình thành collagen rất có ích cho người bị thoát vị đĩa đệm. Bạn có thể bổ sung omega-3 qua các loại thực phẩm như: cá hồi, cá bơn, cá thu, hạt bí ngô, ngũ cốc, rau bina….

Xem thêm: Thoát vị đĩa đệm nên ăn gì và kiêng ăn gì

2.4. Cải thiện thoát vị đĩa đệm bằng cách thay đổi thói quen sinh hoạt

Chỉnh sửa tư thế để trị thoát vị đĩa đệm tại nhà
Chỉnh sửa tư thế để trị thoát vị đĩa đệm tại nhà

Chi phí: Không tốn chi phí.

Tính hiệu quả: Hiệu quả cao đối với việc phòng ngừa bệnh. Hỗ trợ phục hồi chức năng vận động của người bị bệnh. 

Mức độ thuận tiện: Việc thay đổi tư thế có thể gây ra khó khăn trong thời gian đầu. Vậy nên, người bệnh hãy luôn ý thức được việc điều chỉnh tư thế sao cho đúng. 

Rủi ro: Không có rủi ro. Với những người bệnh nặng thì việc hạn chế vận động là cần thiết, do đó để phòng ngừa rủi ro, thì người bệnh nên có sự hỗ trợ từ dụng cụ kéo giãn cột sống. 

Có một tư thế đứng, nằm, ngồi đúng không chỉ giúp cho chúng ta có một hình thể đẹp, mà nó còn mang lại nhiều lợi ích về sức khỏe xương khớp. Làm việc, học tập sai tư thế sẽ ảnh hưởng đến cấu trúc cột sống, tăng áp lực lên phần đĩa đệm. 

Vậy nên, sau đây sẽ là một số gợi ý để mọi người có thể chỉnh sửa và tập cho bản thân có một tư thế đứng, nằm, ngồi chuẩn nhất: 

Tư thế đứng:

Đứng đúng tư thế để trị thoát vị đĩa đệm
Đứng đúng tư thế để trị thoát vị đĩa đệm

Giữ cho lưng thẳng, hai vai thả lỏng sao cho ngực ưỡn lên một cách tự nhiên nhất.

Phần đầu và cổ tạo với lưng một trục thẳng đứng. Không cúi hay ngước cổ. 

Hai bàn chân tiếp xúc với mặt đất, lưu ý không kiễng, nhón chân lên. Hai chân để thẳng rộng bằng vai, gối không trùng giúp cho trọng lượng cơ thể được cân bằng.

Tư thế nằm:

Nằm đúng tư thế đỡ đau cột sống lưng
Nằm đúng tư thế đỡ đau cột sống lưng

Khi nằm ngửa chúng ta nên giữ cho phần đầu, lưng, và cổ được thẳng. Do vậy việc gối đầu quá cao là không nên. 

Khi nằm nghiêng thì chân dưới co nhẹ phần đầu gối và đưa về phía trước. Phần chân trên cũng đưa về phía trước, gác lên gối ôm ở giữa hai trên. 

Việc đặt gối ôm giữa hai chân hay dưới bắp chân khi nằm ngửa là điều nên làm để cột sống với chân được thẳng hàng.

Cuối cùng, mọi người nên chọn cho mình một chiếc gối và đệm thật tốt với độ cứng vừa phải sẽ làm tăng chất lượng giấc ngủ.  

Tư thế ngồi: 

Ngồi đúng tư thế chữa đau lưng
Ngồi đúng tư thế chữa đau lưng

Khi ngồi thì thẳng lưng, không trùng xuống hông. Hai vai thả lỏng, ngực hơi ưỡn về phía trước.

Hai bàn chân tiếp xúc với mặt đất, tạo một góc 90 độ ở phần đầu gối.

Tạo một trục thẳng đứng giữ đầu, cổ và lưng. Để không phải cúi đầu thì chiều cao của ghế nên được chỉnh phù hợp, sao cho mắt nhìn thẳng vào màn hình.

Việc ngồi lâu ở một tư thế là điều không nên, do đó hãy đứng lên, đi lại xung quanh chỗ làm để các cơ và đĩa đệm phần thắt lưng được giãn ra.

2.5. Cách chữa bằng các bài thuốc dân gian

Chữa trị thoát vị đĩa đệm bằng các bài thuốc dân gian
Chữa trị thoát vị đĩa đệm bằng các bài thuốc dân gian

Chi phí: Trung bình so với những phương pháp kể trên. 

Tính hiệu quả: Tùy thuộc vào cơ địa của từng người bệnh.

Mức độ thuận tiện: Kém thuận tiện hơn so với những phương pháp kể trên. Việc chuẩn bị nguyên liệu khá mất thời gian. 

Rủi ro: Tùy thuộc vào cơ địa của từng người bệnh. Để giảm tối thiểu rủi ro thì những bài thuốc sau đây đã được chọn lọc từ những nguyên liệu lành tính nhất, thiên nhiên nhất. Tuy nhiên, người bệnh nên tham khảo thêm ý kiến từ bác sĩ, chuyên gia để có lựa chọn phù hợp nhất.

2.5.1. Bài thuốc dạng uống

Bài thuốc 1: Lá lốt

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng lá lốt
Chữa thoát vị đĩa đệm bằng lá lốt

Lá lốt có vị cay, tính ấm có tác dụng chỉ thống, ôn trung tán hàn, hạ khí giúp kiểm soát các cơn đau do thoát vị đĩa đệm gây ra. Ngoài ra, các nghiên cứu khoa học cho thấy, trong cây lá lốt có chứa các thành phần như: tinh dầu piperin, piperonyl… có tác dụng giúp chống viêm và kháng khuẩn hiệu quả. 

Nguyên liệu:

  • Lá lốt tươi: 50g
  • Lá đinh lăng tươi: 50g
  • Thân, rễ cây xấu hổ: 50g

Cách thực hiện: 

  • Bước 1: Đem toàn bộ nguyên liệu đi rửa sạch, để ráo nước.
  • Bước 2: Dược liệu sau khi được rửa sạch thì sắc với 1,5l nước, đun sôi liên tục trong 20  – 30 phút rồi chắt lấy nước thuốc.

Bài thuốc 2: Quả Bí Đỏ

Bài thuốc bí đỏ chữa thoát vị đĩa đệm
Bài thuốc bí đỏ chữa thoát vị đĩa đệm

Trong Đông y, quả bí đỏ có vị ngọt, tính bình có tác dụng bổ khí, sinh tân, nhuận tràng, hòa vị. Mặt khác, y học hiện đại chứng minh được trong bí đỏ có chứa thành phần lớn các vitamin, sắt và muối khoáng rất tốt cho sức khỏe. 

Đặc biệt, thành phần vitamin C dồi dào trong bí đỏ là chất tham gia trực tiếp vào quá trình hình thành collagen giúp xương chắc khỏe. Chất khoáng mangan là thành phần duy trì cấu trúc xương và tăng cường khả năng hấp thu canxi cũng được tìm thấy nhiều trong quả bí đỏ.

Nguyên liệu:

  • Vỏ bí đỏ: 60g 
  • Đường đỏ: 30g
  • Hương nhu: 15g

Cách thực hiện: 

  • Bước 1: Đem dược liệu đi rửa sạch rồi để ráo nước. 
  • Bước 2: Trút dược liệu và đường vào ấm thuốc, thêm 1,5 lít nước đun sôi liên tục trong 15 phút rồi chắt lấy nước uống.

2.5.2. Bài thuốc dạng đắp

Bài thuốc 1: Đu đủ nướng gừng

Bài thuốc trị đau lưng bằng đu đủ
Bài thuốc trị đau lưng bằng đu đủ

Các chuyên gia tìm thấy trong quả đu đủ có chứa enzyme papain có khả năng thẩm thấu làm giảm tình trạng viêm ở lưng và làm nhỏ khối thoát vị.

Nguyên liệu: 

  • Đu đủ
  • Gừng
  • Rượu trắng

Cách thực hiện: 

  • Bước 1: Gừng củ rửa sạch để ráo nước rồi đập dập
  • Bước 2: Cắt phần đầu của quả đu đủ sau đó cho gừng đã đập dập và rượu trắng vào bên trong.
  • Bước 3: Dùng tăm nhọn hoặc tre để xiên gắn phần đầu đu đủ lại rồi đem nướng khoảng 20 phút đến khi đu đủ chín.

Cách sử dụng:

  • Cạo bỏ lớp cháy than bên ngoài quả đu đủ sau đó dầm nát ra.
  • Sau đó, đặt một lá chuối lên vùng lưng bị đau và trút hỗn hợp này lên lá chuối đó. 
  • Cần kiểm soát nhiệt độ để tránh bị bỏng.

Bài thuốc 2: Ngải cứu

Chữa đau lưng bằng ngải cứu
Chữa đau lưng bằng ngải cứu

Ngải cứu có tác dụng tăng cường lưu thông khí huyết, chống viêm hiệu quả từ đó giúp người bệnh nhanh chóng kiểm soát các cơn đau nhức do thoát vị đĩa đệm gây ra.

Nguyên liệu: 

  • Lá ngải cứu khô: 200g
  • 2 vỏ quả bưởi khô
  • 1kg vỏ chanh khô
  • 2 lít rượu trắng

Cách thực hiện: 

  • Bước 1: Đem toàn bị dược liệu đi sao vàng
  • Bước 2: Bỏ toàn bộ dược liệu vào bình thủy tinh rồi đổ ngập rượu. Đậy kín nắp bình  sau khoảng 1 tuần là có thể sử dụng.

Cách sử dụng: 

  • Người bệnh có thể uống 1 chén nhỏ mỗi ngày rồi lấy phần dược liệu ngâm đắp lên chỗ đau.

Xem thêm: Chữa thoát vị đĩa đệm bằng thuốc nam

2.6. Điều trị bằng thuốc Tây Y

Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng thuốc Tây Y
Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng thuốc Tây Y

Chi phí: Khá cao so với những phương pháp kể trên

Tính hiệu quả: Mang lại hiệu quả giảm đau nhất thời. Có ít tác dụng trong việc phục hồi cấu trúc xương khớp. 

Mức độ thuận tiện: Không tiện lợi do cần sự kê đơn từ bác sĩ sau quá trình thăm khám. 

Rủi ro: Thuốc tây thường có những tác dụng phụ, cũng như ảnh hưởng đến gan, thận nếu lạm dụng. Việc lệ thuộc vào thuốc giảm đau cũng là một rủi ro của phương pháp này.

Lưu ý: Trước khi sử dụng thuốc tây thì người bệnh phải tham khảo ý kiến từ bác sĩ để có một lộ trình điều trị phù hợp nhất. 

Sử dụng thuốc để kiểm soát triệu chứng cũng là phương pháp thường gặp trong điều trị đĩa đệm tại nhà. Các thuốc thường được sử dụng gồm có: 

  • Thuốc giảm đau: Paracetamol, Codein,….
  • Thuốc chống viêm: Myonal, Decontractyl, Salonpas,….
  • Vitamin và khoáng chất: Vitamin B1, B6, B12, Magie, Canxi….

Xem thêm: Thuốc chữa thoát vị đĩa đệm

Mong là bài viết đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin cần thiết nhất để có thể chọn ra phương pháp phù hợp nhất cho việc chữa trị thoát vị đĩa đệm tại nhà. Trước khi đưa ra quyết định thì chúng ta nên tìm hiểu rõ những ưu nhược điểm của từng phương pháp cũng như nguyên nhân gốc rễ của bệnh thoát vị đĩa đệm. 

Nguồn tham khảo: 

ĐẶT HÀNG NHANH
Vui lòng nhập thông tin đặt hàng của bạn. Đối với sản phẩm có kích cỡ (size), chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ với bạn qua điện thoại để tư vấn sản phẩm phù hợp.
 

Để quay lại trang đang xem nhấn vào nút X ở góc trên bên phải.

YÊU CẦU DISKDR TƯ VẤN
Bạn cần tư vấn về sản phẩm phù hợp cho bệnh cột sống? Hãy để lại thông tin, chuyên gia của chúng tôi sẽ gọi điện tư vấn cho bạn.

Để quay lại trang đang xem nhấn vào nút X ở góc trên bên phải.