3 loại thuốc điều trị đau cơ lưng

Không khó để mua được các loại thuốc điều trị đau cơ lưng, tuy nhiên, đây không phải là cách điều trị duy nhất. Người bệnh có thể lựa chọn các biện pháp điều trị khác an toàn hơn mà vẫn đảm bảo được hiệu quả kiểm soát cơn đau lưng của mình.

1. Biểu hiện đau cơ lưng

Triệu chứng của bệnh đau cơ lưng

Triệu chứng của bệnh đau cơ lưng

Triệu chứng của đau cơ lưng không quá khác biệt so với đau lưng do các nguyên nhân khác, dưới đây là tổng hợp những biểu hiện có thể xuất hiện ở bệnh nhân bị đau cơ lưng.

1.1. Cơn đau đột ngột ở lưng, thắt lưng

Đây là vị trí chịu nhiều áp lực nhất của cơ thể. Cơn đau cơ lưng xuất hiện đột ngột khi người bệnh có những hoạt động thể lực mạnh. Ngoài ra, các tư thế làm việc, hoạt động sai cũng có thể khiến các cơ bị giãn quá mức và gây đau đớn cho người bệnh

1.2. Đau lưng âm ỉ, khó xoay người hay vận động

Kèm theo cảm giác nhức và co cứng vùng thắt lưng. Người bệnh cảm thấy khó khăn khi muốn xoay lưng sang bên cạnh hoặc về phía sau.

1.3. Cơn đau tăng khi vận động mạnh

Các hoạt động thể lực hoặc làm việc nặng đều có thể khiến những cơn đau trở nên trầm trọng hơn và có thể gây ra những biến chứng nặng nề hơn như rách cơ, viêm cơ…

Nếu để lâu dài cơn đau sẽ kéo dài tới hông, mông, chân là do các cơ suy yếu trong thời gian dài không được khắc phục có thể ảnh hưởng đến các dây thần kinh đặc biệt là dây thần kinh tọa từ đó khiến các vùng lân cận do dây thần kinh này chi phối cũng bị đau.

2. Nguyên nhân gây đau cơ lưng

Rất nhiều nguyên nhân có thể gây ra tình trạng đau cơ lưng, dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp:

2.1. Ít vận động

Nguyên nhân này thường gặp ở những người làm nhân viên văn phòng, công nhân, lái xe… những công việc không đòi hỏi sự vận động thường xuyên mà thường chỉ giữ nguyên một tư thế. Điều này khiến phần cột sống chịu áp lực trong thời gian dài, đồng thời lưu lượng máu nuôi dưỡng giảm, các cơ tích tụ nhiều acid lactic, CO2 nên dễ bị co cứng, nhức mỏi và gây đau.

Nguyên nhân gây đau cơ lưng

Nguyên nhân gây đau cơ lưng

2.2. Tập luyện, vận động sai tư thế

Nguyên nhân gây đau cơ lưngiệc xoay, vặn hoặc gập lưng quá mạnh khiến các đốt sống và cơ bị kéo căng quá mức dẫn đến phản ứng co cứng cơ gây đau cơ lưng. Tệ hơn, nếu các động tác đột ngột và mạnh có thể làm tổn thương cả cột sống khiến cho quá trình điều trị gặp nhiều khó khăn hơn.

2.3. Chấn thương, tai nạn

Cấu trúc bị tổn thương sau các vụ tai nạn thường là dây chằng. Khi dây chằng bị tổn thương nặng có thể ảnh hưởng đến hình dáng cột sống và vị trí đĩa đệm giữa các đốt sống lưng. Đặc biệt sẽ khiến người bệnh gặp phải cơn đau dữ dội vùng lưng, gây khó khăn khi di chuyển.

2.4. Cơ thể mệt mỏi kéo dài

Tâm trạng của bạn cũng có thể tác động trực tiếp đến sức khỏe của hệ xương khớp vùng lưng. Khi tâm trạng mệt mỏi kéo dài, cơ thể sẽ kích thích tăng sản sinh Cortisol – có tác dụng làm giảm căng thẳng stress. Tuy nhiên, khi Cortisol được huy động quá mức có thể làm suy giảm chức năng tuyến thượng thận khiến người bệnh gặp phải những cơn đau nhức, dễ mỏi vùng lưng. Cortisol cũng làm giảm lượng chất nhờn bảo vệ các đầu khớp nên các đốt sống cũng dễ bị thoái hóa do ma sát mạnh nếu cơ thể mệt mỏi trong thời gian dài.

3. Các bước khắc phục, điều trị cơn đau lưng

Bạn không nhất thiết phải sử dụng các loại thuốc điều trị đau cơ lưng khi tình trạng đau không quá nặng nề. Dưới đây là một số bước khắc phục tình trạng đau lưng ở mức độ nhẹ và vừa, tức là khi người bệnh chỉ cảm thấy đau, nhức, mỏi và vẫn có thể hoạt động được bình thường.

3.1. Bước 1: Nghỉ ngơi

  • Giảm bớt thời gian làm việc, trong quá trình làm việc, hãy chủ động đứng dậy đi lại nhẹ nhàng, vận động để thay đổi tư thế.
  • Nằm nghỉ ngơi đúng cách: Nằm nghiêng về một bên kẹp một chiếc gối mỏng dưới 2 đùi hoặc nằm thẳng và kê một chiếc gối mỏng dưới thắt lưng trong lúc nằm nghỉ.
  • Kết hợp với nghe những bản nhạc nhẹ nhàng sẽ giúp tinh thần thư thái, thúc đẩy cơ thể tái tạo và phục hồi tốt hơn.

3.2. Bước 2: Chườm nóng hoặc lạnh

Trị liệu bằng phương pháp nhiệt được đánh giá là có thể đem lại hiệu quả khắc phục triệu chứng đau lưng rất tốt cho người bệnh. Tuy nhiên, để đảm bảo được hiệu quả của phương pháp, người bệnh cần xác định được chính xác loại nhiệt cần trị liệu là gì.

3.2.1. Chườm lạnh

Phù hợp với các trường hợp đau lưng có kèm phản ứng viêm cụ thể là cảm giác sưng đau, tấy đỏ… Nhiệt độ lạnh lúc này giúp làm co mạch, ức chế sự tụ dịch và sự dịch chuyển của các tế bào bạch cầu đến vùng mô bị tổn thương từ đó cải nhanh triệu chứng đau nhức lưng.

3.2.2. Chườm nóng

Có tác dụng tăng cường lưu lượng máu giúp hấp thu nhanh các chất trung gian hóa học gây đau từ đó giúp giảm đau co thắt, co cứng các cơ. Nhiệt độ chườm lạnh phù hợp là từ 37 độ C đến 45 độ C. Chỉ cần cho nước ấm vào một chai hoặc túi chườm nóng rồi áp lên vùng cơ lưng bị đau trong khoảng 20 phút là được.

3.3. Bước 3: Xoa bóp lưng

Động tác xoa bóp, massage nhẹ nhàng trên vùng cơ lưng bị đau không chỉ làm tăng cường lưu lượng máu qua cơ mà còn giúp các cơ bị tổn thương được thư giãn, giảm co thắt và cải thiện đau lưng hiệu quả.

Có 5 phương pháp chính trong xoa bóp điều trị đau cơ lưng bao gồm:

  • Xoa: Dùng bàn tay xoa nhẹ nhàng lên vùng cơ lưng đau nhức theo vòng tròn chiều kim đồng hồ và ngược chiều kim đồng hồ
  • Bóp: Véo nhẹ vùng lưng chứa cơ bị đau rồi thả ra.
  • Xát: Hơi khum bàn tay và xát theo chiều dọc hoặc chiều ngang của vùng lưng bị đau
  • Bấm: Dùng đầu các ngón tay bấm vào các vị trí trên cơ bị co cứng và các điểm dọc theo  sống để giảm triệu chứng đau
  • Day: Dùng gốc của bàn tay ấn một lực nhẹ lên vùng lưng đau và di chuyển theo vòng tròn.

3.4. Bước 4: Ngồi thiền, tập thể dục

Ngồi thiền và tập thể dục là phương pháp điều chỉnh cảm xúc của người bệnh và tăng cường sức mạnh cơ lưng.

3.4.1. Ngồi thiền

Đây là biện pháp tác động vào nhịp thở, tăng cường sự trao đổi và cân bằng khí trong cơ thể từ đó giúp cơ thể được thoải mái và thư giãn.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Điều chỉnh tư thế ngồi sao cho mắt cá chân phải đặt trên đùi trái và mắt cá chân trái đặt trên đùi phải. Đây là tư thế tọa. Trong trường hợp khó thực hiện, bạn có thể chỉ thực hiện một bên tức tư thế bán tọa hoặc ngồi xếp bằng bình thường.
  • Bước 2: Mắt nhắm, từ từ cảm nhận môi trường xung quanh và hít thở nhẹ nhàng để nạp năng lượng xung quanh vào cơ thể.

Ngồi thiền nên được thực hiện vào lúc sáng sớm, tại những vị trí thoáng đãng, có nhiều cây xanh thì càng tốt. Nếu thực hiện trong phòng, người bệnh có thể mở những bản nhạc nhẹ nhàng để tâm trạng được thư thái tốt hơn.

3.4.2. Tập luyện

Các bài tập mạnh cơ lưng nên được tập luyện thường xuyên để tăng độ chắc khỏe và độ đàn hồi của các cơ. Bạn có thể tập bài tập gập gối sát ngực để tăng cường sức mạnh cho lưng

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Nằm ngửa trên sàn hoặc trên giường, hai chân duỗi thẳng, thả lỏng cơ thể
  • Bước 2: Từ từ gập gối, đưa hai chân áp sát vào bụng
  • Bước 3: Dùng hai tay ôm lấy phần đầu gối kéo về phía ngực để cảm thấy căng ở lưng và đùi.
  • Bước 4: Duy trì tư thế trong khoảng 20 giây rồi từ từ trở về tư thế ban đầu sau đó thực hiện lặp lại

3.5. Bước 5: Bổ sung dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quyết định cho sự dẻo dai và chắc khỏe của các cơ vùng lưng. Các dưỡng chất đóng vai trò quan trọng trong bảo vệ hệ cơ gồm:

3.5.1. Canxi

Là yếu tố quyết định đến sự chắc khỏe của xương – là nơi neo bám của các cơ đồng thời là yếu tố quyết định đến phản ứng co duỗi cơ. Canxi được cung cấp đầy đủ sẽ giúp hoạt động co duỗi cơ diễn ra thuận lợi đồng thời các vị trí neo bám của cơ cũng được đảm bảo. Một số món ăn giàu Canxi cho bạn gồm: Nước hầm xương, sữa, tôm, cá nhỏ, nghêu, sò…

Magie là thành phần quan trọng trong cấu tạo xương

Magie là thành phần quan trọng trong cấu tạo xương

3.5.2. Magie

Tương tự như Canxi, Magie cũng là thành phần quan trọng trong cấu tạo của xương, 50 – 60% Magie của cơ thể được dự trữ trong xương và đa số phần còn lại được dự trữ trong cơ. Một số món ăn nhiều Magie bạn nên biết: Các loại rau xanh (rau cải, rau bina, súp lơ…), các loại hạt (hạnh nhân, lạc, hướng dương, gạo lứt…) Các loại quả (Bơ, chuối…), sữa, thịt….

3.6. Bước 6: Theo dõi bệnh chặt chẽ

Để ngăn chặn bệnh tiến triển quá mức, người bệnh cần chủ động theo dõi tình trạng đau của mình để có hướng xử trí kịp thời. Sau thời gian trị liệu nếu cơn đau không có dấu hiệu thuyên giảm mà còn trở nặng hơn thì người bệnh cần đến các cơ sở y tế để được bác sỹ thăm khám và thay đổi giải pháp cho phù hợp.

4. Một số loại thuốc điều trị đau cơ lưng

Trong một số trường hợp, khi cơn đau nhiều ảnh hưởng đến hoạt động thường ngày, người bệnh có thể cân nhắc sử dụng các thuốc điều trị đau cơ lưng. Tuy nhiên, không nên quá lạm dụng để tránh gặp phải những tác dụng phụ không mong muốn.

4.1. Thuốc tây y điều trị đau cơ lưng

Các loại thuốc điều trị đau cơ lưng

Các loại thuốc điều trị đau cơ lưng

Thuốc giảm đau có Acetaminophen: Acetaminophen hay chính là hoạt chất Paracetamol có chứa trong các thuốc: Tylenol, Panadol, Paracetamol, Efferalgan….. Nhóm hoạt chất này có tác dụng ức chế sự dẫn truyền ở các vùng thần kinh ngoại biên làm giảm những cơn đau lưng nhẹ đến đau lưng vừa

  • Thời gian tác dụng: Sau khoảng 30 phút sau khi uống thuốc.
  • Tác dụng phụ: Mẩn ngứa, mề đay, rối loạn tạo máu…
  • Tương tác thuốc: Thận trọng khi sử dụng với các thuốc kháng sinh isoniazid và không sử dụng Paracetamol sau khi đã uống rượu
  • Chống chỉ định: Người suy gan, suy thận và dị ứng với thuốc
  • Lưu ý: Không uống thuốc với liều cao và uống quá 10 ngày.

4.2. Thuốc đông y điều trị đau cơ lưng

Trong khi các thuốc Tây y ẩn giấu nhiều nguy cơ về tác dụng phụ thì các biện pháp Đông y cho sự an toàn cao hơn nên người bệnh có thể an tâm sử dụng.

Thuốc điều trị đau cơ lưng từ Đông y được ưu tiên sử dụng là dầu tỏi. Bạn có thể kết hợp đồng thời dầu tỏi với một số loại dưới đây để có tác dụng tốt nhất:

4.2.1. Dầu tỏi và dầu bạch đàn

Cách thực hiện: Lấy 10 tép tỏi giã nát sau đó thêm dầu bạch đàn khoảng 2-3 thìa cà phê, đảo đều rồi đắp lên vùng lưng bị đau. Đắp hỗn hợp trong khoảng vài giờ rồi tắm lại bằng nước ấm để trị liệu đau lưng tốt nhất.

4.2.2. Dầu tỏi và nghệ

Lấy vài tép tỏi, giã nát chung với một vài ít nghệ tươi rồi hòa vào một ly nước. Thêm 1 một chút mật ong để điều vị rồi lọc lấy nước uống trực tiếp 2 lần/ngày cho đến khi các triệu chứng giảm. Dầu tỏi nghệ tươi uống sau bữa ăn khoảng 30 phút.

Trên đây là tổng hợp thông tin về bệnh lý đau cơ lưng và thuốc điều trị đau cơ lưng cũng như phương pháp hỗ trợ điều trị. Rất hy vọng sau bài viết này của chúng tôi bạn sẽ tìm được biện pháp phù hợp để khắc phục bệnh lý đau cơ lưng. Chúc bạn luôn khỏe!

ĐẶT HÀNG NHANH
Vui lòng nhập thông tin đặt hàng của bạn. Đối với sản phẩm có kích cỡ (size), chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ với bạn qua điện thoại để tư vấn sản phẩm phù hợp.
 

Để quay lại trang đang xem nhấn vào nút X ở góc trên bên phải.

YÊU CẦU DISKDR TƯ VẤN
Bạn cần tư vấn về sản phẩm phù hợp cho bệnh cột sống? Hãy để lại thông tin, chuyên gia của chúng tôi sẽ gọi điện tư vấn cho bạn.

Để quay lại trang đang xem nhấn vào nút X ở góc trên bên phải.